Tin tức - pháp luật 2011-11-26 10:03:52

GS Hoàng Tụy: Giáo dục kém nên người xấu nhiều, vô cảm...


[justify] "Từ trước đến nay người lớn vẫn dạy trẻ con phải làm những điều tốt lành, cao cả nhưng thực sự họ lại không làm như thế mà phần nhiều họ làm ngược lại. Đó là biểu hiện của sự xuống cấp của đạo đức xã hội"… - GS Hoàng Tụy, Nhà Toán học tiêu biểu của Việt Nam.[/justify]





Khi nỗi đau về sự mất mát của 3 em nhỏ Tống Địch Oai, Nguyễn Nhất Duy và Lê Đồng Tính học sinh lớp 11A2, trường THPT Lê Lợi (huyện Đồng Xuân, Quảng Ngãi) dũng cảm xả thân mình cứu bạn chưa nguôi ngoai, những thông tin về một vụ đâm xe của 3 thanh niên gây ra tai nạn rồi bỏ chạy, để mặc nạn nhân nằm gục trong vũng máu đã khiến dư luận lại đau thêm một lần nữa bởi cách ứng xử tồi tệ này lại xảy ra giữa những người lớn với nhau - những người được coi là thế hệ đi trước, đáng ra phải là tấm gương cho những mầm non tiếp bước noi theo.

[justify]Với một góc nhìn thắng, Nhà giáo, Nhà nghiên cứu Giáo dục Phạm Toàn (khi viết văn có bút hiệu là Châu Diên); Giáo sư Hoàng Tụy, nhà Toán học tiêu biểu của Việt Nam đã có những chia sẻ và nhân đó bàn thêm về sự đối lập của hai lối hành xử này.[/justify]


Nhà giáo Phạm Toàn. Ảnh PL.TPHCM

[justify]Nhà giáo, Nhà nghiên cứu Giáo dục Phạm Toàn: Thiếu phẩm chất tốt là sản phẩm của một nền giáo dục không tốt[/justify]




"Một khi là cộng đồng phải biết sống với nhau, nương tựa vào nhau và phải cùng tổ chức cuộc sống hạnh phúc với nhau".


-Nhà giáo Phạm Toàn-
[justify]Trẻ em vốn tự nó đã có lòng khẳng khái, lòng nhân ái. Những hành vi của các em người ta gọi là những hành vi ngẫu nhiên. Giữa những hành vi ngẫu nhiên như thế nó đã mang những phẩm chất tốt. [/justify]

[justify]Ví dụ, có những em nhặt được hàng tỉ đồng đã mang trả lại, đó là hành vi ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của nhà trường là phải tổ chức cho những hành vi ấy nó được thực hiện một cách có ý thức. Nhưng những hành vi tốt lành như thế lại là cái mà người lớn thiếu vắng. Điều này chứng tỏ, người lớn là người đã từng học nhà trường nào đó, nhưng họ không được giáo dục đầy đủ.[/justify]

[justify]Như vậy, chỉ có thể là: Họ là sản phẩm của một nền giáo dục không tốt. Họ đứng trước một cuộc sống bấp bênh, tương lai bấp bênh nên họ bị thoái hóa đi, bị tha hóa đi dù có sự giáo dục tốt. [/justify]

[justify]Với cả hai nguyên nhân trên, chỉ có thể giải quyết bằng cách chúng ta phải làm cho cuộc sống của dân giầu có lên, ấm no lên, học hành đầy đủ. [/justify]

[justify]Nhiều khi nó còn liên quan đến luật lệ nữa. Ví dụ như anh trông thấy người bị tai nạn mà anh không giúp đỡ thì theo luật lệ anh có thể bị phạt. Vậy thì luật lệ phải được tăng cường, việc tôn trọng luật lệ phải được thể hiện ở việc các quan chức không được tham nhũng nữa, đời sống phải dân chủ hóa lên…[/justify]

[justify]Tôi lấy ví dụ như ở Mỹ ngày xưa khi mới lập nước, họ rất nghèo, chính phủ yêu cầu dân không được uống rượu. Thế là người dân tự thành lập hội những người không uống rượu, họ đi tới các quán rượu, tới từng làng một, họ dán những tờ giấy với nội dung: mỗi tuần bạn chỉ nên uống vào tối thứ 7, mỗi lần uống bạn chỉ nên uống một ly thôi. Lúc đó, lòng yêu nước của người ta phải được tự do thì mới có những hành động tốt. Còn lòng yêu nước mà người ta phải xin phép mới được làm thì người ta không làm nữa thì người ta vô cảm.[/justify]

[justify]Nền giáo dục của ta xưa nay chỉ dựa vào những lời khuyên, mà lời khuyên ấy một là khuyên đúng, hai là khuyên đúng mà người ta không nghe, và ba là lời khuyên ấy là… đạo đức giả. Tức là mình không tin nhưng mình cứ khuyên. Với những nguyên nhân như thế cho nên tất cả những lời khuyên ấy như "nước đổ đầu vịt". [/justify]

[justify]Trong việc biên soạn sách chúng tôi thay lời khuyên bằng môn tổ chức lối sống cho trẻ em. Trong nghiên cứu tâm lý trẻ em, ta thấy rằng nếu áp đặt cho trẻ thì nó không thích và nó không làm nhưng nếu nó tự đặt ra luật thì nó sẽ tự theo. Tức là cái gì nó tham gia, nó làm ra thì nó theo, phải để cho nó đồng ý làm mọi việc. Qua cái nó làm mọi việc ấy thì ta rèn cho nó một cái tính tự lực. Tiếp đó là dạy cho các em sống ở trong cộng đồng, nếu ở một mình thì anh muốn tùy tiện thế nào cũng được nhưng làm việc từ 2 - 3 người trở lên thì phải có kế hoạch, phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Đã sống cộng đồng thì phải biết sống với nhau, nương tựa vào nhau và phải cùng tổ chức cuộc sống hạnh phúc với nhau. Trong đó còn dạy cho các em không có thái độ vô cảm.[/justify]

[justify]Về việc dạy dỗ con cái, tôi thấy thế này: Văn hóa nó cũng như mưa dầm thấm lâu, còn văn minh thì có thể trong một đêm ngủ dậy sáng mai đã trở thành nhà tư bản. Văn hóa phải dần dần, làm thế nào sống với người già, sống với người lớn, sống với trẻ em, sống với người lạ, ứng xử trong suốt một cuộc đời thì cái đó còn phải học, xây dựng dần dần, tổ chức dần dần. Đấy là những điều mình đã dạy con mình. [/justify]

[justify]GS. Hoàng Tụy: Hiện tượng xuống cấp đạo đức như vậy càng ngày càng phổ biến[/justify]


GS. Hoàng Tụy




"Không chống được tham nhũng và để xã hội xuống cấp thì xã hội nhất định sẽ xuống cấp về đạo đức".


-GS. Hoàng Tụy-
[justify]Những nghĩa cử cao đẹp của các em ở đâu cũng có. Chỉ có vấn đề là hiện nền giáo dục nước ta còn kém cho nên số người xấu nhiều. Ngay từ trong trẻ em, học sinh các trường cũng bị ảnh hưởng cả cho nên tương lai sẽ không tốt cho xã hội.[/justify]

[justify]Tại sao xã hội lại lắm chuyện trẻ em hay người lớn có những hành vi tệ hại như ở Trung Quốc hiện nay? Nhưng có lẽ ở Việt Nam chúng ta cũng không thiếu. Một trẻ em bị xe cán mà mọi người vẫn thản nhiên đi qua như vậy thì ở Việt Nam chắc không thiếu những chuyện vô cảm như thế đâu. Rồi những cái chuyện tàn bạo đối với trẻ em cũng rất nhiều. Rồi những cái chuyện ngay trẻ em với nhau, bạo lực học đường cũng biết bao nhiêu chuyện.[/justify]

[justify]Và người lớn đối xử với nhau cũng tệ bạc không kém. Rất nhiều chuyện, ngày nào ở trên báo cũng có những chuyện như vậy. Điều đó chứng tỏ đạo đức xã hội xuống cấp. Tại sao đạo đức xã hội xuống cấp thì câu hỏi đấy là câu hỏi lớn. Nhưng cũng đã có nhiều người nói rồi. Người dân Việt Nam, xã hội Việt Nam từ xưa đến nay không phải là một xã hội xấu đến vậy, người ta không ứng xử với nhau tệ hại như vậy. Nhưng tại sao ở giai đoạn này nó xấu đến vậy thì tất cả chúng ta phải thấy là rất nguy hiểm.[/justify]

[justify]Từ trước đến nay người lớn vẫn dạy trẻ con phải làm những điều tốt lành, cao cả nhưng thực sự họ lại không làm như thế mà phần nhiều họ làm ngược lại. Đó là biểu hiện của sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Đây không chỉ là người lớn bình thường mà có cả những người lãnh đạo tham nhũng. Tại sao đạo đức lại như thế này? Tại sao tham nhũng tràn lan trong xã hội như thế?[/justify]

[justify]Còn những người dân họ đối phó lại bằng cách khác. Nếu trong bộ máy có nhiều hiện tượng tham nhũng thì ngoài xã hội sẽ có nhiều người lừa đảo. Và những hiện tượng xuống cấp đạo đức như vậy càng ngày càng phổ biến. Đó là cái giá phải trả. Như vậy cho nên không chống được tham nhũng và để xã hội xuống cấp thì xã hội nhất định sẽ xuống cấp về đạo đức. Và từ xuống cấp đạo đức thì tất cả mọi chuyện khác nó sẽ để lại hậu quả rất tai hại.[/justify]

[justify]Tôi chỉ nhấn mạnh một điều, trong xã hội hiện nay, giáo dục, văn hóa và đạo đức đã xuống cấp, cho nên nó biểu hiện ra ở tất cả những thể hình như vậy. Và đó là báo động đỏ.[/justify]

[justify]
[/justify]
[justify]Theo phunutoday[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đọc và suy ngẫm đi các thanh niên ! 3bathing3 3bathing3[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)