Bóng đá 2011-07-29 14:39:31

Goetz - 'ứng viên đỗ vớt' đã lấy được lòng tin


[size=1]Goetz - 'ứng viên đỗ vớt' đã lấy được lòng tin[/size] [size=2]Falko Goetz vừa lấy được lòng tin của CĐV Việt Nam với trận thắng ấn tượng 2-1 trước Qatar. Nhưng chỉ mới 2 tháng trước, cái tên Goetz gần như đã chính thức bị gạch khỏi vị trí kế nhiệm HLV Calisto.

[/size] [size=3]Khi HLV nhiều uy tín Calisto rời bỏ đội tuyển, Falko Goetz còn là một cái tên chưa ai biết tới ở Việt Nam.[/size]

[size=3]Việc ông Calisto bất ngờ rời tuyển Việt Nam tới Muang Thong (Thái Lan) hồi tháng Ba khiến VFF bối rối. Ở thời điểm đó, đội U23 và đội tuyển quốc gia đang đến kỳ chuẩn bị gấp rút cho vòng loại Olympic London 2012 và World Cup Brazil 2014. Cuộc tuyển chọn trên diện rộng diễn ra sau đó và chỉ ít ngày, VFF đã thu được gần 40 hồ sơ của các ứng viên đến từ khắp các châu lục.[/size]

[size=3][/size]
[size=3]HLV Goetz cùng học trò miệt mài tập luyện trước trận lượt về trên sân Mỹ Đình. Ảnh: H.H.[/size]
[size=3]Xét theo tiêu chí hiểu biết bóng đá châu Á, Đông Nam Á, mức lương vừa phải, VFF chọn ra 5 ứng viên cuối cùng. Hans Juergen Gede, Franz Goetz, Pierre Lechantre, Steve Sampson, Eduardo Martinho Viganda là những người lọt vào vòng “chung kết”. Pierre Lechantre và Martinho Viganda vì đòi lương quá cao nên bị loại. Steve Sampson không muốn làm việc ngoài nước Mỹ. Chốt lại, cuộc đua tới ghế HLV trưởng đội tuyển Việt Nam chỉ còn hai người Đức: Hans Juergen Gede và Franz Goetz.[/size]

[size=3]Cuộc đua tay đôi giữa hai HLV người Đức chúng kiến ưu thế của Hans Juergen Gede. Năm 2008, ông này từng nằm trong tầm ngắm của VFF nhưng bị Henrique Calisto loại. Gede từng nhiều năm làm việc ở châu Á và đề nghị mức lương 22.000 USD mỗi tháng. Nhờ những tiêu chí này, Gede trở thành ưu tiên số một của VFF. Việc thương lượng diễn ra suôn sẻ. Gede sau đó thậm chí còn ký hợp đồng ghi nhớ sẽ làm việc tại Việt Nam. Theo kế hoạch của VFF và Gede, bản hợp đồng chính thức sẽ hoàn tất vào cuối tháng Năm. Lúc đó, người ta nghĩ rằng đã có thể quên đi cái tên Franz Goetz.[/size]

[size=3]Sát thời gian này, VFF đón “khách quý”: Cựu ngôi sao Barcelona, huyền thoại bóng đá Bulgaria, Stoichkov đột nhiên tới Việt Nam, đặt vấn đề thăm và làm việc với VFF. Liên đoàn khá bất ngờ và thụ động trước chuyến thăm của Stoichkov. Giới truyền thông đồn thổi, Stoichkov sắp trở thành HLV tuyển Việt Nam. Thông tin này thậm chí còn khẳng định, một doanh nghiệp lớn sẽ giúp VFF chi trả lương cho huyền thoại người Bulgaria. Thực tế thì chuyến viếng thăm trụ sở VFF của Stoichkov chỉ là xã giao. Thông tin huyền thoại người Bulgaria có thể thay H.Calisto chỉ là chiêu quảng cáo của doanh nghiệp mời ông đến Việt Nam.[/size]

[size=3]Gede lẽ ra đã đến Việt Nam vào cuối tháng Năm như dự định. Nhưng sát ngày tới Hà Nội, vị HLV này nhận được lời mời hấp dẫn của bóng đá Iran. Một CLB của nước này sẵn sàng trả cho Gede mức lương lên tới 55.000 USD mỗi tháng, hơn gấp đôi so với mức lương được trả nếu làm việc ở Việt Nam. Gede lập tức nhận lời và khăn gói tới Iran, bỏ qua những gì đã thương lượng với phía Việt Nam.[/size]

[size=3]Gede “lật kèo” phút cuối, VFF gần như không có chọn lựa khác ngoài Goetz. Chỉ sau vài cuộc điện thoại đường dài, Goetz đã chấp nhận đến Việt Nam. Ngày 6/6, cựu HLV Hertha Berlin tới Hà Nội, ký vào bản hợp đồng kéo dài 2 năm với VFF. Ông nhận mức lương 22.000 USD mỗi tháng và ngay trước mắt, có nhiệm vụ đưa U23 Việt Nam giành HCV SEA Games 26.[/size]

[size=3]Goetz, ngoài ấn tượng về một người lịch lãm, thông minh, không được đánh giá cao ở những ngày đầu đến Việt Nam. Ông bỏ mặc đội U23 cho trợ lý Phan Thanh Hùng. Cho tới khi dẫn dắt tuyển Việt Nam thắng Macau 13-1 sau hai lượt trận, Goetz vẫn chưa thuyết phục được giới chuyên môn bởi bại tướng của ông quá yếu.[/size]

[size=3]Tiếp theo đó, Goetz để thua Qatar 0-3 trên sân khách. Những hoài nghi về tài năng, khả năng thích nghi của Goetz lớn dần. Giới chuyên môn nhận định, Goetz gặp phải nhiều bài toán khó. Suốt từ năm 2008, tuyển Việt Nam đã quen nếp chơi phòng ngự phản công. Cũng từ thời điểm đó, sức mạnh của đội tuyển phụ thuộc vào những cầu thủ từng vô địch Đông Nam Á năm 2008. Trong số này, rất ít người giữ được phong độ hoặc khát vọng chinh phục. Thứ “kỷ luật thép” mà Goetz áp dụng có nguy cơ phản tác dụng khi ngay ở lần đầu tiên, đã có vài người tỏ thái độ không hài lòng…[/size]

[size=3][/size]
[size=3]Vị HLV tỉ mỉ kiểm tra mặt sân Mỹ Đình.[/size]
[size=3]Không để ý đến hoài nghi, với triết lý "lao động tìm chiến thắng", Goetz miệt mài luyện rèn cùng học trò mới – những cầu thủ mà chủ yếu do các trợ lý giới thiệu. Trước giờ tái đấu Qatar, từ VFF, giới chuyên môn và cả một bộ phận CĐV, ít người dám tin tuyển Việt Nam có thể thắng đối thủ ở đẳng cấp cao hơn này. Riêng Goetz vẫn lên gân rằng cơ hội chưa phải đã tắt hẳn![/size]

[size=3]Thực tế thì niềm tin của Goetz đã được đền đáp. Học trò của ông đã chơi tốt trước Qatar. Tấn công áp đảo, phối hợp sắc sảo và có hai bàn thắng làm nên cuộc ngược dòng ngoạn mục ở Mỹ Đình. Tỷ số 2-1 không đủ để lật ngược thế cờ nhưng nó giúp cho tuyển Việt Nam ngẩng đầu rời cuộc chơi. Bản thân Goetz với chiến thắng này, đã xóa đi hầu hết những nghi ngờ về tài năng và nhiệt huyết. Hình ảnh lăn xả, lối chơi tấn công đa dạng, có mảng miếng của tuyển Việt Nam đã gieo vào lòng CĐV niềm tin chiến thắng. Rằng Goetz có đủ khả năng nâng cấp hay ít nhất là làm lại đội tuyển vốn quá cũ kỹ về con người, lối chơi thời hậu Calisto, để chinh phục những vinh quang mới.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)