[/justify]
[justify]“Thiên đường”… khói thuốc[/justify]
Ra cà phê “bệt” để… đốt thuốc. |
[justify]Vừa châm điếu Jet, M.T.H (24 tuổi, nhân viên thiết kế) cho hay: “Uống ly cà phê mà không có điếu thuốc khó chịu lắm”. Nhắc đến quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, H cười: “Quy định mà có thấy ai bị… phạt đâu. Nói thật là ở văn phòng cũng ngại nên những lúc ngồi đây phải tranh thủ, có nhiều người thế nên mình đốt thoải mái mà không thấy ngượng”.[/justify]
[justify]Đặc biệt, nhiều bạn không phải là “tín đồ” của thuốc lá nhưng cho rằng đó là chuyện bình thường trong không gian này. “Ra đây là để thoải mái mà nên không có gì phải bận tâm cả”, cô bạn trong nhóm của H nói về ý kiến của mình.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra khó chịu với tình trạng khói thuốc “bao trùm” xung quanh. “Buổi trưa ở đây rất đông, phải ngồi sát vào nhau. Nhìn quanh ở đâu cũng mùi khói, mình thì ho sặc sụa. Đây là môi trường chung của nhiều người, lẽ ra mọi người cần ý thức hơn”.[/justify]
[justify]Người đi, rác để… lại[/justify]
[justify]Không chỉ vậy, thương hiệu cà phê “bệt” của các bạn trẻ Sài Thành cũng trở nên nhếch nhác hơn khi bao nhiêu vỏ chai, ly nhựa, ống hút, vỏ dừa, đến những hộp xốp đựng cơm… dùng xong được nhiều người “vô tư” bỏ lại trước khi “nhổ neo”.[/justify]
[justify]Vài phút sau, một nhóm khác vào thế chỗ, mọi người dường như quen với việc này nên nhẹ nhàng gạt đống rác sang bên cạnh… Cứ vậy, lớp rác này chồng lên lớp rác kia, còn những thùng rác đặt trong khuôn viên bỗng trở nên vô tác dụng.[/justify]
[justify]Cũng từ đây, có hẳn một đội ngũ cả chục người chuyên đi nhặt những thứ bỏ đi này để mưu sinh. “Mỗi ngày tôi gom được cả trăm ly nhựa đựng nước uống. Chẳng lúc nào gom hết được vì hết lớp này lại có lớp khác. Chẳng mấy đứa bỏ hộp dùng xong vào thùng rác đâu”, nhặt ly nhựa vào bao tải, đồng thời gom mấy vỏ trái dừa của 3 cô gái để lại, cô Huyên, một người nhặt rác tại đây lắc đầu.[/justify]
[justify]Thực tế, cô Huyên nói không quá lời, thật khó để tìm thấy bạn trẻ nào có ý thức giữ vệ sinh chung nơi công cộng. “Ai cũng để vậy thì mình… cũng vậy thôi. Để đây rồi cũng có mấy người nhặt rác đến gom mà”, một bạn nữ tên Xuân (quận 3) vô tư cho biết.[/justify]
[justify]Nói về những hình ảnh “trái mắt” tại cà phê “bệt”, Nguyễn Thị Nhung (ĐH Công nghiệp TP HCM) bộc bạch: “Hôm trước mình nhắc một người cho rác vào thùng trước khi đi để mình ngồi thì bị đáp lại “Kệ cha mày”. Thế nên giờ mình giảm ngồi ở đó hơn rồi”.[/justify]
[justify]Không chỉ dừng lại ở đó, Nhung cho biết thêm về tình trạng một số đôi uyên ương bày tỏ tình cảm quá lộ liễu ở khu cà phê “bệt”: “Đây là khu vực trung tâm, là chỗ tụ tập vui chơi chứ đâu phải chốn hẹn hò. Thế mà nhất là buổi chiều tớ thấy nhiều đôi ngang nhiên âu yếm lộ liễu ngay ở mặt tiền công viên, nhìn kệch cỡm lắm!”.[/justify]
[justify]Một số hình ảnh được ghi lại ở khu cà phê "bệt" Hàn Thuyên:[/justify]
Người đã “nhổ neo”, rác vẫn… ở lại. |
Những thùng rác trở nên vô tác dụng. |
Ý thức của người trẻ sẽ làm lung lay “thương hiệu” cà phê “bệt”? |