Sốc không? Câu nói này của một người trẻ tuổi khi xem trương trình thời sự chiếu những cảnh thương tâm, khi số người thiệt mạng ngày càng nhiều của 2 cuộc thiên tai gần đây nhất. Phải chăng đó chỉ là lỡ mồm của một số ít những bạn trẻ mới chỉ kịp lớn về thể xác mà chưa đủ lớn về tâm hồn?
Vô tâm hay sự ích kỷ xấu xí.
Xin hỏi? Ai là người nắm quyền cao nhất trong bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay?
Bạn ơi, cho mình hỏi gần đây có hàng quần áo thời trang nào “hot” không?
Tôi đã nhận được cái lắc đầu với câu hỏi đầu tiên và sự tích cực chỉ đường ở câu hỏi thứ hai. Một số Teen bây giờ không chỉ thờ ơ với lịch sử đất nước mà còn cả đối với hiện tại nữa. Ừ thì thông cảm cho teen, lịch sử dù sao cũng đã xưa rồi, thế còn bây giờ thì sao? Bạn có cảm thấy đỏ mặt không khi một người nước ngoài hỏi bạn người đất nước ta vừa tổ chức quốc tang là ai? Tại sao lại người dân Việt Nam lại cảm thấy mất mát khi chú “Sáu Dân” ra đi? Chuyện “Lê Lai là anh Lê Lợi” hay “Nguyên Khuyến có họ hàng với Nguyễn Du” chẳng còn là một câu chuyện cười giải trí mà là cười ra nước mắt!
Ừ thì chuyện chính sự các bạn chẳng quan tâm, chuyện của các bạn hiện nay chỉ là học sao cho tốt, sống sao cho khỏe, và .. mặc sao cho mốt. Mối quan tâm của giới trẻ bây giờ tập trung dường như quá nhiều vào thời trang và âm nhạc. Thậm chí tên của những “hot boy và hot girl” các bạn còn nhớ hơn tên của người thân, họ hàng trong gia đình. “Tớ chỉ quan tâm đến mục thời trang và nhạc quốc tế khi xem một tờ báo”
Teen có thể buôn dưa lê hàng tiếng đồng hồ về bạn này bạn kia, shop này shop khác nhưng lại không buồn để ý xung quanh mình xảy ra chuyện gì? (Ảnh minh họa)
[justify]Còn một phần lớn các bạn lại chỉ tập trung vào sách vở, thử hỏi một con mọt sách chính hiệu chỉ biết học thật giỏi nhưng lại chưa bao giờ quan tâm đến thực tế liệu có làm được việc trong một xã hội xô bồ như hiện nay?
Từ sự thờ ơ đến sự "Vô cảm nhẫn tâm"
“Lá lành đùm lá rách” vẫn là tôn chỉ trong các trương trình quyên góp vì người nghèo của đất nước ta. Với cảnh gia tăng lạm phát như hiện nay người khổ nhất chính là dân nghèo. Những bạn trẻ sống trong gia đình khá giả liệu có quá vô tình khi nhìn thấy những người ăn xin bẩn thỉu và nhơ nhớp là tránh như “tránh hủi”? “ôi giời, tối ngày quyên góp, tiền đâu mà lắm thế?”
Bạn này tiếc vài nghìn đồng khi quyên góp cho trẻ em nghèo và những người gặp tai ương ở miền Trung nhưng sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp 2 lần nó cho một cốc chè và gấp chục lần số tiền đó cho một cái áo?
Người Việt trẻ vô cảm với ngay cả gia đình mình, khi bố mẹ hì hục mướt mồ hôi từ sáng đến tối chỉ để nuôi gia đình và mang lại cho con cái một cuốc sống đầy đủ nhất có thể. Nhưng giới trẻ lại coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sinh ra mình, “bố mẹ đừng cằn nhằn chuyện tiền nong nữa, đau đầu” đây có phải là câu nói của một người con có hiếu? Phải chẳng đến khi làm cha làm mẹ những người con mới hiểu ra được tấm lòng của những bậc sinh thành? [/justify]
Bạn có thể rất thời trang, rất sành điệu, nhưng bạn sẽ biến mình thành người trẻ "vô cảm" nếu thờ ơ với mọi người…
[justify]Có nên bi quan về giới trẻ ?
Câu trả lời vẫn là không nên, tuổi trẻ vẫn là tuổi có nhiều biến động nhất, với phương tiện truyền thông, với trường lớp và với chính sự nhận thức của các bạn trẻ. Ngày mai sẽ khác, các bạn sẽ nhận ra đâu mới đúng là thứ các bạn cần quan tâm chứ không phải đơn thuần là những trương trình giải trí.
Hơn nữa, những bạn trẻ vô tâm chỉ chiếm một số nhỏ trong những người con, người chủ tương lai của đất nước.
Nhưng, đôi khi, vẫn không khỏi giật mình thảng thốt…[/justify]
Theo Kenh14