[/size][size=2] - Không phải lần đầu những bạn trẻ cuồng Kpop bị báo chí 'điểm mặt chỉ tên' nhưng có lẽ chưa bao giờ làn sóng phản ứng lại dữ dội như hiện tại.[/size]
Vừa qua, một bản tin truyền hình đã nêu lên vấn đề văn hoá thấn tượng của tuổi mới lớn, cho thấy bạn trẻ ngày nay cuồng mộ thần tượng ra sao, đặc biệt là với thần tượng Hàn Quốc. Qua bản tin, các nhà báo đã cho thấy thực trạng trẻ vị thành niên sẵn sàng "sống chết" vì thần tượng, bỏ học đi đón thần tượng ở sân bay, chửi cha mẹ vì bị ngăn cấm theo đuổi giấc mơ thần tượng… Bên cạnh đó, bản tin còn thực hiện việc lấy ý kiến của phụ huynh và bình luận của chuyên gia về vấn đề này.
Ngay sau khi đài truyền hình phát sóng tin tức nói trên, các diễn đàn người hâm mộ làn sóng Hàn Quốc (fan Kpop) lập tức nóng lên bởi những bình luận, ý kiến xung quanh sự vụ này.
Lập hội anti (ghét) báo đài "nói xấu" fan Kpop
Thành viên của những người hâm mộ nhóm nhạc Super Junior (thường được gọi là ELF) đã thành lập Hội phản đối người biên tập biên và đài truyền hình làm nên bản tin. Hội này hiện tồn tại dưới dạng trang mạng xã hội và có khoảng gần 300 thành viên, liên tục cập nhật những bài viết bày tỏ thái độ phẫn nộ và cảm giác bị "bôi nhọ" của các thành viên ELF.
Cùng với những lời lẽ không mấy thiện cảm, nhóm bạn trẻ lập nên hội này còn dẫn chứng nhiều câu chuyện bên lề nhằm giảm uy tín của người làm báo cũng như bài báo.
Tuy nhiên, thay vì nhận được sự đồng tình của mọi người thì hộilại nhận được không ít "gạch, đá" từ cộng đồng mạng.
Để phản pháo lại những fan cuồng Kpop, một hội khác đã được lập ra trên mạng xã hội với dụng ý ngược lại. Tại đây, các bạn trẻ lên tiếng ủng hộ nhà đài, cho rằng truyền hình đã giúp các bậc phụ huynh và chính những bạn trẻ mới lớn có cái nhìn thẳng thắn hơn về việc văn hoá thần tượng ở Việt nam hiện nay.
Ngay dưới bài viết đăng tải clip bản tin lên án các fan cuồng Kpop có khá nhiều bình luận phản đối. |
Giới hạn về ngôn từ trong cuộc khẩu chiến giữa các fan và anti fan Kpop bị phá vỡ hoàn toàn khi các bạn trẻ sẵn sàng "ném vào mặt nhau" những từ ngữ thoá mạ nhân phẩm và sử dụng cả biện pháp đe doạ để khẳng định tình yêu thần tượng. Thậm chí, người hâm mộ tuổi teen không ngần ngại gạt bỏ gia đình, thầy cô và cả đất nước để chọn lấy thần tượng.
Minh chứng cụ thể nhất cho hiện tượng này là sự việc: một bạn có nick name ELFfSuJu đăng tải trên diễn đàn bài viết thể hiện sự cuồng nộ của mình trước bản tin của nhà đài: "Tại sao dám động đến ELF và Suju. Chỉ biết ghen tị và vu oan. Thật phí công và phí tiền khi ELF từng quyên góp từ thiện, mọi cố gắng của chúng ta đều bị vứt bỏ".
Bài viết của bạn trẻ này còn có nhiều lời "khủng khiếp" hơn, và đã gây choáng cho tất cả những ai từng đọc nó. Dù là những người trẻ tuổi, thường xuyên có mặt tại các diễn đàn cũng "không thể ngờ được lại có loại người này".
Ngoài trường hợp gây sốc kể trên, không ít fan Kpop khác cũng đang "xù lông nhím" với búa rìu dư luận bằng cách đăng đàn chửi đổng.
Hiện nay, trên khắp các diễn đàn, cư dân mạng vẫn tiêp tục tranh luận về fan Kpop. Tất nhiên, lực lượng fan cuồng Kpop chỉ là thiểu số so với những người phản đối nó. Song, không vì thế mà tính chất "manh động" của những bạn trẻ thiểu số này không khiến người ta phải lo lắng. Cụ thể là, một vài diễn đàn mạng đã xuất hiện lời đe doạ của các fan tuổi teen rằng "sẽ lấy lại công bằng cho các anh", đồng thời đã có những tên tuổi ra mặt phản đối Kpop bị lực lượng fan cuồng "điểm danh".
Làn sóng tranh đấu giữa fan và anti fan Kpop đã vượt ngoài tầm kiểm soát của người trong cuộc và có thể trở thành mầm mống phát sinh những hệ quả không mong muốn. Trong lúc này, một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông khuyên rằng, các bạn trẻ cần phải bình tĩnh, nhìn nhận sự việc theo nhiều chiều hướng khác nhau và coi lại chính bản thân mình mình để biết rằng cái gì là đúng, cái gì sai, điều gì nên nói và không nên nói trong lúc này.