[size=4]
[/size]
[size=4]Từ chạy theo trào lưu[/size]
[size=4]Thấy cậu bạn cùng lớp vừa tậu chú iPhone 3G, Trang cũng về nhà năn nỉ bố mẹ mua cho bằng được. “Mình muốn dùng Iphone lâu rồi nhưng chưa có dịp. Giờ mấy bạn cùng lớp dùng nhiều nên về nhà dễ năn nỉ bố mẹ hơn” – Trang bộc bạch.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Nguyễn Minh Trang đang là sinh viên năm nhất, Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trước khi đổi sang dùng iPhone 3G, Trang đang dùng chiếc Sony Ericsson W595 mới tậu giữa năm ngoái khi Trang đỗ đại học.[/size] [size=4]
[/size]
[size=4][/size]
[size=4]Ảnh minh họa[/size]
[size=4]—–[/size][size=4]
[/size] [size=4]Khi được hỏi tại sao chiếc điện thoại Trang đang dùng còn mới, cũng đầy đủ các tính năng nghe nhạc, quay phim, chụp hình mà vẫn muốn đổi điện thoại, cô nàng bày tỏ: “Iphone 3G đang hot mà, không nhanh thì mình chưa kịp “sờ” người ta đã đổi sang dòng khác rồi ấy chứ. Với lại dùng một loại lâu ngày cũng chán, thỉnh thoảng thay đổi cho đỡ nhàm”. Trang là con một, gia đình khá giả nên việc đổi điện thoại cho “đỡ nhàm” không mấy khó khăn.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Hoàng Ngọc Thái (Lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội) đang sở hữu chiếc điện thoại Nokia E72 giá gần 8 triệu đồng. Thái sử dụng điện thoại từ cuối năm lớp 9, tính đến nay đã đổi 4 đời điện thoại. Năm ngoái thấy nhiều bạn chơi BlackBerry Thái cũng đòi bố mua cho bằng được. Và khi E72 thịnh hành, Thái lại chuyển sang dùng E72 cho “nó hợp mốt”.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Đương nhiên một cậu học sinh cấp ba không thể tự kiếm ra hàng chục triệu đồng để thay đổi điện thoại liên tục như vậy. Cũng giống như Trang, Thái là con một nên được ba mẹ hết mực cưng chiều. Việc đổi điện thoại hay laptop đối với cậu dễ như cơm bữa.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Cuộc chạy đua này không chỉ có những “cậu ấm, cô chiêu” mà còn xuất hiện nhiều bạn trẻ trong giới học sinh, sinh viên xa nhà.
[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Các bạn trong lớp không khỏi ngỡ ngàng khi thấy Nguyễn Lan H (SV năm thứ hai, Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đổi đến 2 đời điện thoại chỉ trong vòng một năm. Điều đáng nói ở đây là H. có hoàn cảnh khá khó khăn. H. quê ở Nghệ An, theo như lời H. kể thì bố mẹ đều làm nghề nông, dưới H còn hai em trai đang học trung học.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Đang dùng chiếc Nokia 5200, Trần Thị V.A (Khoa Ngoại ngữ du lịch, CĐ Du lịch Hà Nội) liền đổi sang chiếc Samsung M5650. V.A đổi điện thoại vì sau khi xem bộ phim thần tượng Hàn Quốc “You’re beautiful” thấy “các diễn viên trong phim cũng dùng điện thoại này”.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Đến những khoản nợ[/size]
[size=4]Gia đình Trang và Thái có điều kiện nên dễ dàng đáp ứng được nhu cầu “đổi dế” của con cái. Còn với những sinh viên xa nhà như H và V.A để chạy theo trào lưu không phải chuyện dễ. Làm thêm vất vả, nợ nần chồng chất, cha mẹ chạy vạy khổ sở,… là những gì các bạn phải trả giá cho cuộc đua của mình.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Tiền bố mẹ gửi từ quê lên nếu không nói là chật vật thì chỉ đủ tiền ăn và tiền trọ cho H. Năm đầu tiên ra Hà Nội học, H. chưa biết đến cái điện thoại thế nào. Chỉ sau 2 tháng, H. đã theo kịp các bạn khi nằn nì bố mẹ gửi tiền mua được chiếc điện thoại cũ giá 300 ngàn.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Lúc đầu cứ nghĩ có điện thoại để nghe, gọi, nhắn tin là đủ. Khi thấy một vài bạn cùng lớp dùng điện thoại xịn có nghe nhạc, chụp ảnh, H. lại muốn có được chiếc điện thoại “cho ra hồn” để “không ngại với bạn bè mỗi khi rút điện thoại ra”.
[/size]
[size=4][/size]
[size=4]H. gọi về nhà xin tiền bố mẹ. Bố mẹ gửi ra không đủ, H. vay thêm bạn bè để mua bằng được chiếc điện thoại đời mới. Có lần H. nợ đến 4 triệu đồng (một số tiền không nhỏ đối với gia đình bần nông như H).[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Không xin tiền bố mẹ, V.Ađi làm thêm để tự trang trải cho “thú chơi” của mình. Sẵn có vốn tiếng Anh, V.A dễ dàng xin được dịch thuật cho một website.“Dồn tiền làm thêm ba đến bốn tháng mình đã có thể đổi được chiếc điện thoại này” – vừa nói V.A vừa chìa chiếc điện thoại của mình ra.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Hãy là chính mình![/size]
[size=4]Các bạn cùng lớp khá bất ngờ khi thấy H. “thay điện thoại như thay áo”. Một số bạn còn lên án khi thấy gia đình cô bạn khó khăn mà H. vẫn “ăn chơi” như thường.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]“Mỗi khi đóng tiền học hay quỹ lớp H. đều nói là chưa có tiền. Vậy mà vẫn thấy cậu ấy có tiền đổi điện thoại mới. Đúng là không thể hiểu nổi” – một bạn cùng lớp H. bức xúc.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Khá nhiều “đại gia”, doanh nhân thành đạt chọn điện thoại “cục gạch” với giá sinh viên chỉ vài trăm ngàn. Những chiếc điện thoại này ít chức năng, pin khỏe, sóng khỏe thuận tiện cho công việc của họ.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc sở hữu một chiếc điện thoại di động không phải chuyện khó. Và ai cũng có niềm đam mê riêng nhưng thiết nghĩ điều quan trọng không phải mình dùng điện thoại bao nhiêu tiền, có hợp mốt hay không mà quan trọng là có phù hợp với hoàn cảnh và túy tiền của mình hay không.
[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Giá trị đích thực của con người không thể hiện qua túi tiền mà thể hiện qua tâm hồn, văn hóa và tri thức. Đừng vì chạy theo trào lưu mà quên đi việc quan trọng – học tập.[/size]