Chuyện học trò đánh nhau thực ra không phải là một
chuyện mới mẻ. Nhưng điều đặc biệt ở chỗ, “tác giả” những vụ này lại đều là nữ, “cuộc chiến” được ghi bằng những clip và phát tán rộng rãi trong cộng đồng mạng.
[justify]
Đánh nhau chỉ vì sợ bị… bỏ rơi[/justify]
[justify]Chỉ đơn giản đây là những bằng chứng xác thực về bạo lực học đường ư? Không hẳn thế! Phải cảm ơn những chiếc điện thoại nhiều chấm đã ghi lại
hình ảnh đó chăng? Không chỉ có thế. Nhìn cách hành hung của kẻ ra tay cũng khá bài bản, thành thạo. Chứng tỏ không chỉ là “giận quá mất khôn” như thông thường. Nhìn cách chịu đòn của nạn nhân và góc quay của người ghi
hình cũng không chỉ là một clip đơn giản. Người xem phải giật mình với “ngôn ngữ điện
ảnh” đã khắc hoạ sự bất lực của nạn nhân, sự phán quyết của thủ phạm. Bạo lực là vậy, còn khi teen “giãi bày” cũng thật gớm. Những clip
tự làm lộ mình vừa vụng về vừa mạnh bạo. Có lẽ, đằng sau những
hình ảnh (tình cờ hay hữu ý) ấy còn là một thông điệp của giới trẻ muốn khẳng định uy lực và vị trí của mình một cách thái quá. Sự thái quá đó nói lên dấu hiệu đang nhạt dần một niềm tin nào đó chăng.[/justify]
[justify]Nhìn từ góc độ sinh học, ở độ tuổi đang trưởng thành, học sinh thường có những hành động bột phát vượt ra ngoài sự kiềm chế của bản thân. Nếu ai đã từng làm trong ngành giáo dục sẽ thấy
chuyện học trò
va chạm với nhau thường không xuất phát từ sự
tự giác sâu sắc. Bởi thế, lí lẽ mà người viết nêu ra ở trên có thể sẽ khiến nhiều người không đồng tình nhưng chúng ta thử suy xét thế này: Nữ sinh thường đánh nhau vì sự đắc tội của một thành viên nào đó với một “nữ vương” trong trường/lớp. Hoặc là khi phát hiện ra mình có một tình địch tranh giành người tình. Nhưng cả hai lí do đó đều có một điểm chung là lo sợ có kẻ qua mặt về thế mạnh của mình trên phương diện tình cảm. Lo và ghen có người hơn mình và mình bị bỏ rơi.[/justify]
[justify]Phải nói thêm rằng giới trẻ ngày này yêu sớm vì sự tác động của phương tiện thông tin đại chúng, vì sự dậy thì sớm hơn như nhiều nhà khoa học đã khẳng định. Nhưng một phần trong đó còn là
chuyện tìm đến tình yêu như là một chỗ dựa tinh thần trước những thứ quá sốc trong đời sống. Những thứ giả vờ đến mức điệu nghệ. Nhiều em ở nhà chứng kiến c
ảnh bố mẹ “diễn” vở gia đình hạn[/justify]