Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đã gây ra.
Nghị định quy định rõ, nếu vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bị xử phạt từ 100 nghìn đến 15 triệu đồng, cụ thể:
Phạt từ 600 - 800 nghìn đồng nếu điều khiển xe chạy quá 5 - 10 km/h |
Phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng nếu người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ, không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng nếu điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng hoặc phạt tiền từ 8 -10 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng lỗi điều khiển xe chuyển hướng |
Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng nếu điều khiển xe chạy quá từ 5 - 10 km/h so với tốc độ quy định; phạt 500 nghìn đến 1 triệu đồng nếu quá từ 10 - 20 km/h và phạt 2 - 3 triệu đồng chạy quá trên 20km/h so với tốc độ quy định.
Phạt từ 10 - 15 triệu đồng nếu điều khiển xe hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở |
Phạt từ 5 - 7 triệu đồng đối với các hành vi buông cả hay tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe, thay người điều khiểu khi xe đang chạy, quay người về phía sau để điều khiển xe, bịt mắt điều khiển xe, điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị…
Phạt từ 5 - 7 triệu đồng với các hành vi buông tay khi đang điều khiển xe |
Nghị định còn quy định các mức xử phạt hành chính với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác; người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo… vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Với các vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: bị phạt từ 100 nghìn đồng đến 40 triệu đồng tùy từng hành vi và mức độ vi phạm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2014 |
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2014, thay thế các Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, ngày 2/4/2010; Nghị định số 71/2012/NĐ-CP, ngày 19/9/2012; Nghị định số 44/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006; Nghị định số 156/2007/NĐ-CP, ngày 19/10/2007 của Chính phủ.