[justify][justify]Từ trước đến nay các tài liệu vẫn nói rằng, đười ươi đã không còn xuất hiện ở lục địa cách đây 8.000 năm.[/justify][/justify]
[justify][justify]Thế nhưng năm 1998, một người dân vô tình tìm thấy bộ xương của mẹ con đười ươi còn khá nguyên vẹn ở xã Cao Răm (Hoà Bình). Từ bộ xương này, các nhà khảo cổ đã chứng minh, đười ươi chỉ mới biến mất cách đây 4.000 năm.[/justify][/justify]
[justify][justify]Phát hiện của thợ săn[/justify][/justify]
[justify][justify]Anh Bùi Văn Long là một thợ săn có hạng ở Cao Răm. Một hôm đi săn trên núi Sáng, anh lạc vào hang đá lúc nào không hay. Hang đá nằm giữa đỉnh núi, muốn vào hang phải bắc thang dây mới trèo lên được. Lần đó vì mải đuổi theo một con trăn khổng lồ nên anh quên cả hiểm nguy. Anh Long là người đầu tiên ở Cao Răm dám đặt chân vào hang đá giữa đỉnh núi này (sau này người dân đặt tên là hang núi Sáng).[/justify][/justify]
[justify][justify]Vừa lọt vào cửa hang, hơi lạnh phả ra khiến toàn thân anh ớn lạnh. Càng đi sâu vào trong hang mùi ẩm mốc bốc lên ngột ngạt. Vào tới đáy hang trời tối như hũ nút.[/justify][/justify]
[justify][justify]Dưới ánh sáng lờ mờ của ánh đèn săn, anh Long bỗng giật bắn mình khi phát hiện ra một cái đầu lâu nổi lên trên vũng đất mềm, hai hốc mắt to tròn, những chiếc răng cửa còn nguyên vẹn. Sau một phút giật mình, anh Long đã trấn tĩnh lại rồi tiến lại nhấc chiếc đầu lâu lên phát hiện thấy không chỉ một mà có đến hai cái đầu lâu, một lớn, một bé.[/justify][/justify]
[justify][justify]Hoảng hốt, anh chạy về bản và hỏi những cụ cao niên nhưng chẳng ai biết gì. Sáng sớm hôm sau anh lên báo cho UBND xã Cao Răm biết, cả đoàn tức tốc leo lên hang đá một phen. Sau những miệt mài tìm kiếm dưới lớp đất bùn nhão, đoàn đã thu hồi được nhiều xương cốt.[/justify][/justify]
Hai di cốt mẹ con đười ươi được trưng bày tại bảo tàng Hoà Bình.
[justify][justify]Khi những bộ di cốt được đem về Bảo tàng tỉnh Hoà Bình, TS Vũ Thế Long, Viện Khảo cổ học Việt Nam về giám định và đã khẳng định những di cốt trên là hai bộ xương đười ươi. Một bộ còn khá nguyên vẹn là di cốt của một cá thể đã trưởng thành, còn bộ di cốt không còn nguyên vẹn là di cốt của một con chưa trưởng thành.[/justify][/justify]
[justify][justify]Ông Lê Quốc Khánh, phó giám đốc Bảo tàng Hoà Bình nhận định: "Có thể hai mẹ con đười ươi đã vào hang kiếm ăn nhưng do hang tối nên bị rơi xuống và chết ở đó bởi chỗ tìm thấy xương là giếng sâu hàng chục mét".[/justify][/justify]
[justify][justify]Mở ra những nhận định mới[/justify][/justify]
[justify][justify]Từ phát hiện mới này, đặt ra vấn đề liệu đười ươi ở Việt Nam bị tuyệt chủng từ giai đoạn nào? Các nhà nghiên cứu cho rằng đười ươi hầu như bị tuyệt chủng trên dải đất này từ thời đá mới. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hoá Hoà Bình chưa hề tìm thấy xương răng của đười ươi.[/justify][/justify]
[justify][justify]Di tích muộn nhất được biết đến của giống đười ươi ở Việt Nam là các di tích răng hàm dưới của đười ươi tìm thấy ở Mái Đá Ngườm trong vùng Thần Sa (Thái Nguyên) xác định niên đại bằng phương pháp phóng xạ cacbon (C14) thì cách đây 23.000 năm.[/justify][/justify]
[justify][justify]Ông Khánh nhận định: "Di cốt đười ươi tìm thấy ở núi Sáng chứng minh đười ươi chỉ cách chúng ta 4.000 - 5.000 năm chứ không phải là 8.000 năm như từ trước đến nay vẫn khẳng định".[/justify][/justify]
[justify][justify]Đã có giả thuyết cho rằng khoảng 20.000 năm trước đây, mực nước biển ở toàn vùng Đông Nam Á ở vào thời kỳ cực thấp. Khi ấy con người và động vật có thể di chuyển dễ dàng khắp vùng Đông Nam Á hải đảo. Khí hậu toàn vùng lúc đó ấm áp, rừng cây nhiệt đới phát triển rất mạnh, đười ươi sinh sôi và phát triển cả trên một vùng rộng lớn.[/justify][/justify]
[justify][justify]Sau thời kỳ ấm áp này là một đợt lạnh toàn cầu xuất hiện và những đàn đười ươi phải di chuyển dần về phương Nam, đến các vùng mà nay là hải đảo của Đông Nam Á. Tiếp đó khí hậu toàn cầu ấm trở lại, đồng thời mực nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều vùng trước đây là lục địa và phân cách đất liền với hải đảo.[/justify][/justify]
[justify][justify]Lúc này những con đười ươi đã di chuyển về phương Nam nay không thể vượt biển để trở về đất liền. Bởi vậy, trong khoảng một vạn năm trở lại đây, các nhà khảo cổ đã không thể tìm thấy chứng tích của đười ươi trong các di chỉ. Người ta tin rằng đười ươi đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam từ thời điểm này.[/justify][/justify]
[justify][justify]Hai bộ di cốt trên theo cảm nhận của giới chuyên môn thì mức độ hoá thạch chưa cao và sẽ trả lời nhiều câu hỏi khoa học mà từ trước đến nay vẫn còn tranh cãi.[/justify][/justify]
[justify][/justify]