Ngẩn người vì thí sinh đẹp quá!
[justify]Tình huống của sinh viên N.Đ.C coi ở cụm Cao đẳng sư phạm Trung ương nghe khá "thú vị”-như lời bạn cười, cho biết. Sáng 9/7/2009, thi môn văn khối D, trong phòng thi có một em gái mặc cái áo cổ trễ.[/justify]
Không ít chàng sinh viên đi coi thi ĐH cũng ngẩn người vì vẻ đẹp của các thí sinh (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, Nguồn: TPO). |
Đó là: lúc gọi thí sinh vào, phát giấy thi và nháp, lúc ký tên vào tờ giấy thi, cuối cùng là lúc nộp bài.
“Nhiều lần như vậy, phần ngực của cô bé lồ lộ ra khiến mình không thể không nhìn. Giám thị thường phải đi lại quanh phòng nên trên dưới 10 lần mình dán mắt vào “chỗ” đó”.
[justify]Đ.C kể rằng, chính cậu cũng cảm thấy ngại vì cái “không mời mà đến” đó. May sao, phòng thi còn một giám thị là cô giáo có kinh nghiệm nên buổi thi diễn ra suôn sẻ.[/justify]
[justify]Gần giống trường hợp của Đ.C là trường hợp của N.C, coi thi ở cụm trường Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Tự nhận mình là “kẻ dễ rung động trước phái đẹp” nên được chọn làm giám thị coi thi ĐH là cơ hội để N.C phát huy “sở trường” của bản thân.[/justify]
[justify]Vào phòng thi, thấy có cô học sinh tóc dài, áo trắng, dáng người cao dáo, thướt tha, N.C “kết liền”. Không dám quá “tập trung” vào cô bé, sợ ảnh hưởng đến các thí sinh xung quanh cũng như công việc coi thi của bản thân, cậu chỉ “tranh thủ” ngắm em những lúc về chỗ ngồi dưới phòng thi của mình.[/justify]
[justify]Song, mấy cậu bạn cùng lớp vẫn phải bái phục N.C vì cậu đã nhanh tay ghi được tên tuổi, số báo danh, địa chỉ, phòng thi, mã ngành đăng kí nguyện của em kia trước ghi hết giờ rồi. “Lúc nào có kết quả thi, mình sẽ ra coi. Biết đâu sau này em nó đỗ, có cơ hội tìm hiểu nhau thì sao?”- N.C hóm hỉnh, nói nửa đùa nửa thật.[/justify]
[justify]Bị "dằn mặt" vì làm nghiêm[/justify]
[justify]Dương Tuấn Việt, sinh viên năm cuối của Trường ĐHBK Đà Nẵng bị một thí sinh "dằn mặt".[/justify]
[justify]Việt kể: “Thấy thí sinh nam ấy cứ ngồi nhấp nhổm, hết quay sang bên này lại quay qua bên khác. Cậu ta tỏ vẻ khó chịu khi mình nhắc nhở. Sau đó, thí sinh này tiếp tục có nhiều hành vi khó chịu, Việt quyết định nhắc lần nữa và dọa sẽ đánh dấu bài.[/justify]
[justify]Biết không làm được gì nên thí sinh đã ngồi im làm bài. Nhưng sau giờ thi, thí sinh nộp giấy trắng và đưa cho Việt một mảnh giấy nháp. Việt quá hoảng sợ vì những lời lẽ ngôn từ trong đó. Tuy vất vào sọt rác rồi, nhưng Việt vẫn bị ám ảnh bởi những gì viết trong thư: những lời thù hằn, đe dọa, trù úm… kiểu: “Mày thích lên mặt với tao à. Cái dạng mày ra đường phệt cho phát mới biết thế nào là lễ độ”.[/justify]
[justify]Việt nói: “Coi thi xong mình phải về quê sớm vì sợ. Không thể ngờ được thí sinh đó đó lại viết được những lời độc địa như thế”.[/justify]
[justify]Để tránh những tình huống “khóc dở mếu dở” như thế, kinh nghiệm của nhiều thầy cô từng làm giám thị coi thi là: “Sinh viên nên ăn mặc lịch sự và mang tính chất sư phạm. Không phải cầu kỳ quá mức nhưng áo quần nên dài dài một chút và đừng quá trẻ trung, hoặc xì tin. Sinh viên thường chọn cách ăn mặc thoải mái nhưng… để lộ nhiều da thịt quá sẽ làm cho các thí sinh mất tập trung.[/justify]
[justify]Dẫu rằng, khoảng thời gian được thử thách ở vị trí giám thị khá ngắn, biết bao câu chuyện, tình huống đã xảy ra nhưng hầu hết các bạn sinh viên đều tâm sự mình "lớn lên" nhiều từ lần trải nghiệm làm công việc này. Những kỉ niệm vui buồn vẫn được mọi nguời kể cho nhau nghe khi mùa thi sắp tới.[/justify]
[justify]"Đâu phải mọi sinh viên đều được chọn làm giám thị. Học lực phải vào dạng khá giỏi, đạo đức, sức khỏe phải tốt. Lựa chọn kĩ càng lắm" - Đ.C chia sẻ: "Sau mỗi buổi thi, sinh viên chúng mình là ngồi trò chuyện với nhau, hiểu nhau hơn".[/justify]
Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2010, nếu thiếu cán bộ coi thi, Ban Coi thi được phép sử dụng sinh viên các năm cuối đang học tại trường mình.
Bên cạnh đó, trong trường hợp thiếu cán bộ coi thi, Ban coi thi cũng có thể mời giảng viên của các trường khác, giáo viên các trường trung học, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quản cấp trên của trường làm cán bộ coi thi nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.
Cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban Coi thi phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, vô tư, trung thực, không được làm nhiệm vụ tại điểm thi có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi.
Mọi cán bộ coi thi và các thành viên khác của Ban Coi thi, kể cả sinh viên hoặc cán bộ, giáo viên của các trường và các cơ quan khác đều phải thực hiện các quy định của Quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo quy định.