Tin tức - pháp luật 2013-10-24 23:32:44

''Giải độc'' một bài viết xuyên tạc lịch sử


Thời gian vừa qua, trong dịp quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện một bài viết thu hút được sự quan tâm của dư luận.
 
[justify]Thời gian vừa qua, trong dịp quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện một bài viết thu hút được sự quan tâm của dư luận. Nội dung của bài viết bắt đầu: “Đại tướng không có bằng cấp, không được đào tạo về quân sự. Bác cử đi TQ học, nhưng chưa sang đến nơi đã phải về nước. Các cán bộ được đào tạo quân sự ở nước ngoài như Phùng Chí Kiên, Lê Hồng Phong hi sinh,…”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nội dung bài viết đã rất đề cao vai trò của cá nhân Đại tướng nhưng lại khoét sâu các vấn đề xã hội gây tranh cãi trong dư luận theo góc nhìn tiêu cực. Trong đó, nhiều nội dung thể hiện cái nhìn lệch lạc về các vấn đề của lịch sử của tác giả (chúng tôi tạm gọi là “tác giả X”). Cũng chính vì đánh trúng tâm lý thần tượng Đại tướng nên bài viết này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Facebook. Điển hình là trang fanpage “MC Lai Van Sam” đã lấy lại và được rất nhiều thành viên chia sẻ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trước tình hình đó, nhiều ý kiến đã được đưa ra nhằm phản biện lại một số nội dung trong bài viết này. Sau một thời gian phát tán trên mạng xã hội, bản thân tác giả đã ý thức được ảnh hưởng không tốt của nội dung do chính mình viết ra và đã lên tiếng khẳng định: bài viết được viết ra trong lúc tâm trạng tác giả không ổn định. Đồng thời, bài viết sử dụng nhiều thông tin chưa chính xác…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

[/justify]
[justify]Dẫu vậy, nội dung bài viết với nhiều luận điểm và thông tin không chính xác đã phát tán ở mức độ khó kiểm soát. Nhận thức về tác động tiêu cực của những thông tin này nên chúng tôi – phần lớn là thành viên lâu năm của các diễn đàn quốc phòng, lịch sử quân sự – quyết định tổng hợp các ý kiến phản biện, nhằm cung cấp các thông tin để giúp các cư dân mạng tiện đối chiếu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Dẫu biết, “khi sự thật còn xỏ chân vào giày, lời nói dối đã kịp đi vòng quanh thế giới” nhưng thà muộn còn hơn không hành động.[/justify]
[justify]Dưới đây là những ý kiến và thông tin phản biện lại bài viết kể trên. Trong bài tổng hợp này, chúng tôi xin được trích dẫn và chia các nội dung trong bài viết trên thành những cụm chuyên đề để tiện theo dõi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]I. Về lịch sử:[/justify]
[justify]1. X viết: “Cố vấn quân sự TQ là Thượng tướng Vi Quốc Thanh xui dại chúng ta đánh trận Điện Biên chỉ có 3 ngày! Vâng, trình độ quân sự Trung Hoa vĩ đại đánh trận Điện Biên chỉ cần 3 ngày.”[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Phương án “đánh nhanh thắng nhanh” được cố vấn TQ đề xuất và cơ quan tham mưu VN tán thành (lưu ý chi tiết này) dựa trên quan điểm:[/justify]
[justify]- Đánh nhanh khi địch còn đang ở trạng thái dã chiến, chưa kịp xây dựng công sự kiên cố, thế trận phòng ngự có nhiều sơ hở.[/justify]
[justify]- Đánh nhanh để giải quyết vấn đề hậu cần.[/justify]
[justify]- Có yếu tố bất ngờ của pháo 105 và cao xạ 37.[/justify]
[justify]Thực tế do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, cộng thêm biến động không ngừng của tình hình, phương án này trở nên không phù hợp và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định đúng điều này để chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”. Tuy nhiên cần khẳng định “đánh nhanh thắng nhanh” là 1 phương án tác chiến nghiêm túc, có cơ sở chứ không thể phủ định sạch trơn 1 cách sô vanh cực đoan như bài trên.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lê Quang Tuấn:[/justify]
[justify]Là môt cựu chiến binh, là chiến sĩ Điên Biên ,có những lần được làm việc với Đại tướng, tôi thấy bài viêt này có nhiều tư liệu “vỉa hè”. Như chuyện thi trượt lần đầu vào trường Quốc học, chuyện lấy số lượng bù chất lượng, lấy siêng năng bù thông minh (Kissinger từng nói nếu chỉ có tinh thần chiến đấu cao thì Mỹ thừa sức đè bẹp nhung Mỹ thua còn vì Việt Nam rất thông minh. Còn đọc Napoléon và các binh pháp khác không phải để vận dụng về chiến thuật mà Đại tướng nghiên cứu sâu rộng hơn nhiều).[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đoạn nói về “Đại tướng bị chính đồng đội của mình dồn vào bước đường cùng…” dễ gây hiểu sai. Có thể nói cán bộ và chiến sĩ toàn quân luôn tin tưởng và kính trọng Ông (Đại hội Đảng toàn Quân lần thứ 5 là một minh chứng). Không có chuyện môt vài người thân cận của đại tương bị chết một cách khó hiểu (đây đúng là tin vỉa hè) mà Đại tướng để yên. Chữ “Nhẫn” của Ông là hết lòng, hết sức làm mọi việc được phân công, vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Bằng hành động thực tế hơn là nói mọi việc đã sáng tỏ…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Về Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta không phải hơn địch nhiều về số lượng bộ binh (khoảng hơn hai lần), pháo binh ta ít hơn, và ta không có máy bay, xe tăng. Nguyên nhân thắng lợi các sách vở, tài liệu đã nói nhiều nhưng phải nhấn mạnh đến Quyết tâm của Đại tướng thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” (khi cả Đảng ủy Mặt trận và cố vấn Trung Quốc đã chuẩn bị theo phương án này) sang “đánh chắc tiến chắc” là nguyên nhân chủ yếu. Nói như tác giả bài viết:” Vận dộng một lực lượng chiến sĩ và lương thực khổng lồ…”, rồi “lấy lượng bù chất, lấy siêng năng bù thông minh” là đánh giá thấp tài thao lược của các tướng lĩnh ta và trí thông minh của chiến sĩ ta.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chỉ nêu một chuyện về đào hào: khi còn cách địch 1000m, pháo chúng bắn như mưa, anh em đã lấy rơm bện thành những con cúi lớn chắn mảnh đạn; khi cách địch khoảng 100m ta dùng các bó trúc đường kính 30-40cm chắn đạn bắn thẳng nên giảm thương vong rất nhiều. Còn bao nhiêu gương anh dũng sáng tạo khác trong chiến đấu không thể kể hết…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trần Quang Dũng:[/justify]
[justify]Xin nói riêng về chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguồn lương thực mà quân của tướng Giáp lấy ở đâu ra? Thời đó các cụ có câu:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cán bộ là quân của cụ Trường Chinh[/justify]
[justify]Quân đội là quân của tướng Giáp[/justify]
[justify]Thanh niên xung phong là quân của cụ Hồ.[/justify]
[justify]Những đội quân ấy từ đâu mà ra?[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thời đó miền Nam thì Pháp tạm chiếm, tiểu đoàn 307 đánh nhỏ lẻ (hầu như không có sự liên lạc trực tiếp nào với trung ương) vậy họ đánh giặc theo lệnh của tướng Giáp hay liên khu tự thiết chế quân (Đến tận ngày nay Việt Nam vẫn giữ 2 chế độ quân địa phương, dân quân tự vệ và quân chính quy). Ngoài những nhân tố tập kết ra Bắc thì trước năm 1954 nhân lực miền Nam là rất ít. Và cũng nói thêm không chỉ có tiểu đoàn 307 mà nhiều quân đoàn khác cũng có nhiều chiến công hiển hách góp không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở khu vực tạm chiếm ở phía Bắc, dù làm chủ được thành thị nhưng nhờ chiến tranh nhân dân, du kích địa phương đã giữ vững các làng xã từ những nơi cách không xa ngoại thành Hà Nội.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở Khu 4 một mình tướng Nguyễn Sơn quản quân. Ông là người rất giỏi trong việc thu phục nhân tâm. Tướng Sơn thuyết giảng rất giỏi, mỗi buổi thuyết trình thu hút được hàng ngàn người. Có nhiều gia đình vương giả ở thành Vinh bỏ hết gia sản cho kháng chiến cũng vì nhờ tướng Sơn giảng giải về con đường giải phóng. Trong chiến dịch Điện biên, quân ta phải đánh bằng được điểm cắt Hòa Bình và đem quân đi sang Lào bảo vệ mạng sườn Thanh – Nghệ. Đây là nguồn nhân lực chính, nguồn lương thực trọng yếu để tướng Giáp rảnh tay lo chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra. Chuyện công binh đào hào tự nghĩ ra chiêu đào hầm ngầm đánh bộc phá luồn sâu đánh hiểm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Và cũng nói thêm, các bạn ở đây dù hầu hết đều trẻ, và có tư tưởng không ưa gì Trung Quốc vì vấn đề biên giới hải đảo. Tuy nhiên không thể phủ nhận việc Trung Quốc là nước đầu tiên quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa mở đường cho mối quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là chưa kể việc họ huấn luyện những đội quân pháo cao xạ đầu tiên, trọng pháo đầu tiên,… những đơn vị có đóng góp không nhỏ vào chiến thắng Điện Biên vang danh tên người Võ Nguyên Giáp.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]“Ngay sau đại thắng Điện Biên, khi diễn kịch tái hiện, đã có diễn viên “lỡ miệng” hướng về phía Đại tướng để báo cáo, nhưng lại nói: “Tướng De Cateries đang ở trước mặt tôi!”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tùng Dương:[/justify]
[justify]Rõ ràng là người viết không hề hiểu về việc xảy ra. Lúc đó anh diễn viên thay vì hướng về nhân vật Đại tướng trên sân khấu thì lại chạy ra trước mặt Đại tướng thật đang ngồi xem kịch để báo cáo.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chiến thắng Điện Biên[/justify]
[justify]2. X viết: “Đáng lẽ cuộc chiến tranh giải phóng của chúng ta đã kết thúc từ lâu, nếu trong nội bộ của ta không có những kẻ phá hoại. Giáo sư Trần Đại Nghĩa tự sản xuất được súng AK, súng B40 GIẢI PHÓNG, nhưng đồ viện trợ TQ tràn sang bóp chết khoa học kĩ thuật của ta. Nước Tàu không muốn VN thống nhất, đơn giản là hàng ngàn năm qua chúng vẫn đánh VN mà không được!”.[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thứ nhất, trong kháng chiến chống Mỹ, VN hoàn toàn không có khả năng sản xuất được các loại pháo lớn, tăng thiết giáp, tàu chiến, máy bay, radar, thiết bị thông tin… mà TQ đã viện trợ cho VN với số lượng rất lớn. Thứ hai, các dây chuyền và nhà máy sản xuất, sửa chữa súng và đạn bộ binh theo hệ tiêu chuẩn của khối XHCN hầu hết đều do TQ giúp đỡ xây dựng. Thứ ba, hiệu suất của quá trình sản xuất tại VN rất hạn chế và vẫn phải dựa khá nhiều trên các bán thành phẩm do TQ viện trợ. VD nhà máy sản xuất CKC có công suất 2 vạn khẩu/năm nhưng do nhiều khó khăn nên sau 5 năm mới chỉ sản xuất 1 số loạt nhỏ với tổng số gần 6000 khẩu. Con số này không thấm vào đâu khi so với trên 2 triệu khẩu súng bộ binh đã được TQ viện trợ cho VN. Vì vậy việc phủ định sạch trơn đóng góp của viện trợ TQ vào thắng lợi của VN là thiển cận và dốt nát.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trần Hoàng Dũng:[/justify]
[justify]Trên thực tế, trước năm 1950 hầu hết các viện trợ quân sự của ta đều từ Mianma và Thái Lan và tự lực mà có. Trung Quốc đang nội chiến hầu như không có sự trợ giúp nào cả. Sau 1950, Việt Nam chính thức quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, viện trợ từ Trung Quốc ồ ạt tràn sang thì viện trợ từ Liên Xô mới bắt đầu khởi động. Như vậy, có thể nói với khoảng thời gian 1950 – 1954 viện trợ của Trung Quốc là điều không thể phủ nhận.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nếu muốn thẩm tra lại lịch sử thử hỏi nếu không thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì dễ gì Việt Nam có quan hệ ngoại giao với Liên Xô? Như vậy việc ai đó bịa ra cái thuyết “Giáo sư Trần Đại Nghĩa tự sản xuất được súng AK, súng B40 GIẢI PHÓNG” trong khi không có mô hình bản vẽ hay ít nhất là 1 khẩu súng trên tay để phân tích? Ở đây không phủ nhận và trình độ kĩ thuật của giáo sư Trần Đại Nghĩa mà là yếu tố logic và tính chất có thực của sự việc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nhà máy chế tạo vũ khí AK được phía Trung Quốc đưa sang chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đường sắt, cầu đường (cầu Hàm Rồng là do chuyên gia của họ sang hướng dẫn xây dựng mới lại – xác cây cầu của Pháp làm đang được lưu trữ ở nơi khác). Như vậy là viện trợ Trung Quốc tràn sang bóp chết khoa học kỹ thuật của ta?[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]3. X viết: “Năm 2013 chúng ta kỉ niệm Mậu Thân 1968. VTV nói nhiều về nghi binh Khe Sanh, rằng chúng ta kéo quân Mĩ lên rừng để đánh vào sau lưng chúng ở đô thị.[/justify]
[justify]Trời ơi, họ đang định lừa ai? Lịch sử thế giới đã có cuộc chiến tranh giải phóng nào thắng lợi chỉ bằng cách cho đặc công đánh vào thành phố chưa? Đã kéo quân Mĩ lên rừng lên núi, sao không nhân thể mà đánh chết chúng đi?[/justify]
[justify]Sự thật là: Đại tướng đã bày trận nhử Thủy quân lục chiến Mĩ lên rừng, rồi mang xe tăng trọng pháo từ miền Bắc vào tiêu diệt chúng. Rừng núi là sở trường của giải phóng quân, tại sao lại điên rồ cho đặc công đánh vào thành phố.”[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Để hiểu được Mậu Thân là 1 điều không đơn giản, nhưng chúng ta cần lưu ý điểm quan trọng nhất, là trong bất cứ giai đoạn nào, chủ trương nào thì cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn được ban lãnh đạo VN đánh giá là sự tổng hòa của tất cả các yếu tố chính trị, quân sự, ngoại giao. Vì vậy tách rời mặt quân sự ra để phán như vậy là vô cùng ngu ngốc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Về Khe Sanh, chính bản thân các tướng lĩnh Mỹ cũng thừa nhận rằng họ đã bị thu hút vào đây và đã bị bất ngờ khi cuộc tổng tiến công diễn ra. Trên thực tế trước đó, việc tiêu diệt các cứ điểm cấp đại đội hay tiểu đoàn Mỹ cũng đã bộc lộ rất nhiều khó khăn, chưa nói đến 1 căn cứ cấp trung đoàn như Khe Sanh. Khe Sanh tuy là rừng núi nhưng có sự chi viện của phi pháo và các căn cứ lân cận.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968.

 

[/justify]
[justify]Lực lượng xe tăng trong chiến dịch chỉ có 1 tiểu đoàn thiếu xe tăng nhẹ PT-76, tham gia với tính chất thử nghiệm khả năng sử dụng xe tăng trên chiến trường. Chỉ có ngớ ngẩn mới nghĩ là với lực lượng như vậy có thể tiêu diệt căn cứ lớn như Khe Sanh.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chiến dịch Mậu Thân không phải chỉ được thực hiện “chỉ bằng cách cho đặc công đánh vào thành phố”. Theo kế hoạch, phối hợp với đặc công, biệt động sẽ là các đơn vị địa phương ở ven đô, các đơn vị chủ lực vòng ngoài, khởi nghĩa vũ trang của nhân dân, binh biến trong các đơn vị VNCH… Việc nó không diễn ra như dự định là 1 câu chuyện dài khác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thanh Nguyen:[/justify]
[justify]Nói thêm Giai đoạn trước 1968, thì các quân ta trong Nam do tướng Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ huy với phương châm nắm thắt lưng địch mà đánh (Đó là cách đánh do Bác Thanh đề ra chứ không phải cụ Giáp). Như vậy cho thấy, năm 1968 khi đó bác Thanh vừa qua đời năm 1967, các chỉ huy ở phía Bắc không thể có cái nhìn chính xác và đúng đắn về tình hình quân sự của cả hai phía. Đây là nguyên nhân đưa ra các quyết định sai lầm trong đợt 2 và 3 của cuộc chiến. Không những thế các tướng lĩnh muốn sự tham gia chủ yếu của quân giải phóng miền Nam (chính danh) mà ít có sự tham gia của các quân đoàn phía Bắc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong cuốn tư liệu này tướng Giáp cũng nhận 1 phần trách nhiệm của mình trong đó. Ở đây là sai lầm chung của cả hệ thống (trong tình trạng mất đi vị chỉ huy trực tiếp là Bác Nguyễn Chí Thanh – điều mà ta không muốn). Nếu bác Thanh còn sống và chỉ huy cuộc chiến thì cục diện hoàn toàn khác hẳn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở đây cho thấy, công lao giải phóng miền Nam không phải chỉ có riêng của đại tướng Võ Nguyên Giáp.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong chiến dịch Hồ Chí Minh tại sao Tướng Giáp không chỉ huy trực tiếp trận đánh mà để cho đại tướng Văn Tiến Dũng thực hiện?[/justify]
[justify]Lý do chính như đã nói ở trên, các tướng chỉ huy phía Bắc không hiểu rõ tình hình chiến đấu của các quân đoàn phía Nam. Trong khi đó tướng Dũng đã có thời gian dài tham chiến ở chiến trường quân khu 4 và liên khu 5, ông trực tiếp chỉ huy trận đường 9 Nam Lào, Bình Trị Thiên 1971 – 1972 đạt nhiều kết quả tốt. Như vậy giao nhiệm vụ chỉ huy mặt trận chiến dịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn sáng suốt và hợp lý.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tung Duong:[/justify]
[justify]Đợt 2 và đợt 3 lỗi 1 phần do các đơn vị địa phương đánh giá sai tình hình, chủ quan duy ý chí khi cho rằng vẫn có thể vận động nhân dân tham gia nổi dậy – ít ra là tại SG, lực lượng Biệt Động cũng đã xác định sẽ ra mặt công khai dân vận, dựa vào dân để cầm cự chờ “Đại quân” tiến vào.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]4. X viết: “VTV tuyên bố vì Mậu Thân nên Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán Paris? Ra vậy, chúng ta chết nhiều quá, hi sinh nhiều quá nên Mĩ sợ à? Mĩ “nhân đạo” đến thế cơ à?”[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify]Như đã nói, cuộc kháng chiến của Việt Nam là tổng hợp các mặt chính trị, ngoại giao và quân sự. Ban lãnh đạo Việt Nam luôn chủ trương dùng đồng thời cả 3 mặt này để đánh vào ý chí tiếp tục chiến tranh của đối phương. Mậu Thân không đạt được hiệu quả quân sự như mong muốn nhưng đã gây hiệu ứng rất mạnh về chính trị và ngoại giao. Mỹ không ngồi vào bàn đàm phán vì nhân đạo, mà vì họ đã nhận ra giải pháp quân sự đã được tiến hành suốt 4 năm với nhiều tổn thất không phải là phương án hiệu quả để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Đây là điều mà chính các nhà nghiên cứu nước ngoài đã công nhận.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Để nhìn nhận hiệu quả của Mậu Thân, hãy nhìn vào các mốc sự kiện ngay sau đó:[/justify]
[justify]- 31/3/68: Mỹ đơn phương ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở lên.[/justify]
[justify]- 10/5/68: Phái đoàn 2 bên lần đầu tiên tiếp xúc với nhau.[/justify]
[justify]- 1/11/68: Mỹ đơn phương ngừng ném bom trên toàn miền Bắc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]5. X viết: “Nhiều người nghĩ đó là mệnh lệnh chính trị, mang tính chất cổ vũ tinh thần. Không ai biết đó là mệnh lệnh cứu những chiến sĩ đang mắc kẹt ở Xuân Lộc. Một lần nữa nhân dân VN mang ơn Đại tướng. Quân đoàn 2 trung thành với Đại tướng tiến quân suốt chiều dài đất nước, vẫn đến kịp, đánh tan tuyến phòng ngự Phan Rang, bỏ qua Xuân Lộc, rồi áp sát Giải phóng Sài Gòn. Cắm cờ Dinh Độc Lập vẫn là Lữ đoàn Xe tăng 203 của Quân đoàn 2! Xuân Lộc bị cắt đường rút, nên phải bỏ chạy mà không cần đánh! Sự siêu việt của Đại tướng là như vậy đấy.”[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khôi:[/justify]
[justify]Trong hồi ký “Chiến trường mới”, thượng tướng Nguyễn Hữu An (Tư lệnh Quân đoàn 2) viết. “Có thể có 2 tình huống: Một là, Quân đoàn 4 giải quyết xong Xuân Lộc, chúng tôi sẽ vào vị trí tập kết thuận lợi. Hai là nếu địch vẫn còn giữ được Xuân Lộc, Quân đoàn 2 sẽ cùng Quân đoàn 4 xóa bằng xong thị xã này”. Vào ngày 20/4, tướng An chỉ thị cho Phạm Minh Tâm – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 (dẫn đầu Quân đoàn 2) chuẩn bị có phương án phối hợp với Quân đoàn 4 tiến đánh Xuân Lộc, thì đêm ngày 20 rạng ngày 21, Quân đoàn 4 đã tự mình giải quyết xong xuôi Xuân Lộc chứ không như lời tác giả bịa ra: giải phóng Sài Gòn, Xuân Lộc tự tan.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nếu Quân đoàn 4 không “nhổ” tuyến phòng thủ Xuân Lộc thì chưa chắc Quân đoàn 2 sẽ đến được vị trí tập kết cho chiến dịch Hồ Chí Minh thuận lợi và lúc đó liệu Quân đoàn 2 chắc cũng không còn là đơn vị đầu tiên cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập nữa.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]6. X viết: “Đại tướng đã đánh ra sao? Do những sai lầm chiến lược, chúng ta hầu như để ngỏ miền Bắc. Ở giáp với thằng Tàu Khựa đông quân nhất thế giới, mà chúng ta chỉ có hai sư đoàn tương đối thiện chiến. Toàn bộ lực lượng dồn về phía Nam. Đại tướng sớm nhận ra sai lầm đó, nhưng ông không đủ sức đấu với lũ phá hoại để thay đổi thế trận.”[/justify]
[justify]“Nhưng nực cười, lúc này ở biên giới phía Bắc có chuyện gì? Chúng ta chỉ có hai sư đoàn thiện chiến. Tuyến đường huyết mạch Lạng Sơn – Hà Nội chỉ có mình Sư đoàn 3 Sao Vàng chốt chặn! Còn địch có 60 vạn quân, tổng lực lượng gấp 10 lần ta. Đa số chúng là quân chủ lực, khác với ta chỉ có vài sư đoàn tương đối mạnh, còn đa số là công an vũ trang biên phòng, dân quân tự vệ”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify]Xuyên tạc lịch sử. Thế nào là “bỏ ngỏ miền Bắc”? Đối diện với TQ lúc đó là 2 quân khu với 6 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn pháo binh, xe tăng, phòng không, lực lượng địa phương mỗi tỉnh giáp biên có từ 2-3 trung đoàn và nhiều tiểu đoàn và đại đội huyện. Mật độ này còn lớn hơn cả các quân khu thời chống Mỹ. Khi TQ xâm lược VN, chỉ trong 1 thời gian ngắn đã có hàng chục tiểu đoàn được tuyến sau điều lên tăng cường, chưa kể nhiều đơn vị của QK3, QK4 sẵn sàng phía sau.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở thời điểm TQ xâm lược thì chiến tranh biên giới Tây Nam đã diễn ra suốt 4 năm. Chỉ có ngớ ngẩn mới dàn trải ra cả 2 đầu, việc tập trung lực lượng dứt điểm Khmer Đỏ ở phía nam là quyết định đúng đắn. Và thực tế cho thấy dự bị chiến lược cho miền Bắc giai đoạn này vẫn có đủ 2 quân đoàn (Quân đoàn 2 chỉ di chuyển vào Nam ngay trước khi diễn ra chiến dịch tổng phản công ở Tây Nam).[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hướng Lạng Sơn được bảo vệ từ ngày đầu tiên bởi 2 sư đoàn và 4 trung đoàn, sau 1 tuần đã được tăng cường 2 sư đoàn cùng nhiều tiểu đoàn khác. Trong khi lực lượng TQ tiến công là 7 sư đoàn và một số trung đoàn, tiểu đoàn khác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không buộc Mỹ và tay sai phải ngồi vào bàn đàm phán để ký kết hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào năm 1973. Trong ảnh, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình đặt bút kí ngày 27/1/1973.
 [/justify]
[justify]7. X viết: “Ở Lào Cai. Đại quân địch men theo con đường ven sông cách cầu biên giới chỉ có 1-3 km, phơi ra trước hỏa lực pháo chống tăng của một tiểu đoàn bên kia sông. Cuộc chiến quyết liệt, nhưng chỉ một tiểu đoàn này đã chặn một trong sáu đạo quân Trung Quốc trong nhiều ngày ngay sát biên giới, sau đó tiểu đoàn này rút về hướng rừng núi Hoàng Liên Sơn. TQ không chiếm được thành phố này”.[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chính tài liệu tổng kết của VN sau này ghi nhận, trung đoàn phòng thủ xung quanh thị xã Lào Cai đã nhận định sai tình hình và phương án tác chiến. Địch bí mật bắc cầu phao vượt sông ở nơi ta không đề phòng và từ đó đánh vào trận địa ta, buộc đơn vị phải rút khỏi chốt vào ngày thứ hai của cuộc chiến. Thị xã Lào Cai bị quân TQ chiếm đóng ngay trong ngày hôm đó.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]II. Về các vấn đề kỹ thuật:[/justify]
[justify]1. Vấn đề thủy điện Sơn La:[/justify]
[justify]Vị trí xảy ra động đất trong khu vực gần thủy điện Sơn La (xã Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La). Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 3 km và gây rung động trên cấp IV (thang MSK 64 gồm 12 cấp) tại khu vực tâm chấn. Đây là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo Viện Vật lý địa cầu, đới đứt gãy Mường La – Bắc Yên đang hoạt động ở khu vực Sơn La thường gây ra các trận động đất trong thời gian gần đây. Dự báo đới đứt gãy này có gây động đất mạnh 5,8 độ richter.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Gần đây nhất, trưa 26-11-2009 trên đới đứt gãy này đã xảy ra động đất cường độ 4,1 richter ở huyện Bắc Yên (Sơn La), cách thủy điện Sơn La 37km về phía đông nam. Tối cùng ngày cũng tại khu vực này xảy ra thêm một trận động đất cường độ 4,2 richter.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]2. Vệ tinh Vinasat:[/justify]
[justify]Thật buồn cười khi so sánh 1 vệ tinh nhân tạo do Mỹ chế tạo và Châu Âu phóng lên với 1 vệ tinh do Trung Quốc chế tạo và có thể do Thần Châu phóng lên.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tại sao?[/justify]
[justify]Thứ nhất: Không ai phủ nhận việc vệ tinh viễn thám của Hoa Kỳ đang ngự trên không phận của nước ta và quan sát mọi hoạt động của ta. Điều này họ đã làm trong lúc họ tham chiến ở Việt Nam và họ không có lý do gì để ngừng lại chương trình quan sát này. Như vậy, nếu Hoa Kỳ có sử dụng Vinasat như một trạm viễn thám do thám nước ta thì chúng ta cũng chẳng có gì để mà mất thêm. Trong khi đó nếu sử dụng 1 vệ tinh do Trung quốc chế tạo thì liệu có đảm bảo được rằng Trung Quốc không dùng nó vào mục đích riêng của họ. Giữa một bên là kẻ thù chơi bài ngửa và một bên thằng hàng xóm đang chơi bài úp mở thì nên lựa chọn cái nào?[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lại nữa, liệu có mâu thuẫn không khi ở trên bạn ấy nói về sự bóp nghẹt của kỹ thuật Trung Quốc đối với Việt nam rồi lại đưa đòi hỏi sử dụng hàng Tàu thay thế hàng Mỹ vì lý do vật giá?[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Việt Nam đã tự chế tạo vệ tinh viễn thám cho riêng mình và không ngừng gia tăng nhân tố Việt Nam trong các chương trình phát triển vệ tinh viễn thám. (Việc thuê trạm bay không gian là vẫn phải duy trì để tránh tốn kém và không cần thiết trong giai đoạn hiện nay của nước ta phát triển với tiêu chí hòa bình).[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham quan triển lãm vũ khí tại Đại hội lần thứ I của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1/1/1950).

[/justify]
[justify]3. So sánh trực thăng EC-225 với Mi-171[/justify]
[justify]X viết: “Không quân ta liều lĩnh vượt bão giông bằng Mi-17 cũ kĩ để cứu những người bị bệnh, bị đau ruột thừa đi cấp cứu!” và “Máy bay chiến đấu Su-30 hiện đại nhất thế giới 60 triệu đô la, thế mà cái trực thăng còi cọc chưa đủ tầm bay ra Trường Sa cũng gần bằng nửa cái Su-30!”[/justify]
[justify]Phản biện:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tran Hoang Dung:[/justify]
[justify]Theo ý hiểu của tôi là bạn ấy đang nhắc đến việc cứu hộ nhà sư ở Trường Sa bằng phương tiện Mi-17 trong điều kiện mưa bão. Tuy nhiên thông qua phân tích bài báo thì rõ ràng Mi-17 đã không được phép sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu nghĩa là không được phép cất cánh rời khỏi đảo ngay ngày 27/9 mà phải đợi đến 3/10 mới được phép di chuyển về đất liền.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo tôi được biết hiện đội ngũ trang bị ec 225 đang trong thời gian huấn luyện và nâng cao kỹ năng, các lớp thế hệ Mi-17 có kinh nghiệm hơn vì vậy được ưu tiên sử dụng trong thời gian này là điều tất yếu. Yếu tố mức độ rủi ro về kinh nghiệm khai thác được xét đến ở đây chứ không phải vấn đề kể cả Mi-17 có khả năng bay trong bão còn ec225 thì không như bạn nào đó nói.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Máy bay trực thăng là phương tiện bay đa năng phục vụ cho nhiều quân binh chủng và đặc biệt không yêu cầu sân bay chạy đà. Hoạt động của trực thăng không chỉ phục vụ cho quân đội hay cứu hộ cứu nạn… Nếu có thời gian anh bạn trẻ nên đến sân bay Gia Lâm xin 1 suất phục vụ bay trên 1 máy bay dịch vụ của quân đội rồi sẽ hiểu tại sao Việt Nam lại mua 1 máy bay có mẫu mã đẹp thiên về phục vụ dân sự êm ái hơn 1 máy bay chở quân xóc mửa.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Archer Paratrooper:[/justify]
[justify]Từ năm 1998 AS 332 phiên bản cơ bản của EC 225 đã ra Trường Sa chở phó thủ tướng ra đó rồi (theo “Lịch sử dẫn đường không quân”). Và nói chắc chắn 1 điều rằng tất cả trực thăng bay ra Trường Sa dù mang thùng dầu phụ vẫn phải tiếp dầu khi trở về; khi thời chiến thì cất cánh từ một số sân bay có thể đi thẳng về.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Về giá thành của EC-225:[/justify]
[justify]Giá Mi 171 SAR của mình mua năm 2004 là 4,5 tr đô vì mình đổi 50% gạo[/justify]
[justify]Iran mua cùng thời giá đến 8 tr, còn hợp đồng mua Mi 17 V5 của Ấn nó kí với Nga năm 2008 đã là 18 tr đô 1 chiếc; Hợp đồng Mỹ mua trong năm 2011 là 21,7 triệu/ Mi-17.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong khi đó, giá năm 2011, EC 225 giá là 25 triệu, trong khi EC-225 áp dụng nhiều công nghệ mới, buồng lái máy bay hiện đại với các hệ thống điện tử, bay ổn định và cân bằng khi gặp dòng gió lốc, Mi-17 không bay được khi gặp gió lốc.[/justify]
[justify](Reds)[/justify]
[justify] [/justify]
nguyentandung.org
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)