Sức khoẻ 2010-06-08 14:45:08

Giác hơi cần chú ý


[size=4][/size]
[size=4]Nhiều người thích giác hơi nhưng không hề biết những cấm kỵ của liệu pháp này
[/size]
[size=4]Nhiều người "nghiện" giác hơi, nhiều người liều hành nghề giác hơi; sẽ rất nguy hiểm nếu họ không biết những điều cấm kỵ![/size]
[size=4]Có bệnh tim, đang hành kinh… chớ giác hơi![/size]
[size=4]Trong các biện pháp trị liệu của y học cổ truyền, giác hơi được nhiều người bệnh ưa thích, có khi đâm "nghiện".[/size]

[justify][size=4][/size][/justify]

[size=4]Người hành nghề giác hơi ở mọi nơi, mọi chỗ, kể cả ở bến xe, nhà ga, vỉa hè, bãi biển… với đồ nghề đơn giản chỉ là mươi ống giác và một… manh chiếu. Do không nắm chắc chỉ định, kỹ thuật và những điều cấm kỵ của phương pháp giác hơi, nên không ít trường hợp bị tai biến, nguy hiểm cho sức khỏe. Khi giác hơi trước hết phải nắm rõ những chứng bệnh và trạng thái cấm kỵ. Chẳng hạn, không giác hơi cho người có bệnh tim, bệnh thận, phổi, bệnh ưa chảy máu, người dễ bị xuất huyết dưới da, suy giảm tiểu cầu, bệnh máu trắng, phù toàn thân, bệnh tâm thần giai đoạn tiến triển, suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể quá mức, mắc bệnh da toàn thân, giãn tĩnh mạch nơi giác, co giật hoặc bị chuột rút, động kinh, phụ nữ đang hành kinh, người đang trong tình trạng say rượu, quá mệt mỏi, quá no hoặc quá đói…[/size]
[size=4]Những "vùng cấm địa"[/size]

[size=4]Ngoài một số bệnh không được giác hơi, cũng cần biết về một số vị trí trên cơ thể không nên làm giác hơi. Liệu pháp giác chỉ nên thực hiện ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp mỡ dưới da vừa phải. Không giác ở nơi có mạch máu nông, vùng tim đập, vùng da quá non và có sẹo, vùng mắt, mũi, môi, đầu vú, vùng da nhão có nhiều nếp nhăn. Chỗ giác lần trước nếu vẫn còn dấu vết thì không giác lại nơi đó nữa. Vùng thắt lưng cùng, vùng bụng dưới và vùng vú của thai phụ, vùng da mất tính đàn hồi…[/size]

[size=4]Cần để tư thế người bệnh phù hợp, sao cho vị trí giác được bộc lộ rõ, thuận lợi cho việc tiến hành thủ thuật và bệnh nhân cảm thấy thoải mái. Với những người lần đầu tiên được giác hơi, người thuộc thể thần kinh yếu, dễ căng thẳng, người già và suy nhược… nên chọn cho họ tư thế nằm và khi giác cần dùng ống giác nhỏ, thủ thuật tiến hành phải nhẹ nhàng.[/size]

[size=4]Ngoài ra, không nên giác ở ngoài trời, ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Tuyệt đối không nên giác ngoài bãi biển, hoặc trong phòng có máy lạnh đang để ở nhiệt độ thấp. Nên tiến hành thủ thuật trong phòng có nhiệt độ vừa phải và không có gió lùa.[/size]

[size=4]Trong khi giác, kỹ thuật viên cần chú ý hỏi cảm giác của người bệnh và chú ý quan sát phản ứng tại chỗ và toàn thân của bệnh nhân. Về phần mình, người bệnh có thể cảm thấy chỗ giác nóng, căng, buồn, ấm áp dễ chịu và buồn ngủ, đó là hiện tượng bình thường, đông y gọi là đắc khí. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều… thì cần báo cho kỹ thuật viên ngừng ngay để xử trí kịp thời.[/size]

[size=4]Sau cùng, khi giác hơi xong, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong một thời gian nhất định, tùy theo tình trạng bệnh lý, tránh hoạt động mạnh, không nên tắm rửa ngay, không uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác ngay sau giác. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần kịp thời báo cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý thích hợp.[/size]

[size=4]em giác nhiều quá đang sắp chết mong các bác lưu ý khi đi giác hơi 3be_eaten3 3be_eaten3 3be_eaten3
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)