[justify]
Ngành hàng không cũng kêu khó vì giá xăng dầu. Ảnh: KT |
[justify]Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VN Airlines) và Công ty CPHK Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific) vừa kiến nghị Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu nhiên liệu động cơ máy bay khi giá nhập khẩu tăng cao và không thu thuế bảo vệ môi trường, 1.000 đồng/lít với xăng dầu hàng không.[/justify]
[justify]Đề nghị ưu đãi thuế “nhập ngoại”[/justify]
[justify]
Theo Công văn số 10539, ngày 7/8 của Bộ Tài chính, cơ quan này đã nhận được kiến nghị miễn, giảm thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hàng không. Cụ thể, VN Airlines, tại công văn số 832 cho biết, trong 4 tháng đầu năm, tổng doanh thu và thu nhập ước đạt 31,41% kế hoạch, trong đó doanh thu vận tải hàng không đạt 31,77% kế hoạch. Trong khi doanh số sụt giảm, không đạt chỉ tiêu kế hoạch, VN Airlines lại phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng cao. Giá nhiên liệu bình quân thực tế tăng 7,44% so với giá kế hoạch. Giá nhiên liệu tăng làm chi phí của VN Airlines tăng thêm 303 tỷ đồng. Với quy mô kinh doanh hiện tại, nếu giá nhiên liệu tăng 1 USD/thùng thì chi phí nhiên liệu trong cơ cấu giá thành sẽ tăng thêm gần 150 tỷ đồng. Trong khi gặp nhiều khó khăn thì VN Airlines lại đang phải áp dụng mức giá cước vận chuyển cho hành khách chỉ tương ứng 118 USD/thùng giá nhiên liệu trong cơ cấu tính giá vé, thấp hơn nhiều mức giá cước tối đa cho phép.[/justify]
[justify]
Vì vậy, VN Airlines đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay thông qua chính sách thuế. Cụ thể, không thực hiện thu thuế nhập khẩu nhiên liệu động cơ máy bay khi giá nhiên liệu bay cao hơn hoặc bằng mức 118 USD/thùng. Khi giá nhiên liệu bay nằm dưới mức giá 118USD/thùng cũng chỉ áp dụng mức thuế nhập khẩu tương ứng để giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu không vượt quá mức 118 USD/thùng. Còn tại Công văn số 722, Công ty Jetstar Pacific kiến nghị: Không áp dụng thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không (thuế suất 0%) nếu giá nhiên liệu bay Jet A1 cao hơn hoặc bằng 100 USD/thùng; Nếu giá nhiên liệu bay Jet A1 thấp hơn 100 USD/thùng, mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng + giá thị trường của Jet A1 không cao hơn 100 USD/thùng; Tạm thời không áp dụng thuế môi trường đối với các doanh nghiệp hàng không trong nước.[/justify]
[justify]
[justify]Về tỷ trọng chi phí nhiên liệu bay trong tổng chi phí:[/justify] [justify] - Đối với Công ty Jetstar Pacific: Tổng chi phí nhiên liệu bay trong năm 2011 là 1.270,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% tổng chi phí khai thác.[/justify] [justify] - Đối với VN Airlines: Tổng chi phí nhiên liệu bay trong năm 2010 là 11.103,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% tổng chi phí khai thác; năm 2011 là 17.554,5 tỷ đồng (tăng 58% so với năm 2010), chiếm tỷ trọng 37% tổng chi phí khai thác.[/justify] |
Hiện Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco), thuộc VN Airlines đang cung cấp nhiên liệu động cơ máy bay cho 5 hãng hàng không nội địa và các hãng hàng không quốc tế tại 16 sân bay trên cả nước. Vinapco nhập khẩu nhiên liệu động cơ máy bay từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.[/justify]
[justify]Lại vướng “ưu đãi nội địa”[/justify]
[justify]Tại phần phụ lục Công văn 10539, Bộ Tài chính cho biết, giá cước vận chuyển của các hãng hàng không được thực hiện theo Quyết định số 2967, ngày 6/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này cho phép mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền là 5.000 đồng/hành khách/km, tương đương với mức giá nhiên liệu bay là 125 USD/thùng, với thuế suất thuế nhập khẩu 0% và không bao gồm thuế bảo vệ môi trường. Thực tế VN Airlines đang áp dụng giá vé bán cho hành khách với mức giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông tối đa là 3.000 đồng/hành khách/km tương ứng với giá nhiên liệu bay là 118 USD/thùng, với thuế suất nhập khẩu 0% và chưa bao gồm thuế bảo vệ môi trường. Lý do Cục Hàng không Việt Nam không áp dụng được mức giá cước tối đa được phép 5.000 đồng/hành khách/km là do tác động của sự suy thoái kinh tế, việc cắt giảm chi tiêu của doanh nghiệp và người dân, cạnh tranh giữa các hãng hàng không. Mặt khác, xăng máy bay và nhiên liệu bay nhập khẩu hiện phải chịu thuế nhập khẩu hiện hành là 12% theo Thông tư số 109, ngày 3/7/2012 của Bộ Tài chính và Thuế bảo vệ môi trường là 1.000 đồng/lít.[/justify]
[justify]
Tại Công văn 10539, Bộ Tài chính cho ý kiến, đối với thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể tại Luật và Nghị quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Do đó, việc điều chỉnh mức thuế suất hay tạm thời chưa áp dụng cần phải báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Với thuế suất nhập khẩu, do cơ chế “thuế nhập khẩu cho 2 Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn để đảm bảo không phải bù giá cho sản phẩm của hai nhà máy này, mức thuế nhập khẩu ưu đãi thấp nhất có thể áp dụng là 7%”. Hiện, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án lọc dầu Nghi Sơn (khi dự án đi vào vận hành thương mại, dự kiến vào năm 2013) đang được hưởng cơ chế ưu đãi, đó là được áp dụng mức giá bán buôn tại cổng nhà máy bằng giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu 7% đối với xăng dầu. Trường hợp qui định mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn 7%, Nhà nước sẽ phải bù giá cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án lọc dầu Nghi Sơn. Cuối cùng, Bộ Tài chính dự kiến mức thuế suất thuế nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng xăng máy bay và nhiên liệu bay như sau: Nếu giá platt’s Sin-Jet A1 từ 105 USD/thùng trở lên, mức thuế suất ưu đãi là 7%; Nếu giá platt’s từ 100 đến 105 USD/thùng, thuế suất là 8%… mức thuế suất cao nhất là 40% nếu giá platt’s xuống dưới 75 USD/thùng.[/justify]
[justify]
Công văn 10539 của Bộ Tài chính đang được gửi đến các Bộ Công Thương, Giao thông Vận tải, Kế hoạch & Đầu tư cùng hai đơn vị kiến nghị là VN Airlines và Jetstar Pacific để tiếp tục lấy ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.[/justify]