Bà Trần Thị Láng (63 tuổi) ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết có cha cao khoảng 2m do thừa hưởng gen di truyền của bà nội. Lúc Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy còn sống, ông này đưa cha bà lên Sài Gòn thi chiều cao với bạn bè là người nước ngoài và được xếp hạng nhì.
Cửa nhà 2,1m, với chiều cao này bà Láng cao hơn 1,8m. Ảnh: Ái Nam |
Gần nửa thế kỷ trước, một láng giềng thấy cô gái gần nhà có thân hình cao ráo, nghĩ thiếu nữ sẽ "giỏi việc từ rừng đến biển" nên cậy người sang cưới Láng cho con trai Lê Văn Sụa. Những lần ra chợ xã, thấy chồng thấp hơn vợ hơn 30 cm, mọi người hay trêu là "chị em" khiến bà Láng mặc cảm rồi không dám ra đường.
Lầm lũi mưu sinh dưới tán rừng phòng hộ ven biển, hàng ngày vợ chồng ngư dân này bắt được 1-2kg ốc lẫn với nghêu, sò đổi gạo sống đắp đổi. Trong 8 đứa con, có một nửa cao khều giống mẹ.
Chị Hồng cao hơn chồng gần 40 cm. Ảnh: Anh Tiến |
Em út chị Hồng là Bé Tám cũng vì mặc cảm về hình dáng mà không chịu đến trường nên mù chữ. 24 tuổi, Tám không có việc gì làm ngoài mò cua bắt ốc. Bốn người anh của cô cũng vất vả mưu sinh và cuối năm ngoái Lê Văn Lắm (cao 2,05 m) bị bệnh tâm thần bỏ nhà đi mất biệt sau ca mổ bướu tai. Lê Văn Lem cao 2,03 m, đi biển cả tuần cũng chỉ được 200.000-300.000 đồng.
Bé Tám đứng cạnh cha khi chưa lấy chồng Hàn Quốc. Ảnh: Anh Tiến |
Đầu năm nay, Bé Tám xóa bỏ mặc cảm "dị nhân", theo hàng xóm lên TP HCM "chào đoàn" lấy chồng Hàn Quốc lớn hơn mình 22 tuổi để nhận sính lễ là 20 triệu đồng giúp cha mẹ trả bớt nợ nần. "Sợ làm đám cưới sẽ hết tiền, Tám không cho gia đình đãi tiệc và cũng không muốn đứng cạnh chồng nơi đông người vì hai đứa chênh lệch chiều cao đến gần 5 tấc", bà Láng nói.
Chị Hồng luôn tìm cách tránh mặt người lạ khi có khách ghé nhà. Ảnh: Ái Nam |
Ái Nam
[size=medium] [/size]