Chuyện shock 2011-08-30 08:36:15

Ghê người “công nghệ” tạo màu cho miến


[justify]Thế nhưng, đó chỉ là vỏ bọc mà những người thợ tạo cho những sợi miến có độ tin cậy. Đằng sau nó là nỗi kinh hoàng về công đoạn "nhuộm màu" cho miến bằng hóa chất cực độc…[/justify]

[justify]Thích màu gì có màu ấy[/justify]

[justify]Cảm nhận đầu tiên khi PV đã mục sở thị về thôn Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội), nơi nổi danh về nghề miến là một mùi chua chua, nồng nồng của bột ủ nước, mùi thối khăm khẳm của những rãnh nước thải không qua xử lý. Sân nhà nào cũng chất ngất những bao bột dong riềng. Đôi khi những bao bột này lại được tận dụng làm bậc để thợ bước lên các khu chất đồ hay lò tráng.[/justify]

[justify]Do các mẻ hàng được làm liên tục, nên kể cả những thùng phi gỉ sét cũng được huy động ngâm bột. Miến mới thái sợi được phơi trên bãi cỏ, sân bóng, ngay cạnh bờ sông đầy rác và hôi hám. Bất cứ nơi đâu cũng có thể thành sân phơi từ đường tàu, nghĩa trang…[/justify]

[justify]Nhưng điều khiến chúng tôi giật mình có lẽ chính là công đoạn "nhuộm màu" cho sợi miến. Bột dong riềng ngâm nước trong nửa ngày rồi lọc lấy tinh bột. Sau đó người ta đem hoà vào mỗi thùng bột ấy một muôi bột màu trắng, thường được gọi là "thuốc tẩy" để miến có màu trắng, hay hanh hao vàng.[/justify]


Miến đã qua các công đoạn tẩy và nhuộm ở Cự Đà (Ảnh minh họa)


[justify]Theo lời kể của chị H. một thợ làm miến trong làng, mỗi một ngày thôn Cự Đà cung cấp hàng tấn miến cho các chợ đầu mối, nhà hàng ăn uống tại Hà Nội và hầu hết các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên để những sản phẩm có thể cạnh tranh với thị trường về chất lượng hầu hết các hộ dân ở đây đã sử dụng một số hoá chất công nghiệp để tẩy bột và tạo độ dẻo dai cho những sợi miến.[/justify]

[justify]Theo người trong nghề, người tiêu dùng thích màu gì, thợ cũng làm được màu ấy. Người tiêu dùng mỗi vùng lại chuộng một loại miến có màu khác nhau, nên bây giờ các cơ sở sản xuất còn thêm công đoạn làm màu. Ví như người miền Nam thì thích sợi miến có màu trắng trong, do đó, chỉ cần tẩy bột thật kỹ, miến càng trắng thì thuốc tẩy càng nhiều. Nhưng người miền Bắc lại thích có màu vàng ruộm, hoặc hơi xám vì họ cho rằng như thế mới là miến mộc, không tẩy. Để có được những mẻ hàng màu đẹp như yêu cầu, bột sau khi tẩy xong sẽ được pha màu bằng nước hàng hoặc chất tạo màu.[/justify]

[justify]Sởn gai ốc với công nghệ “tẩy” miến[/justify]

[justify]Để tìm hiểu cách pha chế bột làm miến của người dân Cự Đà, chúng tôi đã nhập vai là khách từ tỉnh xa muốn tìm mối hàng để mua với số lượng lớn. Theo sự giới thiệu của người dân trong làng, chúng tôi đến nhà ông S. một trong những gia đình làm miến nhiều nhất Cự Đà.[/justify]

[justify]Sau một hồi đặt vấn đề về giá cả, cách thức vận chuyển, thanh toán khi mua hàng, chúng tôi lân la làm quen với anh Tiến là thợ chính ở đây. Nài nỉ mãi anh Tiến mới tiết lộ cho chúng tôi biết: "Nguyên liệu làm miến được lấy từ bột dong riềng. Đầu tiên bột dong riềng được ngâm nước trong khoảng thời gian 5- 6 tiếng, chắt lọc khoảng 2-3 lần nước để lấy tinh bột. Sau đó họ sẽ dùng các loại hóa chất mà người ta vẫn gọi là thuốc trắng và thuốc tím hoà với axít để tẩy trắng bột. Sau khi tẩy, thùng bột sẽ có màu trắng phau".[/justify]


Rất dễ để có được một màu miến đẹp như thế này (Ảnh minh họa)


[justify]Theo anh Tiến, việc sử dụng thuốc tím không có nguy hại vì đây là loại hoá chất vẫn được dùng để tẩy khuẩn có trong một số loại thức ăn!? Còn "thuốc trắng" ngoài tác dụng tẩy bột thì nó còn làm cho bột dai, dẻo và để được lâu hơn vì nếu một mẻ bột không cho các loại thuốc trên thì bột hay bị vữa không thể tráng được bánh và khi cắt thành sợi miến sẽ bị gẫy.[/justify]

[justify]Chúng tôi gặng hỏi địa chỉ để đến mua thì chị H bảo rằng: "Người ta không bán cho người lạ mà chỉ bán cho người trong làng. Và hiện nay có 2-3 người chuyên cung cấp các loại "thuốc trắng" làm miến cho cả làng. Nghe đâu các ông chủ này trước đây cũng làm miến nhưng sau chuyển sang buôn thuốc và cũng khấm khá lên trông thấy". [/justify]

[justify]Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, các ông chủ bán thuốc này nhập thuốc từ một đại lý hoá chất ở Đồng Xuân (Hà Nội). Cả hai loại thuốc được đựng trong thùng kim loại, ở ngoài nhãn mác ghi bằng tiếng nước ngoài nhưng không thấy đề xuất xứ và hạn sử dụng, công dụng cũng như hướng dẫn sử dụng. Thuốc trắng có dạng bột như bột sữa có màu trắng, đựng trong thùng tôn ngoài có ghi 25kg.[/justify]

[justify]Cũng loại thùng như thế chứa thuốc tím lại thấy ghi trọng lượng 50kg. Sau khi cất buôn từ đại lý về, các ông chủ này sẽ tự chia và đóng thành các gói nhỏ theo tỷ lệ thuốc tím 1/2kg; thuốc trắng 1kg và kèm 1chai axít khoảng 0.5l là một lượng đủ để pha chế cho 1tấn bột để bán cho các hộ làm miến. Một cặp như thế giá gần 60.000đồng.[/justify]

[justify]"Thuốc" luôn sẵn, giao hàng tận nơi[/justify]

[justify]Theo chị Liên, chủ một cơ sở làm miến trong thôn Cự Đà, đây là một loại hợp chất cực độc, vì khi đổ axít trộn với hai hóa chất đó sẽ thấy hợp chất sôi lên sùng sục bắn toé ra ngoài và không cẩn thận có thể làm bỏng da. Những người trực tiếp trộn bột nếu không đeo khẩu trang thì không chịu nổi những mùi hắc xông lên từ các hóa chất đó. Hơn nữa, khi pha chế các loại thuốc này với bột nếu họ không có phương tiện bảo hộ thì rất dễ bị ăn tay, chân, gây viêm loét da độ mạnh. Thế nhưng loại thuốc này có thể mua dễ dàng ở chợ Đồng Xuân với giá hơn 25.000- 30.000đ/gói, trước đây chị phải ra tận Đồng Xuân để mua nhưng bây giờ nhiều mối chở về tận nơi giao hàng.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)