[/size]
[size=2][/size]
[size=2]
1. Vũ Sắc “đèo cô Ngọc Lý đi nạo thai”
Nhà văn Hồ Phương viết cuốn “Biển gọi”, có cô Ngọc Lý kỹ sư ở một viện khoa học nọ rất quý trung uý Hải quân Vũ, thuyền trưởng một con tàu “không số” chuyên vận tải vũ khí từ vùng biển miền Bắc vào các vùng biển miền Nam. Ngọc Lý cũng rất căm giận cô Duyên - người yêu của Vũ – đã không chung thuỷ với anh. Từ chỗ quý, Ngọc Lý đã thương và yêu Vũ.
Cho đến một đêm, trước một chuyến Vũ sắp đưa tàu “không số” vượt tuyến. Ngọc Lý đã A-B-C với Vũ, mà theo nhà văn Vũ Sắc gọi là hiến dâng tất cả cho Vũ (còn hiến dâng cái gì thì tôi không biết). Vũ ra đi vô cùng thương nhớ Ngọc Lý. Và với Vũ, Ngọc Lý còn là một trong những động lực mãnh liệt giúp anh vượt qua những hiểm nguy, ác liệt…
Ngọc Lý ở lại và cô đã có mang. Bàn tán, eo sèo, rồi bùng lên những lời kết tội cay nghiệt của cá nhân, của cả tổ chức quanh cái “bào thai” rất ghê. Nhưng cô đã dũng cảm, hiên ngang chống chọi lại dữ dội để bảo vệ “nó”, đồng thời “nó” cũng là một trong những nguồn động lực mãnh liệt giúp Ngọc Lý vượt qua bao gian khổ của người hậu phương vừa phải chống chiến tranh phá hoại của Mỹ vừa phải lao động hết mình phục vụ cho tiền tuyến.
Với chi tiết này, cùng với nhiều chi tiết khác, “Biển gọi” phát triển và kết thúc tốt và rất hấp dẫn.
Tác giả Hồ Phương và biên tập Vũ Sắc cùng Trưởng phòng biên tập Văn nghệ (tôi không nhớ rõ Đại tá Trần Kư, Đại tá Đinh Tiến hay Đại tá Đỗ Gia Hựu) khoái lắm.
Nhưng ông Tổng biên tập lại không khoái! Ông duyệt, ông trả lại bản thảo, bảo Vũ Sắc: “Hồ Phương viết khá, nhưng để cô Lý chửa sẽ gây ra vô kỷ luật cho quân đội, nên “tước” cái chi tiết ấy đi”.
Bị bất ngờ quá, nhưng Vũ Sắc cũng có phản ứng nhanh: “Bên ngoài, sách của họ đã viết về chi tiết ấy nhiều, mà giải quyết cũng đẹp cả. Vả lại tước chi tiết đó đi thì một phần cái “nhụy” của “Biển gọi” coi như vứt đi”.
Ông Tổng biên tập cũng phản ứng lại nhanh và cũng rất tập trung vào hai điều Vũ Sắc vừa phản ứng với ông: “Bên ngoài là bên ngoài, ta, quân đội là quân đội. Nhuỵ hay hương gì không có lợi cũng cần tháo ra”!
Nghe thế, biết ông đã dứt khoát, và Vũ Sắc cũng rất nhanh tự thấy nếu giằng co thêm một “nấc” nữa sẽ nảy sinh “vấn đề” nên nhà văn rút lui. Về bàn với Trưởng phòng cũng chẳng có cơ mưu gì cứu vãn được. Vũ Sắc ra về, đạp xe “đèo cô Ngọc Lý đang bụng mang dạ chửa” đến 15 Văn Miếu – nhà của Hồ Phương – bàn cách “nạo”!
Phải qua hai ngày liên tục Vũ Sắc vừa phải nghe Hồ Phương nói những lời như chan canh, đổ mẻ vào mặt, vừa kiên nhẫn trình bày thuyết phục tác giả, kể cả việc đem chuyện “tình đời” ra bàn luận, đem cả mối tình cảm bạn bè giữa Hồ Phương và Vũ Sắc đã từng có bao năm trời ra “kêu gọi” nhau, Hồ Phương mới đành chịu “nạo”.
Một tháng sau Vũ Sắc nhận lại trọn vẹn bản thảo “Biển gọi” đã được tu chỉnh chu đáo. Khi đưa Vũ Sắc chương XII – chương cuối cùng của tập bản thảo dày 350 trang – Hồ Phương mệt mỏi, nói: “Chúng mình vừa làm xong một việc thất đức, vô văn học…!”.
Vũ Sắc cũng không biết nên đáp lời tác giả thế nào, chỉ chép miệng nói như thở hắt ra một câu: “Thôi đừng nghĩ ngợi làm gì nữa, lúc này hãy cho qua đi, ông Hồ Phương ạ”!
2. NẠO QUỐC GIA RỒI, GIỜ NẠO QUỐC TẾ!
[/size]
[size=2][/size]
[size=2]
…Cậu I-van, I-viếc gì đó, lính giữ pháo đài A, B gì đó cùng cô y tá Na-ta-sa, Na-ta-sinh gì đó, qua bao tháng trời chiến đấu khốc liệt đẻ giữ pháo đài, hai người đã yêu thương nhau và Na-ta-sa cũng đã có mang… Tình tiết phát triển cũng hay lắm. Chả hay mà cả tập truyện dài có hai nhân vật ấy lại được giải thưởng Văn học của Liên Xô, và được vào kế hoạch dịch của Phòng biên tập Văn nghệ Nhà xuất bản Quân đội.
Ấy thế mà chú bạn cùng phòng với Vũ Sắc phụ trách mảng sách dịch có lệnh của ông Tổng biên tập, chú này cũng phải vác cô Na-ta-sa đến nhà dịch giả để… để… cũng để nạo!
Ác cái là tác giả cuốn truyện này ở tận Mạc Tư Khoa, cách Nhà xuất bản Quân đội ta hàng vạn dặm.
Dịch giả và chú bạn cùng phòng Vũ Sắc loay hoay không biết nên xử lý sao cho thuận. Tác giả xa, sửa cho nó “nhuyễn” như “Biển gọi” (của Hồ Phương), “Vùng trời” (của Hữu Mai) thì không sửa được. Cuối cùng cả hai tặc lưỡi, xắn tay áo lên: Nạo! Nạo quách một chương đi. Thai nạo! Trời đất, súng đạn, lỗ châu mai, Ốp, Ếp, Đi-mi-tờ-ri, chiến hữu, cấp trên, cấp dưới của I-van, Na-ta-sa… nghĩa là tất cả cái gì có mặt trong chương ấy, dịch giả và chú biên tập viên ấy nạo tuốt, nạo gọn sạch.
Đem về trình với Gíam đốc, bản thảo được duỵệt và được đưa in như kế hoạch đã định.
Vũ Sắc ngửa mặt lên trời mà than:
“Nạo” quốc gia, “nạo” quốc tế!
Giỏi! Giỏi thật!
[/size][/justify]