[size=4]Trong suy nghĩ của các bà chồng thành phố, nếu con trai mình cưới một cô gái quê thì chắc chắn nàng dâu này sẽ “biết cư xử’ hơn các nàng dâu thành thị. Thế nhưng nhiều bà đã thấy mình hố nặng.
[/size]
[/size]
[size=4]
Đi 500 cây số tuyển con dâu
Thấy con trai 35 tuổi rồi mà vẫn mải làm việc và bia bọt với bạn bè mà không tính chuyện vợ con, bà Thịnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) quyết định rằng đã đến lúc mình phải ra tay. “Tùy , ưng ai là con cưới liền. Mà lo kiếm cô nào ngoan ngoan, kẻo khổ chứ không phải con đâu”, anh con trai nói.
Bà Thịnh nghĩ con mình ít tiền, không đẹp trai, tính vô tâm, nếu lấy vợ thành phố thì dễ bị chê bai và “qua mặt”, nên tốt nhất là kiếm một cô gái gốc nông thôn cho “lành”. Quê bà ở Quảng Ngãi, quá xa xôi, nên bà nhắm đến quê chồng, cũng là một tỉnh miền Trung nhưng chỉ cách Hà Nội có… 500 cây số.
Bà Thịnh lập tức gọi điện cho anh chị họ chồng, đọc một loạt cái gạch đầu dòng về tiêu chuẩn con dâu để bà con thấy ai hợp thì giới thiệu. Một tuần sau, bà ngồi xe khách đi gần một ngày trời về trực tiếp xem mặt các ứng viên. Sau vài “vòng loại”, cô Hải 27 tuổi lọt mắt xanh của bà. “Nó bị trai làng chê cao to quá nhưng thực ra như thế mới đẹp, lại khỏe. Mà ở quê, nó coi như ế chồng rồi, lấy được con mình khác nào mèo mù vớ cá rán, thể nào cũng phải ở tử tế”, bà nói
[/size][size=4]Đã ba năm sau đám cưới, giờ nếu có ai hỏi về nàng dâu, bà Thịnh đều chép miệng: “Con dâu tôi được cái sáng dạ, học nhanh”. Ý bà nói Hải chỉ chóng bắt chước những thói hư tật xấu ở thành thị. Mới phụ bán hàng ở chợ được mấy buổi, cô đã học ngay được lối nói chao chát, thậm chí cả những câu chửi tục, nhiều khi quên mất lại “vg” luôn ở nhà. Hải cũng cập nhật rất nhanh lối mua đồ sẵn, cần gì là ra chợ hoặc quán cơm bụi bê về, không cần nấu nướng. Việc dọn dẹp nhà cửa, cô cũng đề nghị chồng quán triệt “thuê người theo giờ cho tiện”.
Nhắc mãi không được, lâu dần chồng Hải đâm chán, không buồn đụng đến. Hải đâm ra buồn bực, gắt gỏng, việc nhà càng bỏ bễ, chồng có mắng cũng chẳng buồn nhịn nữa.
Dâu quê lấn lướt chồng phố
Ngày Hoàng dẫn cô bạn gái về nhà, bà Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) hết hồn với cô gái “đi tất thay quần”, tóc xù nhuộm vàng, mắt kẻ đen sì với hàng mi giả chấp chới. Bà kiên quyết phản đối vì “nhìn đã thấy chơi, láo lếu rồi”. Bà gợi ý nên chọn một cô gái xuất thân nông thôn như bà, vì những cô gái này thường ngoan ngoãn, chịu khó, ít đòi hỏi.
Một thời gian sau, Hoàng chia tay cô tóc xù, không biết vì chán người yêu hay nghe lời .
Một lần em gái Hoàng đưa cô bạn tên Hân, quê Thái Bình về nhà chơi. Thấy Hân mặt mũi sáng sủa, nhanh nhẹn, nói lễ phép, bà Loan ưng lắm, ra sức vun vào cho con trai. Bị “tấn công” dồn dập, Hoàng dần dần cũng đem lòng yêu Hân. Chưa đầy nửa năm, đám cưới đã được tổ chức. Tự mình chọn vợ cho con, thế mà bây giờ, bà Loan cũng đã chán nàng dâu đến tận cổ.
“Về nhà tôi chưa được mấy, nó đã xúi chồng đòi bố mua nhà cho ở riêng. Thằng Hoàng mới đi làm chưa có tích lũy, vợ chồng tôi thì chỉ có lương hưu, lấy đâu ra tiền tỷ mà mua nhà. Thế là nó bảo sao không bán cái nhà đang ở, thừa sức đổi hai c hộ, bố một, chúng con một. Tôi nói nhà tổ tiên để lại không bán được, mới lại bọn tao không quen ở nhà cao tầng. Thế là nó cư xử ngày một láo. Ông nhà tôi còn nghe nó nói qua điện thoại với bạn nó là phải như thế để cho ông bà chán, kiểu gì cũng phải mua nhà cho ở riêng”, bà Loan tâm sự.
Gái quê cũng biết cắm sừng
[/size][size=4]Trung (35 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội), từng yêu sâu đậm hai lần: một là cô bạn thời sinh viên, hai là cô đồng nghiệp cùng tổng công ty. Các cô đều thông minh, tháo vát, tinh tế, nhưng rốt cuộc đều bỏ anh mà đến với người khác. Thất vọng, Trung thề độc với bạn bè là từ giờ không yêu đương gì nữa: “Tao sẽ lấy một con vợ nhà quê để nó đẻ con cho ông bà có cháu bế, để nó nấu nướng giặt giũ cho tao . Gái quê xấu xí, không biết nói chuyện, tao cũng cóc cần luôn, miễn là nó không học cái thói phản bội của bọn gái trí thức, lăm le chê chồng, cắm sừng chồng”.
Thế là khi bà giới thiệu con út người bạn của bà ở quê, thấy cô có vẻ gọn gàng, sạch sẽ, ít nói, Trung gật đầu ngay lập tức. Vợ chồng sống với nhau 6 năm, đẻ được hai đứa con, tuy không phải yêu đương nồng thắm nhưng cũng thuận hòa. Đùng một cái, trong nhà loảng xoảng tiếng mâm đổ, bát vỡ, rồi Trung biến thành kẻ nát rượu. Hóa ra đứa con thứ hai là “hạt giống” của… cậu em họ anh, có thời ở nhờ trong nhà.
“Từ giờ xin chừa cái dại kén dâu quê”, bà Tính Trung đấm ngực than. Nhưng chồng bà gắt: “Quê tỉnh gì? Bà không ở quê ra chắc? Tôi đã cản rồi, tại bà cứ cố gán ghép mới thành ra thế”. Ông Tính là người duy nhất trong gia đình phản đối cuộc hôn nhân của Trung, vì ông cho rằng cô gái đó không phải mẫu người con trai ông có thể yêu, và cô gái đồng ý cũng chỉ vì muốn có một tấm chồng thành phố, nếu cố lấy mà không có tình cảm thì kiểu gì cũng sinh chuyện.
Cùng quan điểm này, Trần Tâm, 30 tuổi, nhà ở Lĩnh Nam, Hà Nội, người vừa từ chối một cô gái quê rất ngoan và đảm do bác ruột giới thiệu, nói: “Vấn đề không phải là phân biệt nông thôn hay thành phố, ở đâu mà chẳng có người hay người dở. Lấy vợ thì phải tính có hợp nhau hay không, có yêu nhau không, chứ nếu đưa chuyện quê hay tỉnh ra làm tiêu chí thì dễ đứt gánh lắm”.
[/size]