[/justify]
[justify]Dạt… cho sành điệu[/justify]
[justify]V là học sinh lớp 10, gia đình cô khá giả do bố mẹ làm ăn buôn bán lớn. Bố mẹ V không có nhiều thời gian dành cho con cái, nên ông bà giao cô con gái duy nhất cho ông bà nội ở nhà trông coi. V không phải động tay động chân đến bất cứ việc gì chỉ ăn học, mọi việc trong nhà đã có người giúp việc rồi.[/justify]
[justify]Tuy được bố mẹ nuông chiều và cuộc sống vật chất đầy đủ, nhưng V không ăn chơi đua đòi. Cô bé chỉ có biết hàng ngày đi học rồi về nhà với ông bà, xem phim hoặc tập đàn – môn nghệ thuật mà cô bé đang theo đuổi. Khi nghe V kể về cuộc sống “giản dị” của mình, mấy cô bạn cùng lớp với V đã cười ồ lên và bảo V là quá tồ, vẫn còn “bám đít ông bà”. Mấy cô bạn bảo muốn sành điệu thì phải làm thế này thế kia.[/justify]
[justify]V suy nghĩ nhiều về mấy câu nói ấy của các bạn lắm. Cô thấy đúng là các bạn ở tuổi của mình ai cũng có người yêu, sau giờ học chúng đưa nhau đi chơi, đi uống cà phê, đi xem phim… còn cô bé thì chỉ quanh quẩn ở nhà. Nghĩ vậy nên V cũng quyết không chịu thua kém bạn bè “sắm” ngay cho mình một người bạn trai. Vốn xinh xắn, trắng trẻo lại là con nhà khá giả nên V được nhiều cậu choai choai trong trường để ý từ lâu. Nay thấy “người đẹp” có nhu cầu là các cậu đổ xô vào “ứng cử” ngay. Sau một thời gian nhờ có ban “cố vấn” là mấy cô bạn giúp đỡ, V đã tìm cho mình được người yêu khá hợp “gu” với mình.[/justify]
Cậu bạn trai của V cũng bằng tuổi cô bé, gia đình làm ăn buôn bán hàng điện tử, bố mẹ đi suốt ngày và dĩ nhiên cậu con trai cưng luôn được tự do bay nhảy, thoải mái thời gian đưa V đi chơi. Khác với V, cậu này cái gì cũng biết. Chẳng hiểu cậu thủ thỉ vào tai V những gì, mà chỉ hai tháng sau mấy cô bạn “chuyên gia cố vấn” lại một lần nữa phải chụm đầu vào bàn bạc chuyện giúp V đi phá bỏ cái thai trong bụng.
[justify]Từ đó V học hành sa sút hẳn. Cô bé lấy đủ lý do đi học hành, hội họp này nọ để trốn nhà đi chơi. Mới đầu thì cô còn được dân “dạt nhà” cùng trang lứa nhiệt tình tiếp đón, nhưng sau thấy V không còn xin bố mẹ được nhiều tiền như trước thì chúng cũng dần dần tìm cách… tẩy chay.[/justify]
[justify]Ông bà đã thì đã quá già để cô bé có thể tâm sự chuyện trò còn bố mẹ thì cả tháng vắng nhà có khi chỉ về có mấy hôm, cậu người yêu thì đã “lặn một hơi” sau khi biết V có thai. Chẳng có ai để tâm sự những lúc buồn V lại đi dạt qua đêm tại các quán bar, quán net nơi trước đây cô bé được bạn trai đưa đến, 16 tuổi V thấy đời mình sao mà mờ mịt.[/justify]
[justify]Bố mẹ đẩy con ra đường[/justify]
[justify]T là trường hợp như vậy. Nói thế không có nghĩa là bố mẹ T ghét bỏ con mình và đuổi cô bé ra ngoài đường vì lý do gì, mà là T tự động đi dạt khi tuổi đời còn khá trẻ trẻ. T đang học năm cuối cùng của đời học sinh. Hàng ngày phải bù đầu vào sách vở.
Sáng học, chiều học tối về cũng đi học. Thế nhưng cô bé không hề thấy mệt mỏi mà ngược lại còn coi đó là niềm vui. Cô đi học không phải vì yêu việc học tập, không phải vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới. T học vì không muốn ở nhà, không muốn nghe những trận cãi vã chửi bới của bố mẹ. Hồi đó T nghĩ có thể bố mẹ cãi nhau vì chuyện tiền nong trong làm ăn gì đó, cô bé rất buồn nhưng cũng thấy thương bố mẹ. T nghĩ chắc vì cô mà bố mẹ mới phải suốt ngày lao đầu vào làm ăn, kiếm tiền. [/justify]
[justify]Nhưng đến một hôm khi T phát hiện ra sự thực không phải như những gì cô nghĩ. Lần đó T được nghỉ học về sớm, vừa về đến nhà cô đã nghe thấy những tiếng chửi bới oang oang của bố. T định quay xe đi đâu đó tránh cho bố mẹ, thì bất chợt cô nghe thấy tiếng bố cô quát to:[/justify]
[justify]- Cô là đàn bà mà như thế à? Cặp với cái thằng trẻ ranh chỉ bằng tuổi con gái mình mà không biết xấu hổ à, thử hỏi cô là loại vợ gì, loại mẹ gì hả?[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]- Anh chẳng có quyền gì mà lên lớp dạy bảo tôi, thế những lần anh đi cặp kè hết với con này con kia thì sao? Thế cái lần anh dắt tay con bé thủ quỹ đi từ nhà nghỉ ra thì là gì? Là tử tế đứng đắn chắc, anh nói mà không biết đường xấu hổ.[/justify]
[justify]T choáng váng khi nghe những lời đối thoại của bố mẹ. Cô thật không ngờ, tưởng bố mẹ mỗi lần to tiếng là vì chuyện tiền bạc, tưởng rằng bố mẹ suốt ngày chúi đầu vào công việc. Vậy mà hóa ra tất cả là như thế này đây.[/justify]
[justify]Cô thấy hận bố mẹ vô cùng, cô nghĩ đến những khoản tiền này nọ bố bảo là cần để đi tiếp khách, đi làm ăn. Những bộ đầm đắt tiền của mẹ, những chuyến đi xa mà mẹ bảo là đi công tác tìm mối làm ăn… Chắc hẳn đó chỉ toàn là những lời nói dối. Cả 3 năm học cấp 3 chưa một lần nào bố mẹ biết đi họp phụ huynh cho cô, họ nói là bận. Rốt cục là bận như thế này đây, T xót xa khi nghĩ đến điều đó.[/justify]
[justify]Trong đầu T dần hình thành một suy nghĩ tại sao cô lại không tận hưởng những gì mà bố mẹ cô đang có. Tại sao cô lại cứ như một con gà công nghiệp chỉ biết lầm lũi học ngày đêm cho một cái tương lai mà cô cũng chưa định hình được… Mở đầu cho công cuộc thay đổi lối sống, T đòi bố mẹ mua cho một chiếc xe máy đời mới thay cho chiếc xe đạp đang đi. Thấy bố mẹ không đồng ý, cô bé đã nhắc lại chuyện “ăn chả ăn nem” của cả hai để uy hiếp. Ngoài ra, T còn đòi hỏi bố mẹ cho tiền tiêu pha mua sắm quần áo, tiền đi chơi… Cứ thế T dần bỏ qua việc học hành, chỉ lao đầu vào những cuộc vui nhiều khi kéo dài thâu đêm suốt sáng.[/justify]
[justify]Chỉ đến khi T bị công an bắt khi đang sử dụng thuốc lắc ở vũ trường, thì bố mẹ cô bé mới biết con mình sa ngã. Mẹ của T đã ngất lên ngất xuống, khi nghe cô con gái cưng nói là mình đã mất cái quý giá nhất đời con gái trong một lần say rượu, và đến khi tỉnh dậy thì không biết ai trong số đám bạn trai đã gây ra chuyện đó.[/justify]
[justify]Tương lai về đâu?[/justify]
[justify]Trường hợp của T và V trên đây mới là hai trong số rất nhiều các bạn trẻ sống buông thả tự đánh mất mình. Liệu rồi mai này tương lai của các em sẽ về đâu khi mà các em không có gì làm hành trang làm điểm tựa bước vào đời.[/justify]
[justify]Ở độ tuổi dậy thì các em còn rất non nớt để thích nghi với xã hội, các em chưa biết phân biệt nhiều về mặt trái của cuộc sống, chưa biết ứng xử với những gì mình gặp phải. Vì vậy khi bị những suy nghĩ lệch lạc tiêm nhiễm vào đầu, nếu không có bố mẹ bên cạnh bảo ban dạy dỗ thì chuyện sa ngã là điều khó tránh khỏi. Tương lai của các em là phụ thuộc vào chính các em, do các em tu dưỡng học tập mà nên.
Nhưng để cho các em định hướng nhận thức được điều đó thì phải có sự dẫn dắt của cha mẹ. Cha mẹ phải là những người đầu tiên làm gương cho con cái học tập noi theo. Đồng thời các bậc cha mẹ cũng phải là tấm lá chắn cho con mình tránh được những cạm bẫy, cám dỗ ngoài xã hội. Thiết nghĩ việc kiếm tiền là điều tất yếu, nhưng không nên vì thế mà các ông bố bà mẹ sao nhãng chuyện giáo dục con cái. Bởi có nhiều tiền mà hạnh phúc gia đình không có, con cái hư hỏng thì tiền kiếm ra cũng thành vô nghĩa.[/justify]
[justify]
[/justify]
Hoàng Tuấn