Khoa học - Lịch sử 2011-08-05 20:00:19

[FUN] - Một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Khựa


[size=5]

Đố các bạn phát hiện ra điều gì lạ trong bài này?
[/size][size=3]

[/size][size=3][size=4]Quan điểm sống của Khựa[/size]
[/size][size=3]
[/size][size=4]Phóng viên (PV): -Thưa giáo sư, trước tiên xin được nói lời cảm ơn vì đã nhận lời mời của chúng tôi! Xin giáo sư cho tôi được nhận xét đôi lời rằng pháp sư là một trong số không nhiều những người hoạt động vô tư, hết mình, kiên trì và có hệ thống vì nền văn hóa nước nhà, với mục tiêu mang lại một lối sống hợp lý cho mọi người!

Giáo sư (GS): -Vâng, xin cảm ơn!

PV: -Thưa
[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư kính mến, người Trung Hoa hay có những ý tưởng độc đáo & sâu sắc về phương châm sống. Những triết gia đời Khổng – Mạnh đã đành, người đời sau cũng vẫn có.

GS:
- Vâng.

PV:Chẳng hạn, Lương Khải Siêu (1873-1929), một danh nhân văn hóa đời Thanh đã có một lời khuyên rất uyên bác cho mọi người, đại ý: “Mỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng, mỗi năm đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người bình thường thì luôn bị cuộc sống cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sĩ thường lại hay xa rời cuộc sống nhân quần, không thể hòa nhập được vào đời thường. Duy chỉ có những người rất có văn hóa mới vừa luôn hòa nhập vào đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật vào bất cứ lúc nào để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời. Điều ấy nói thì dễ, chứ làm thì khó lắm thay!?” Thi thoảng phải đứng ngoài cuộc đời để nhìn lại chính mình ,nhìn lại cuộc đời để sống có ích hơn cho đồng loại, tư tưởng ấy thật thanh cao, nhưng cũng vì nó quá thanh cao nên chưa hẳn đã thích hợp với cuộc sống đa dạng và sôi động, đồng thời cũng xô bồ và thực dụng hơn của thời đại ngày nay, có phải không thưa
[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư?

GS:
Vâng.

PV: Ý tưởng của người Trung Hoa ngày nay về phương châm sống xem ra vẫn sâu sắc như xưa, nhưng xem ra có vẻ thiết thực hơn nhiều. Phương châm ấy được diễn đạt một cách rất “Trung Hoa hiện đại” như sau:
Một “trung tâm”: lấy sức khỏe làm trung tâm.
Hai “một chút”: thoải mái một chút, hồ đồ một chút.
Ba “quên”: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù.
Bốn “có”: có nhà ở, có bạn đời, có bạn tri âm, có Sổ tiết kiệm.
Năm “phải”: phải vân động, phải hòa nhã lịch sự, phải biết cười, phải biết kể chuyện, phải tự biết mình là người bình thường! Thưa
[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư có đúng không ạ?

GS:
-Rất đúng.

PV: Điều “một trung tâm” là cực kì quan trọng. Thường thì mãi đến lúc già yếu hay lúc ốm đau ta mới thấy sức khỏe là quý giá, khi ngoài kia là trời xanh lồng lộng và nắng gió lung linh mà ta ngồi đây bất lực, mới thấy hối tiếc một thời phung phí sức lực một cách dại dột và liều lĩnh. Rất may là chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn, y học ngày càng hiện đại hơn nên tuổi thọ con người sẽ còn cao hơn nữa. Sắp đến cái ngày mà “Sáu mươi chưa phải là già, bảy mươi tuổi vẫn còn là trung niên”. Hạnh phúc thay một tâm hồn lànnh mạnh trong một cơ thể cường tráng. Xin hãy nhớ, ở bất cứ tuổi nào cũng phải lấy sức khỏe là trung tâm.

GS:
Vâng.

PV: - Thưa quý vị khán thính giả! Điều “hai một chút” thật là chí lý. Đừng đạo mạo quá, đừng lên gân quá, hãy sống hồn nhiên như mình vốn có, “thoải mái một chút”, một chút thôi nhé, - là hợp lý với tự nhiên bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng căng như một dây đàn đúng giọng được. Cũng đừng quá tự giày vò mỗi khi lầm lỡ, ai mà chẳng có lúc sai, hễ có sai thì hãy tự nhủ “hồ đồ một chút” chưa sao! Cũng lại chỉ một chút thôi nhé, luôn hồ đồ thì “no table”, hồ đồ nghiêm trọng thì sẽ phải trả giá đắt, đôi khi hối không kịp!

GS:
Đúng!

PV: Điều “ba quên” là để cho lòng mình thanh thản. Lỡ đã già rồi, lỡ mang bệnh tật rồi thì hãy cố quên đi, “quên tuổi tác” và “quên bệnh tật”, hãy vui sống mỗi ngày bằng những công việc thường nhật có ích cho chính mình, cho những người thân yêu và cho đời… Cuộc đời riêng của mỗi người chỉ có thể thật thanh thản khi biết “quên hận thù”, quên hận thù là điều rất khó, nhưng cũng sẽ dễ dàng hơn khi thực lòng muốn có sự thanh thản của tâm hồn!
Điều “bốn có” rất đời thường, dung dị và thiết thực. “Có nhà cửa” và “có bạn đời” tức là có gia đình yên ấm, cho dù thế giới văn minh này có biến đổi thế nào chăng nữa thì gia đình vẫn là tế bào bền vững của xã hội, cũng là nơi trú ẩn cuối cùng đáng tin cậy cho những tâm hồn cô đơn đang bị tai họa phũ phàng rượt đuổi. Không có gì buồn bằng nỗi buồn không “có bạn tri âm”, như “rượu ngon không có bạn hiền”, sống trên đời ai cũng có ít nhiều bạn, nhưng bạn tri âm chia sẻ ngọt bùi với mình thì không phải người nào cũng có, thiếu bạn tri âm cuộc đời sẽ thiếu đi một mảng lớn. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là phải có của ăn của để ở chừng mực thích hợp, tức là phải “có sổ tiết kiệm”, phải lo xa một chút, phải dành dụm phòng khi lỡ vận…Thưa
[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư …

GS:
-Vâng, đúng!

PV: Thưa quý vị, thưa giáo sư kính mến! Điều “năm phải” khuyên chúng ta một thực hiện một cách sống lành mạnh và vắn hóa, Trước hết, “phải vận động” chân tay vừa phải và bền bỉ, khó nhất là nếp tập thể dục thường xuyên, tập kiểu gì cũng được, ít nhiều tùy theo sức, miễn là tập được đều đặn hàng ngày, đó là cách tốt nhất giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái! Đó là thể dục, còn thể thao thì tùy sở thích và hoàn cảnh chứ không phải nhất thiết! Thứ hai là “phải hòa nhã, lịch sự”, đó là phong cách không thể thiếu của mỗi người dù ở cương vị nào và hoạt động trong lĩnh vực nào! Người có văn hóa không hẳn là người có học thức cao, nét văn hóa ấy là của chung nhân loại, dân tộc nào cũng có bất kể ở trình độ văn minh nào. Thứ ba là “phải biết cười”, biết cười có duyên cũng không dễ và tính hài hước không phải có sẵn trong mỗi người. Điều này cần chú ý, những người dễ cười cũng như dễ khóc, thường là tốt bụng, những người có sẵn tính hài hước thường là vị tha, những người ưa hài hước có lẽ không hẳn phải là những người có văn hóa cao, hơn nữa mỗi lần cười thì mấy chục cơ trên mặt cùng hoạt động làm ta sống thêm được ít phút. Vậy thì càng cần “phải biết cười”. Thứ tư là “phải biết kể chuyện”, tức là phải biết kể lại những điều mình biết một cách khúc triết rõ ràng, biết diễn đạt ý kiến của mình một cách sáng sủa, dễ hiểu để người khác muốn lắng nghe, nói rộng ra là giao lưu tư tưởng, người biết kể chuyện luôn là người biết lắng nghe, bởi chỉ có chỉ biết lắng nghe mới có cái mà kể lại và biết kể thế nào cho thích hợp với đối tượng mình kể. Sau hết và trước hết cũng là “phải tự biết mình là người bình thường”, người ở cương vị càng cao mà tự biết mình là người bình thường càng được người khác tôn trọng. Đối với một số người điều ấy không phải dễ dàng, bởi vì ngay một anh binh nhì cũng có thể ngạo nghễ khinh đời, coi mình là nhất thiên hạ, y hệt một tướng lĩnh lừng danh ưa phỉnh nịnh. Chúng ta vẫn thường nghe nói “Cái khó nhất là biết dừng ở chỗ nào” và “Cái cần biết trước hết là biết mình”. Người tự biết mình là người bình thường sẽ “biết mình” và “biết dừng”.

GS:
Vâng, rất đúng!

PV: Còn một số vấn đề cần nói thêm, thưa
[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư, xin[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư hãy nói với tất cả sự mạnh dạn và thẳng thắn trên tinh thần đối thoại của cuộc phỏng vấn này, có phải những hoạt động như đi bộ, đạp xe, hoặc đi dạo giữa thiên nhiên cũng là những biện pháp trong cuộc chiến chống lại sự tĩnh tại, thụ động?

GS:
Đúng!

PV: -Những người hiện đại trước hết là những người luôn vội vã, điều đáng tiếc là họ không vội vã khi đi bộ mà vội vã phóng xe, vội sử dụng vi tính. Họ dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng và dần trở nên đơn điệu. Những nhà khoa học trên thế giới với những công trình đặc biệt, những nghiên cứu khoa học, tấc cả đã chứng minh cho chúng ta thấy – tôi hy vọng đã diễn đạt đúng – những dấu hiệu đáng lo ngại. Chúng ta buộc phải lo ngại trước một chế độ ăn uống thiếu hợp lý, những bữa ăn tươi gia đình được thay thế bằng thức ăn nhanh, chất đạm được sản xuất như những viên thuốc… Thưa giáo sư kính mến, xin
[/size] [size=4]giáo[/size] [size=4]sư cho biết phải chăng chúng ta nên sử dụng rau quả tươi quanh năm?

GS:
-Vâng.

PV: -Đã không còn là bí mật nữa khi mọi người đều biết trong cuộc sống căng thẳng hiện nay, những chất kích thích có hình thức hấp dẫn, hứa hẹn mang lại sinh lực như rượu, thuốc lá, đồ uống pha sẵn… đều nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ, đây là một sự thật không cần phải bàn cãi, chúng tôi không muốn nhắc tới các luận chứng nữa! Do giới hạn về thời lượng phát sóng, chúng tôi chỉ muốn được biết ý kiến đánh giá của giáo sư về tác động của các chất kích thích kể trên đối với cấu trúc tự nhiên của cơ thể con người phải chăng là rất có hại cho sức khỏe?

GS:
-Đúng!

PV: -Tôi hy vọng diễn đạt đúng thắc mắc của khán giả, theo con số thống kê chưa thật chính xác, chương trình này hiện có khoảng bốn mươi triệu người trên toàn quốc theo dõi (…). Một lần nữa xin cảm ơn giáo sư vì đã nhận lời tham gia chương trình đối thoại này và đưa ra những câu trả lời rất khoa học, bổ ích, chính xác và chi tiết, kính chúc giáo sư có nhiều sức khỏe để đem lại nhiều niềm vui cho cộng đồng! Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của khán giả, xin cảm ơn!
[/size][size=3]


3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)