[justify]Thậm chí, ông Uri Nitzan còn đặt ra nghi vấn về việc liệu các hoạt động trên mạng xã hội lớn nhất nói riêng cũng như các phòng chat nói riêng có khiến cho người dùng bị bệnh tâm thần hay không.[/justify]
[justify]
Chứng rối loạn tâm thần trở nên nặng hơn khi các bệnh nhân quá phụ thuộc vào việc giao tiếp trên mạng. Ảnh: Telegraph.
[/justify]
[justify]Một bệnh nhân cho biết khi đang liên lạc trực tuyến, cô cảm thấy bên kia liên tục động chạm vào người mình. Điều gây ngạc nhiên hơn nữa là tất cả bệnh nhân tham gia khảo sát gần như đều không rành về công nghệ.[/justify]
[justify]Kết quả khảo sát này nhận được không ít phản biện. Có người cho rằng sở dĩ các bệnh nhận dễ ảo giác như vậy là bởi họ bị chi phối bởi cảm giác cô đơn ngay từ đầu.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, nhóm khảo sát khẳng định các bệnh nhân đều không có dấu hiệu bị ảo giác hay rối loạn tâm thần trước khi họ tham gia Facebook.[/justify]
[justify]Ông Uri Nitzan cho biết vấn đề nghiêm trọng mà Internet đặt ra là nó thay đổi khoảng cách về không gian và địa lý, làm mất đi các dấu hiệu phi ngôn ngữ trong giao tiếp đồng thời khiến cho người dùng có xu hướng lý tưởng hoá về người đang liên lạc với mình rồi trở nên thân thiết với họ dù chưa từng gặp mặt. Những điều này sẽ khiến người dùng dần tách xa với thực tế và khiến cho tình trạng rối loạn tâm thần trở nên nặng hơn.[/justify]