Tin tức - pháp luật 2010-05-25 18:39:05

Đường sắt cao tốc: Đến năm 2015 hẵng tính!-Đến là buồn...




[justify][justify]Vốn quá lớn, chủ yếu lại là vốn vay, khả năng hoàn vốn lại thấp, liệu tính khả thi có cao nếu thực hiện ngay? Dự án đã tính đến yếu tố phát triển tổng thể hay chưa? … là những ý kiến băn khoăn của các nhà khoa học.[/justify][/justify]

PGS. TSKH Nguyễn Văn Hùng, BCH Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng: Phương án giá vé không khả thi!

Đối với Việt Nam một đất nước có địa hình nhỏ, dài và hẹp thì việc làm đường cao tốc chạy dọc theo chiều dài của nó là hợp lý, rất đáng mơ ước. Song điều quan trọng là khả năng của chúng ta đến đâu.

Về khả năng hoàn vốn, đường sắt cao tốc chủ yếu phục vụ chuyên chở người (chở hàng thì rất đắt), nhưng lượng hành khách của Việt Nam thực tế là bao nhiêu, có nhiều như trong dự án họ vẽ ra không. Đấy là chưa kể đến giá vé.

Phương án giá vé là 50%, 75%, 100% so với giá máy bay thì khó mà cạnh tranh được. Giá như thế, thì so với thu nhập của người dân Việt Nam sẽ không có nhiều người thực sự có khả năng đi trên chuyến tàu mơ ước này. Nếu hành khách không như mong đợi, thì khả năng hoàn vốn là rất thấp.
[justify]


Xây đường sắt cao tốc bây giờ có khiến con cháu phải còng lưng gánh nợ? Ảnh minh họa


[/justify]
[justify][justify]Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có 11 nước xây đường sắt cao tốc. Đài Loan GDP của họ gấp 16-17 lần Việt Nam cũng mới chỉ làm một tuyến. Trung Quốc, dân số đông, nhu cầu đi lại lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, khả năng nội địa hóa (giúp giảm giá thành trong quá trình thi công), người ta cũng mới chỉ làm xong tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải. Nga với tiềm lực mạnh cả về kỹ thuật, công nghệ lẫn tài chính mà cũng chưa thấy làm. Với Việt Nam, trong thời điểm này, liệu làm đường cao tốc có qphải là việc ưu tiên hàng đầu không?[/justify][/justify]

[justify]Trong điều kiện như hiện nay của Việt Nam, thì trong thời gian tới cách tốt nhất là nâng cấp đường sắt hiện tại lên 100km/giờ (nếu được có thể nâng thành 200km/giờ) bằng cách nâng cấp chất lượng của đường, tổ chức các phương án an toàn trong giao thông, cũng như đảm bảo kỹ thuật trong điều khiển nhằm giảm bớt thời gian lên xuống, tránh nhau của tàu. Với phương án 100 km/giờ sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế vào nhu cầu của Việt Nam trong hàng chục năm tới.

Ông Phạm Quang Tuyến, nguyên Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam: Hiện vẫn còn là chủ trương nghiên cứu!

Hiện việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam đang còn là chủ trương nghiên cứu. Khi được Quốc hội đồng ý cho nghiên cứu thì mới đến bước nghiên cứu dự án, đây mới là khâu nảy sinh ra nhiều vấn đề. Có kinh phí để mời tư vấn, chuyên gia nước ngoài, tiến hành các công đoạn thăm dò khai thác… cũng mới chỉ là bắt đầu của một quá trình rất lâu dài.

Nhật Bản mất 30 năm, Hàn Quốc mất 26 năm để tiến hành nghiên cứu về đường sắt cao tốc, làm các công việc chuẩn bị để có thể tiến hành xây dựng. Kết quả là Nhật Bản chỉ cần 4 năm và Hàn Quốc là 7 năm để xây dựng và hoàn thiện tuyến đường sắt cao tốc của họ.

Có thể thấy rằng, khâu nghiên cứu dự án, đánh giá các tác động nhiều măt, giải quyết xong mặt bằng, những tác động tự nhiên xã hội… cần rất nhiều thời gian. Và càng chuẩn bị kỹ, thời gian thi công càng ngắn, độ ổn định và an toàn càng cao.

Chưa thể nói Việt Nam sẽ mất bao nhiêu năm để nghiên cứu. Có thể là 5 năm, 10 năm hay vài chục năm, nhưng nhất thiết phải nghiên cứu kỹ càng tính khả thi mới tính đến chuyện xây dựng. Sau khi có kết quả nghiên cứu này thì hãy đặt vấn để làm như thế nào, công nghệ nào phù hợp, đầu tư bao nhiêu tiền xây dựng, trong thời gian bao lâu….

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam: Sau năm 2015 hẵng tính!

Nếu tổng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài cho một dự án vượt quá 40% đầu tư trong nước thì phải cân nhắc và tính toán, đó là ngưỡng nguy hiểm. Số tiền đầu tư vào đường sắt cao tốc là 56 tỷ USD, càng cần phải cân nhắc tới nguồn vốn.

Cần phải nghiên cứu xem định hướng phát triển tổng ngân sách quốc gia có cân đối không? Chưa thể dự báo GDP của năm 2014 là bao nhiêu, chưa biết tổng vốn vay hiện nay là bao nhiêu. Nhà nước đang tập trung xây dựng đất nước năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, rất nhiều hạng mục, công việc phải làm, chúng ta có đủ tiềm lực để làm tất cả những việc đó hay không?

Bài học ở các nước khác, cùng với việc xây dựng đường sắt cao tốc là xây dựng các điểm đến với những trung tâm hành chính cao cấp, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại… dọc theo tuyến đường. Ở các điểm đỗ, nhà ga, phải xây dựng được những trung tâm này. Nếu không làm được thì đường sắt không phát huy hiệu quả. Liệu chúng ta đã đủ lực để làm tất cả các việc đó cùng lúc hay chưa?

Thời điểm xây dựng, như trong đề án đưa ra là chưa hợp lý. Thời điểm bắt đầu tính toán xây dựng nên để đến sau 2015, khi việc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cơ bản hoàn thành.

Thu nhập tăng cao và nhu cầu đi lại của người dân cũng nhiều lên. Lúc đó xây dựng đường sắt sẽ có tính khả thi hơn, hợp lý hơn. Dành khoảng 2 năm để nghiên cứu chuẩn bị, xem xét lại cơ cấu vốn, tư vấn, điều tra, đầu tư thực tế…[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)