Kellie Gerardi đang được huấn luyện cho một nhiệm vụ quan trọng nhất cuộc đời cô, nhiệm vụ có thể sẽ khiến cô không bao giờ có thể trở lại điểm xuất phát.
Gerardi là một trong số hàng ngàn ứng cử viên đang muốn tham gia một chuyến đi tới sao Hỏa, trong chương trình đầy tham vọng do một công ty có tên Mars One tổ chức.
Sẽ đưa 100 người lên sao Hỏa
Chỉ 100 ứng cử viên tiềm năng sẽ được công ty lựa chọn từ nhóm hàng ngàn người trên. Những người tham gia chương trình đều phải chấp nhận một điều rằng vé lên sao Hỏa là hành trình một chiều, không có cơ hội trở lại Trái đất.
Bất chấp thực tế này, Mars One cho biết đã có 200.000 người trên thế giới, gồm Gerardi, đăng ký lên sao Hỏa. Họ đồng ý từ bỏ mọi thứ ở Trái đất lại phía sau.
"Tôi chỉ biết một điều rằng trong cuộc đời mình, tôi sẽ lên vũ trụ" - Gerardi, người mới đính hôn, cho biết.
Cô gái 26 tuổi người Florida này hiện đang được huấn luyện cho nhiệm vụ lên sao Hỏa tại một khu vực nhiều đồi núi ở tiểu bang Utah. Cô đã có 3 tuần ở tại Trạm nghiên cứu sa mạc của Hội nghiên cứu sao Hỏa để tìm hiểu xem người ta cần phải làm những gì nhằm tồn tại trên hành tinh Đỏ.
Geraldi (trái) tập luyện trong khuôn khổ chương trình huấn luyện phi hành gia lên sao Hỏa của Mars One
Cô học hỏi mọi thứ, từ việc di chuyển và thở trong bộ quần áo phi hành gia, cho tới việc ăn các "đặc sản" kỳ lạ như nhện vằn, bởi các con bọ cũng có thể trở thành nguồn thực phẩm tại môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa.
Hoạt động du lịch vũ trụ thương mại đã bùng nổ trong mấy năm gần đây, với những công ty như Virgin Galactic và SpaceX đang tích cực chế tạo tên lửa đẩy và tàu vũ trụ tư nhân nhằm giúp một người bình thường lên vũ trụ nếu họ muốn. Và lên vũ trụ không chỉ là một môn thể thao thời thượng. Một số nhà khoa học tin rằng định cư ở hành tinh khác là hy vọng tốt nhất để nhân loại tiếp tục sinh tồn.
Khi bàn tới chuyện "đô hộ" các hành tinh khác như sao Hỏa, Bas Landorp, vị Giám đốc điều hành 37 tuổi của Mars One và đội ngũ chuyên gia dưới quyền nói rằng họ có thể làm điều mà Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn chưa thể thực hiện được. “Hãy chấp nhận một thực tế mới đi" - Landorp nói - "Gần như mọi người trên Trái đất sẽ theo dõi (màn đổ bộ xuống sao Hỏa) giống như khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân xuống Mặt trăng vậy."
"Chúng tôi đã thuê các công hàng không vũ trụ có tên tuổi trên khắp thế giới để thiết kế, xây dựng, thử nghiệm các hệ thống. Chúng tôi không cần các phát minh mới để triển khai chương trình của mình" - anh nói thêm.
Những chuyến đi một chiều
Nhưng trong khi Landorp tuyên bố công nghệ hiện nay hoàn toàn đủ sức đưa con người tới sao Hỏa, công ty anh lại không thể đưa họ trở lại Trái đất. Vì thế kế hoạch của Landorp là những người đầu tiên tới sao Hỏa sẽ xây dựng một căn cứ lâu dài và họ có nhiệm vụ đón đội phi hành gia mới, sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa sau từng năm.
Hiển nhiên là để đạt được mục tiêu này, Landorp và Mars One phải vượt qua vô số thách thức. Sao Hỏa ở cách chúng ta hơn 300 triệu km. Sẽ phải mất ít nhất 7 tháng bay bằng tàu vũ trụ để tới đó và chưa ai từng tới sao Hỏa trước đây.
Nhưng với những người như Kellie Gerardi, những điều chưa được khám phá đang chờ đón trước mắt không có gì đáng sợ, chỉ là một phần của giấc mơ.
“Tôi chỉ nghĩ đơn giản là hoặc bạn sẽ làm được, hoặc sẽ không" - cô nói - "Tôi so sánh việc lên sao Hỏa với việc nhìn thấy núi Everest lần đầu. Bạn sẽ thấy được môi trường khắc nghiệt của ngọn núi và sẽ khao khát muốn chinh phục nó hoặc không".
Gerardi đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Nhưng cô nói rằng cuộc hôn nhân cũng không thể cản bước cô rời khỏi Trái đất.
Một ứng cử viên khác của Mars One là Sue Ann Pien cũng rất quyết tâm lên sao Hỏa. Cô nói rằng việc mình được chọn làm ứng cử viên tiềm năng đã thay đổi hoàn toàn quỹ đạo cuộc đời. Cô đã lập sẵn một danh sách những việc muốn làm khi còn ở Trái đất. “Tôi sẽ tận hưởng nhiều thứ thú vị quanh thế giới mà bản thân mong muốn làm từ lâu" - Pien nói - "Tôi sẽ đi ngắm núi lửa và lặn ở Bali (Indonesia)". Giống Geraldi, Pien tin rằng sao Hỏa là định mệnh của cô. Gia đình cô cũng rất ủng hộ quyết định lên sao Hỏa.
Như trong một "rạp xiếc"
Mars One đã hy vọng sẽ phóng phi hành gia tiềm năng đầu tiên lên vũ trụ trong vòng 10 năm tới. Nhưng đã có nhiều người nghi ngờ về tính khả thi của chương trình. Họ cho rằng công ty không có khả năng để phóng tàu vũ trụ đưa người lên sao Hỏa, chưa nói tới việc nhiệm vụ này sẽ thành công.
Nhà vật lý thiên thể và nhà văn nổi tiếng, tiến sĩ Michio Kaku, nằm trong nhóm nghi ngờ. “Chuyện này có bầu không khí của một rạp xiếc, nơi những kẻ nghiệp dư thi nhau giơ tay, tình nguyện thành người đầu tiên lên sao Hỏa" - Kaku nói - "Họ đã đặt ra những hạn chót phi thực tế, không thể thực thi và cần biết một điều rằng bạn cần số tiền khổng lồ để tới được sao Hỏa, dao động từ 50 tới hàng trăm tỷ đô la".
Một nghiên cứu gần đây của Học viện công nghệ Massachusett (MIT) cho thấy rằng các phi hành gia của Mars One sẽ chết ngạt chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi hạ cánh xuống sao Hỏa. Mars One lập tức tuyên bố nghiên cứu của MIT có khiếm khuyến và công ty không đẩy mạng sống của ai tới chỗ hiểm nguy, rằng công ty tin tưởng vào công nghệ của mình. Tuy nhiên Mars One cũng thừa nhận rằng "không có một chuyến đi an toàn tới sao Hỏa và loại bỏ hết rủi ro là chuyện bất khả thi".
Nhưng có thể thấy rủi ro và nghi ngờ vẫn chưa đủ sức răn đe các cá nhân như Geraldi, Pien, những kẻ vẫn đang mơ mộng lọt vào top 100 phi hành gia đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa.
“Nỗ lực đưa người lên sao Hỏa giống như một công nghệ chưa được thử nghiệm, tỷ lệ thất bại sẽ là từ 90 - 95%. Nói một cách khác thì thảm kịch đang chờ đón họ" – nhận xét của tiến sĩ thiên văn Michio Kaku.
Gerardi là một trong số hàng ngàn ứng cử viên đang muốn tham gia một chuyến đi tới sao Hỏa, trong chương trình đầy tham vọng do một công ty có tên Mars One tổ chức.
Sẽ đưa 100 người lên sao Hỏa
Chỉ 100 ứng cử viên tiềm năng sẽ được công ty lựa chọn từ nhóm hàng ngàn người trên. Những người tham gia chương trình đều phải chấp nhận một điều rằng vé lên sao Hỏa là hành trình một chiều, không có cơ hội trở lại Trái đất.
Bất chấp thực tế này, Mars One cho biết đã có 200.000 người trên thế giới, gồm Gerardi, đăng ký lên sao Hỏa. Họ đồng ý từ bỏ mọi thứ ở Trái đất lại phía sau.
"Tôi chỉ biết một điều rằng trong cuộc đời mình, tôi sẽ lên vũ trụ" - Gerardi, người mới đính hôn, cho biết.
Cô gái 26 tuổi người Florida này hiện đang được huấn luyện cho nhiệm vụ lên sao Hỏa tại một khu vực nhiều đồi núi ở tiểu bang Utah. Cô đã có 3 tuần ở tại Trạm nghiên cứu sa mạc của Hội nghiên cứu sao Hỏa để tìm hiểu xem người ta cần phải làm những gì nhằm tồn tại trên hành tinh Đỏ.
Geraldi (trái) tập luyện trong khuôn khổ chương trình huấn luyện phi hành gia lên sao Hỏa của Mars One
Cô học hỏi mọi thứ, từ việc di chuyển và thở trong bộ quần áo phi hành gia, cho tới việc ăn các "đặc sản" kỳ lạ như nhện vằn, bởi các con bọ cũng có thể trở thành nguồn thực phẩm tại môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa.
Hoạt động du lịch vũ trụ thương mại đã bùng nổ trong mấy năm gần đây, với những công ty như Virgin Galactic và SpaceX đang tích cực chế tạo tên lửa đẩy và tàu vũ trụ tư nhân nhằm giúp một người bình thường lên vũ trụ nếu họ muốn. Và lên vũ trụ không chỉ là một môn thể thao thời thượng. Một số nhà khoa học tin rằng định cư ở hành tinh khác là hy vọng tốt nhất để nhân loại tiếp tục sinh tồn.
Khi bàn tới chuyện "đô hộ" các hành tinh khác như sao Hỏa, Bas Landorp, vị Giám đốc điều hành 37 tuổi của Mars One và đội ngũ chuyên gia dưới quyền nói rằng họ có thể làm điều mà Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn chưa thể thực hiện được. “Hãy chấp nhận một thực tế mới đi" - Landorp nói - "Gần như mọi người trên Trái đất sẽ theo dõi (màn đổ bộ xuống sao Hỏa) giống như khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân xuống Mặt trăng vậy."
"Chúng tôi đã thuê các công hàng không vũ trụ có tên tuổi trên khắp thế giới để thiết kế, xây dựng, thử nghiệm các hệ thống. Chúng tôi không cần các phát minh mới để triển khai chương trình của mình" - anh nói thêm.
Những chuyến đi một chiều
Nhưng trong khi Landorp tuyên bố công nghệ hiện nay hoàn toàn đủ sức đưa con người tới sao Hỏa, công ty anh lại không thể đưa họ trở lại Trái đất. Vì thế kế hoạch của Landorp là những người đầu tiên tới sao Hỏa sẽ xây dựng một căn cứ lâu dài và họ có nhiệm vụ đón đội phi hành gia mới, sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa sau từng năm.
Hiển nhiên là để đạt được mục tiêu này, Landorp và Mars One phải vượt qua vô số thách thức. Sao Hỏa ở cách chúng ta hơn 300 triệu km. Sẽ phải mất ít nhất 7 tháng bay bằng tàu vũ trụ để tới đó và chưa ai từng tới sao Hỏa trước đây.
Nhưng với những người như Kellie Gerardi, những điều chưa được khám phá đang chờ đón trước mắt không có gì đáng sợ, chỉ là một phần của giấc mơ.
“Tôi chỉ nghĩ đơn giản là hoặc bạn sẽ làm được, hoặc sẽ không" - cô nói - "Tôi so sánh việc lên sao Hỏa với việc nhìn thấy núi Everest lần đầu. Bạn sẽ thấy được môi trường khắc nghiệt của ngọn núi và sẽ khao khát muốn chinh phục nó hoặc không".
Gerardi đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Nhưng cô nói rằng cuộc hôn nhân cũng không thể cản bước cô rời khỏi Trái đất.
Một ứng cử viên khác của Mars One là Sue Ann Pien cũng rất quyết tâm lên sao Hỏa. Cô nói rằng việc mình được chọn làm ứng cử viên tiềm năng đã thay đổi hoàn toàn quỹ đạo cuộc đời. Cô đã lập sẵn một danh sách những việc muốn làm khi còn ở Trái đất. “Tôi sẽ tận hưởng nhiều thứ thú vị quanh thế giới mà bản thân mong muốn làm từ lâu" - Pien nói - "Tôi sẽ đi ngắm núi lửa và lặn ở Bali (Indonesia)". Giống Geraldi, Pien tin rằng sao Hỏa là định mệnh của cô. Gia đình cô cũng rất ủng hộ quyết định lên sao Hỏa.
Như trong một "rạp xiếc"
Mars One đã hy vọng sẽ phóng phi hành gia tiềm năng đầu tiên lên vũ trụ trong vòng 10 năm tới. Nhưng đã có nhiều người nghi ngờ về tính khả thi của chương trình. Họ cho rằng công ty không có khả năng để phóng tàu vũ trụ đưa người lên sao Hỏa, chưa nói tới việc nhiệm vụ này sẽ thành công.
Nhà vật lý thiên thể và nhà văn nổi tiếng, tiến sĩ Michio Kaku, nằm trong nhóm nghi ngờ. “Chuyện này có bầu không khí của một rạp xiếc, nơi những kẻ nghiệp dư thi nhau giơ tay, tình nguyện thành người đầu tiên lên sao Hỏa" - Kaku nói - "Họ đã đặt ra những hạn chót phi thực tế, không thể thực thi và cần biết một điều rằng bạn cần số tiền khổng lồ để tới được sao Hỏa, dao động từ 50 tới hàng trăm tỷ đô la".
Một nghiên cứu gần đây của Học viện công nghệ Massachusett (MIT) cho thấy rằng các phi hành gia của Mars One sẽ chết ngạt chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi hạ cánh xuống sao Hỏa. Mars One lập tức tuyên bố nghiên cứu của MIT có khiếm khuyến và công ty không đẩy mạng sống của ai tới chỗ hiểm nguy, rằng công ty tin tưởng vào công nghệ của mình. Tuy nhiên Mars One cũng thừa nhận rằng "không có một chuyến đi an toàn tới sao Hỏa và loại bỏ hết rủi ro là chuyện bất khả thi".
Nhưng có thể thấy rủi ro và nghi ngờ vẫn chưa đủ sức răn đe các cá nhân như Geraldi, Pien, những kẻ vẫn đang mơ mộng lọt vào top 100 phi hành gia đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa.
“Nỗ lực đưa người lên sao Hỏa giống như một công nghệ chưa được thử nghiệm, tỷ lệ thất bại sẽ là từ 90 - 95%. Nói một cách khác thì thảm kịch đang chờ đón họ" – nhận xét của tiến sĩ thiên văn Michio Kaku.