[justify]Bệnh nhân Phạm Trần Quý (SN 90, quê Nghệ An) là một trong những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Chàng trai 23 tuổi nhập viện trong tình trạng mất ăn mất ngủ, thiếu oxy lên não, gây ra chứng “rối loạn thần cấp”, không thể làm chủ được hành động của mình. Tâm sự với bố Quý, được biết trước đó, người nhà thấy con có biểu hiện thần kinh, nói năng lung tung, luôn tự đề cao mình và nghĩ mình tài giỏi. Theo người cha, Quý học xong cấp 3 thì nghỉ học, ra Hà Nội làm nhân viên thị trường cho một số công ty.[/justify]
[justify]
Hóa điên vì facebook (Ảnh minh họa)
[/justify]
[justify]Chàng trai tự mày mò tìm kiếm các trang mạng xã hội như Facebook, Two… kết bạn rồi đăng tải các hình quảng cáo trên các trang mạng đó. Quý tự nhận mình làm nghề “đa năng”, đa lĩnh vực, ai mua gì thì bán đó, từ giường, tủ, vô tuyến, tủ lạnh, điện thoại, SIM số đẹp, quần áo, giày dép… Anh có 3 chiếc điện thoại di động túc trực để có ai đó có nhu cầu mua hàng thì đều có thể đáp ứng 24/24h mỗi ngày.[/justify]
[justify]Vì đặc thù công việc như thế nên lúc nào Quý cũng “online”, cập nhật thông tin trên các trang mạng xã hội. Dần dần, việc đó trở thành thói quen, đem lại cho cậu cảm giác hứng thú đến quên ăn quên ngủ. Chàng trai suốt ngày ôm máy tính, điện thoại di động để gặp gỡ các bạn “ảo” chứ ít giao tiếp với mọi người ngoài đời thực. Đến một ngày, Quý bắt đầu có biểu hiện nói nhiều, nói không cần ai hiểu. Vì ăn uống chểnh mảng, sức khỏe của cậu ngày một suy kiệt, có những hành vi không làm chủ được hành động. Hiện Quý đã nhập viện được một tuần. Việc đầu tiên, các bác sỹ tịch thu 3 máy điện thoại, giao lại cho người nhà, ngăn chặn cậu sống với thế giới ảo, để có thể tìm lại cảm xúc thực.[/justify]
[justify]Ngoài trường hợp kể trên, bệnh viện còn có một ca vừa xuất viện, trước đó vì nghiện facebook mà gây nên nhiều chuyện dở khóc dở cười. Đó là bệnh nhân mới 9 tuổi, sống ở Hà Nội. Do bố mẹ mải làm ăn, hay phải đi công tác, cậu bé thường xuyên “ở nhà một mình”. Để đền bù, bố mẹ sắm cho con trai một dàn máy vi tính “xịn” để vừa học vừa chơi. Học thì ít quý tử lao vào chơi facebook thì nhiều. Lúc đầu cậu chỉ “comment” (bình luận) những câu chuyện sinh hoạt bình thường hằng ngày. Sau không có việc gì làm, cậu bắt đầu bịa chuyện chọc phá mọi người.[/justify]
[justify]Cậu đăng status:”Em phải ở nhà một mình vì bố em bận đi buôn ma túy còn mẹ thì buôn người, tiền nhà em không thiếu, chỉ thiếu tình cảm mà thôi”. Câu status của cậu treo lên trang cá nhân khiến nhiều người bạn “ảo” cùng lứa tuổi tá hỏa, vội vàng báo tin cho người lớn biết. Sự việc đi qua giới hạn khi cảnh sát vào cuộc, tìm gặp bố mẹ cậu bé để điều tra, làm rõ. Sau khi chứng minh được nhân thân trong sạch, bố mẹ cho cậu bé một trận đòn nên thân.[/justify]
[justify]Cái họa facebook chưa dừng ở đó. Ít hôm sau, dùng một tài khoản facebook khác, cậu đăng một bài viết kêu gọi bạn bè “quyên tiền cho mình. Với câu chuyện bi thương về bệnh tật, đánh động đến lòng thương xót của nhiều người, cậu đã được ủng hộ một khoản tiền. Số tiền lừa đảo này, cậu dùng để mua kẹo và bim bim. Sự việc được các phụ huynh phát hiện. Nghi ngờ con có vấn đề về thần kinh, bố mẹ đưa cậu đến viện khám, tá hỏa khi biết quý tử bị rối loạn tâm lý vì facebook. Rất may vì được phát hiện, chữa trị sớm, cậu đã mau chóng khỏi bệnh và xuất viện.[/justify]
[justify]Nguy cơ phải dùng thuốc cả đời[/justify]
[justify]Các bác sỹ chia sẻ một trường hợp khác có câu chuyện khá đau lòng. Đó là bệnh nhân Năng Thị Huyền Trang (18 tuổi, quê Thanh Hóa). Cô bé rất xinh xắn, năm nay đang học lớp 12. Gia đình làm nghề kinh doanh gỗ nên khá giàu có, cô bé được “trang bị” đầy đủ các thiết bị như máy tính cá nhân, iPhone, iPad… Ngày ngày, cô đều vào facebook hết “buôn chuyện” thì tọc mạch chuyện người khác. Một thời gian sau, cô quen được một chàng trai người Đắk lắk.[/justify]
[justify]Hai người nói chuyện qua lại trên facebook suốt ngày, dần dần nảy sinh tình cảm, trở thành “người yêu ảo” của nhau. Gần đây, nghe “người tình ảo” rủ rê, cô đã một mình vào Tây Nguyên chơi. Không hiểu có chuyện gì xảy ra nhưng khi về nhà, cô rơi vào tình trạng bỏ ăn, bỏ ngủ, cả ngày im lặng không nói không cười. Vào bệnh viện, bác sỹ chẩn đoán, đó là sốc tâm lý vì bị lừa gạt.[/justify]
[justify]Có thể khi vào Đắk Lắk, cô mới nhận ra chân tướng của “người tình ảo”, vừa xấu trai, vừa bẩn thỉu, chửi bậy luôn mồm chứ không đẹp trai ga lăng như trên mạng. Cũng có thể cô bé còn bị cưỡng ép tình dục. Thiếu nữ suy sụp như kiểu “thần tượng bị đổ vỡ”. Các bác sỹ cho biết lúc mới vào viện, bệnh nhân này gầy như “xác khô di động”, đi lại vật vờ như cái bóng. Sau một thời gian điều trị, da dẻ hồng hào và có sức sống hơn, hiện sắp được ra viện về tiếp tục đi học.[/justify]
[justify]Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa điều trị dối loạn tâm thần phân liệt cho biết, hầu hết các bệnh nhân trên đều mắc chứng hưng cảm, rối loạn thần cấp, ảnh hưởng từ việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều, đặc biệt là facebook. Ngoài những tác dụng tốt của facebook như cập nhật thông tin nhanh hằng ngày, mở rộng giao lưu, quan hệ bạn bè, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của cá nhân, tập thể; thì bên cạnh đó những ảnh hưởng xấu của facebook cũng rất lớn. Facebook là môi trường để mọi người “thể hiện” mình vừa dễ bị những kẻ xấu lợi dụng lừa đảo, vừa dễ tạo chứng hoang tưởng cho người chơi.[/justify]
[justify]Theo bác sỹ Dũng, các triệu chứng bệnh lý bệnh nhân gặp phải thường là bị sốc tâm do bị lừa đảo trên mạng xã hội, bị hoang tưởng. Triệu chứng bệnh lý hưng cảm khi sử dụng các trang mạng xã hội sẽ tạo ra sự hưng phấn khiến người bệnh ít có nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bệnh nhân suy kiệt. Bệnh nhân hưng cảm thường chỉ điều trị dứt bằng thuốc hoặc sốc điện.[/justify]
[justify]Thường cơ hưng cảm kéo dài ít nhất là một tuần, lâu nhất là 6 tháng rồi tự hết. Tuy nhiên việc dùng thuốc sẽ giúp rút ngắn cơn, giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn tái phát. Bác sỹ Dũng cho biết bệnh có thể chữa khỏi, nhưng thường những bệnh nhân phải uống thuốc củng cố suốt đời. Trong thời gian đó,cần tránh sử dụng bia rượu cũng như hạn chế các chất kích thích khác.[/justify]
[justify]Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá, sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. “Chưa nói đến nguy cơ hóa điên, ít nhất nghiện facebook cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, học tập, giảm thị lực, cơ thể cũng trì trệ. Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa sử dụng facebook trong ngày, cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên facebook, bớt like. Hãy thử một tuần không vào facebook, xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào”, vị bác sỹ đưa ra lời khuyên.[/justify]