[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Một bức ảnh trong triển lãm “Yêu là yêu” của Maika Elan.[/size]
[size=3]Một bức ảnh trong triển lãm “Yêu là yêu” của Maika Elan.[/size]
[size=3]26 tuổi, nhỏ nhắn và cá tính, Maika Elan (tên thật Nguyễn Thanh Hải) bỏ ra 18 tháng xuôi ngược khắp VN để tìm gặp những cặp đôi đồng tính đang sống chung. Cô thuyết phục họ trở thành nhân vật, ăn ở cùng họ để có được những bức ảnh chân thật về khoảnh khắc thân mật, đụng chạm đầy riêng tư . Cuối tuần qua, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch, Maika chọn lọc lại 45 ảnh trong dự án “The Pink Choice” của mình, mở cuộc triển lãm “Yêu là yêu” ở Hà Nội.[/size]
[size=3]
[/size][size=3]Cuộc triển lãm nhỏ nhưng ấn tượng mà nó để lại có lẽ là không hề nhỏ. Bằng sự chân thành, dấn thân và thấu cảm của một người làm nhiếp ảnh tài liệu, cô gái trẻ đã mở được cánh cửa dẫn dắt người xem đi từ cảm xúc bàng hoàng của lần đầu thấy được sự hiện hữu của tình yêu giữa những người đồng tính, đến sự cảm thông, suy tư về một thế giới hoàn toàn kín đáo, có phần cô đơn, lo sợ. Dù có lẽ đây không phải là chủ đề thích hợp với người dưới 16 tuổi và triển lãm cần có lời khuyến cáo.[/size]
[size=3]Chiếc chìa khóa để cô gái trẻ mở được lối đi vào chủ đề, vốn còn bị vây phủ bởi định kiến và cấm kỵ, có lẽ không gì hơn là một thông điệp rõ ràng về tình yêu, đi cùng với cách biểu đạt thuyết phục về nghệ thuật. Ở khía cạnh này, nghệ thuật có sức mạnh của một chiếc cầu nối giúp những khác biệt có thể đạt đến sự chia sẻ, đồng cảm lẫn nhau.[/size]
[size=3]Tiếc rằng, những chiếc cầu nối cần thiết như vậy vẫn còn rất hiếm hoi trong sinh hoạt nghệ thuật ở làng giải trí Việt. Không rõ vì áp lực của miếng cơm manh áo hay vì hạn chế của tài năng, mà cho đến nay, những người làm nghệ thuật Việt thường diễn đạt chủ đề đồng tính nương theo cái nhìn thành kiến của một bộ phận công chúng và sử dụng nó như một thủ thuật gây tò mò, câu khách.[/size]
[size=3]Kết quả là đồng tính thường được thể hiện một cách méo mó qua hình ảnh của những anh chàng ẻo lả, “bóng lộ” mua vui trên màn ảnh, hay những anh chàng đủ kiểu giả gái trên sân khấu để chọc cười khán giả.[/size]
[size=3]Thậm chí, thời gian gần đây ở làng điện ảnh, nhân vật đồng tính còn bị nhìn nhận một cách thô thiển và sai trái, xem họ như là những “ca bệnh” có thể “chữa” được bằng cách…nhốt chung với phụ nữ. Khi người xem chưa hết bàng hoàng với phim truyện “Cảm hứng hoàn hảo”, thì cách nhìn phản văn hóa lẫn khoa học này một lần nữa tái xuất trong “Nàng men chàng bóng”.[/size]
[size=3]Trong một thời điểm, chúng đã làm bối rối cả những bạn trẻ đang hoạt động trong tổ chức ICS nhằm xây dựng cộng đồng người đồng tính và chuyển giới sống tính cực và vận động, bảo vệ quyền của họ. Bởi một đơn kiện vì nội dung nghệ thuật phản cảm của chúng thường ít nhiều đồng nghĩa với việc tiếp tay giúp chúng được chú ý hơn.[/size]
[size=3]Sự giận dữ trong những bài phê bình, sự chối bỏ của khán giả là những điều có thể hiểu. Bởi rõ ràng, qua việc dùng đồng tính như một trò mua vui và có phần lăng mạ, chúng cần được phân loại vào chiếc thùng rác chứa những sản phẩm nghệ thuật không tử tế khi thủ lợi dựa trên cái nhìn định kiến, gây tổn thương.[/size]
[size=3]Một câu hỏi đặt ra là liệu công chúng có thể trông đợi vào những sản phẩm nghệ thuật có cái nhìn tiến bộ và nhân văn trong chủ đề đồng tính hay không, khi mà làng giải trí còn âm ỉ phát nổ những chuyện bê bối, khoét sâu cái nhìn không hay về người đồng tính?[/size]
[size=3]Từ những vụ tai tiếng như hồn nhiên “khóa môi” sư thầy trên sân khấu, tổ chức họp báo để tuyên bố “tôi chuẩn men”, lộ ảnh “thân mật đồng tính”, cho tới mạch ngầm râm ran về những người mẫu, diễn viên, ca sĩ bán dâm cho những người đồng tính…, có lẽ tổ chức ICS cần phải tổ chức gấp những trang bị những nhận thức tiến bộ và có văn hóa hơn cho làng giải trí Việt.[/size]
[size=3]Khải Trí
[size=3][size=3]Theo Vietnamnet[/size][/size][/size]
[size=3][size=3]Theo Vietnamnet[/size][/size][/size]