[justify][size=2]Kẻ cướp chân trần[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[size=2]
[/size]
(Ảnh: AP) |
[size=2]Hắn đúng như biệt danh "kẻ cướp chân trần" cho đến khi bị các nhà chức trách Bahamas tóm được ngày 11/7/2010 sau một cuộc rượt đuổi bở hơi tai bằng xuồng cao tốc. Khi đó, đôi chân của Colton Harris-Moore không còn "trần" nữa, vì có thêm một chiếc còng. [/size]
[justify][size=2]Harris-Moore bị cảnh sát truy nã sau khi trốn khỏi một khu nhà dành cho tù nhân mới được tha kể từ năm 2008. Trong 2 năm, hắn thực hiện hơn 100 vụ cướp. Trong chặng cuối của hành trình, hắn dùng máy bay du ngoạn hàng nghìn kilomet. Tên cướp mới 19 tuổi này học hỏi mọi thứ từ Internet và sách hướng dẫn bay. [/size][/justify]
[size=2]Harris-Moore nhiều khả năng sẽ bị buộc tội trộm cắp tài sản và xâm nhập trái phép vào Bahamas. Hắn sẽ bị trục xuất về Mỹ để đối diện với bản ản 15 năm tù.[/size]
[justify][size=2]Jesse James
[/size][/justify]
[size=2]
[/size]
(Ảnh: Corbis) |
[justify][size=2]Năm 1881, Thống đốc Missouri Thomas T. Grittenden treo giải 10.000 USD cho ai bắt được họ dù còn sống hay đã chết. Ngay lập tức, Robert Ford, một thành viên băng cướp khác, đã bắn chết Jesse và nhận tiền thưởng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tới ngày nay, Jesse James vẫn được coi là một trong những kẻ cướp vĩ đại nhất của lịch sử miền Viễn Tây của Mỹ. Nhân vật này được đưa vào bộ truyện tranh cao bồi Lucky Luke như một kẻ cướp hào hiệp chuyên làm việc đại nghĩa. [/size][/justify]
[size=2]Nhóc Billy (Billy the Kid)[/size]
[size=2]
[/size]
Billy the Kid |
[size=2]Khi còn nhỏ, Billy the Kid di chuyển rất nhiều từ New York tới Indiana, tới Kansas, Colorado và New Mexico. Theo miêu tả của người thời xưa, Nhóc Billy thường vận y phục gọn gàng, trang nhã và rất thích dùng mũ rộng vành Mexico. Gu ăn mặc đó cộng với sự tinh quái và thiện xạ đã tạo nên những hình ảnh tương phản, vừa là một tên côn đồ khét tiếng, vừa là một anh hùng lục lâm được yêu mến.[/size]
[justify][size=2]Dáng vóc gày gò và có hàm rằng vẩu, Nhóc Billy đã dành cuộc đời ngắn ngủi vào những cuộc chạy trốn, trốm cắp, đánh bạc và giết người. Tương truyền, Nhóc Billy đã giết 21 người đàn ông, mỗi người cho một năm tuổi đời của hắn.[/size][/justify]
[justify][size=2]Khi còn sống, Nhóc Billy ít được nhắc đến. Tên tuổi của hắn thực sự đi vào huyền thoại sau khi bị cảnh sát trưởng Patrick Garrett bắn chết vào tháng 7/1881.[/size][/justify]
[justify][size=2]Salvatore Giuliano[/size][/justify]
[size=2]
[/size]
[size=2](Ảnh: AP)[/size] |
[size=2]Từ một nông dân ở đảo Sicily, Giuliano được biết đến như một hiệp sĩ chuyên cướp của nhà giàu chia cho người nghèo ở địa phương. Đội quân 600 người trung thành với Giuliano đã giết tổng cộng hơn 100 sĩ quan cảnh sát và 40 dân thường, thu được hơn 1 triệu USD từ 30 vụ bắt cóc. Giuliano từng viết thư thách thức các quan chức chính quyền và tuyên chiến trên đất Italy. [/size]
[size=2]Năm 1949, một lực lượng đặc nhiệm gồm 2.000 quân đã tiến hành truy lùng Giuliano trên đảo Sicily và cuối cùng bắn chết tên cướp khét tiếng vào năm 1950. Sau cái chết của Giuliano, tạp chí TIME viết rằng, trong suốt 7 năm, Giuliano "trở thành Vua của những tên cướp trên một vùng đất là mọi tên cướp đều tự coi mình là vua". [/size]
[justify][size=2]Ned Kelly
[/size][/justify]
[size=2]
[/size]
(Ảnh: Getty) |
[size=2]Trong cuộc đọ súng cuối cùng với cảnh sát, các thành viên băng nhóm Kelly đã khoác lên người những áo giáp tự tạo bằng lưỡi cày và đánh giáp lá cà. Kelly bị thương ở chân và bị bắt trước khi bị treo cổ ở Melbourne năm 1880.[/size]
[size=2]Tuy nhiên, tướng cướp huyền thoại này không dừng lại ở Australia. Mick Jagger đã thủ vai Kelly trong một bộ phim tiểu sử năm 1970. Các nghệ sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Johnny Cash và Waylon Jennings cũng viết nhiều bài hát về băng cướp Kelly.
[/size]
[justify]Claude Du Val[/justify]
[size=2]
[/size]
Claude Duval qua bức họa năm 1860 của William Powell Frith. |
[size=2]Trong ít nhất một vụ, Claude De Val đồng ý chỉ ăn trộm một nửa tiền bạc của một lữ khách vì vợ của nạn nhân đồng ý khiêu vũ với anh ta. Sau 10 năm trốn chạy luật pháp, tên cướp quê ở Normandy này bị cảnh sát bắt và treo cổ. Phụ nữ ùn ùn kéo theo anh ta, tranh nhau chỉ để sờ vào người kẻ cướp. [/size]
[justify][size=2]Bonnie và Clyde[/size][/justify]
[size=2]
[/size]
(Ảnh: AP) |
[size=2]Lực lượng tuần tra Đường Cao tốc Texas phát lệnh truy nã chính thức và không lâu sau đó hai đối tượng này bị bắt. [/size]
[size=2]Vào ngày 23/5/1934, cảnh sát phục kích xe của Bonnie và Clyde bên ngoài Gibsland, Los Angeles. Cả hai bị trúng đạn, kết thúc hành trình 21 tháng trốn chạy với nhiều vụ cướp nhằm vào trạm xăng, nhà hàng và ngân hàng. [/size]
[size=2]Bonnie và Clyde không kết hôn. Bonnie là người trong sạch trước khi gặp Clyde. Các chuyên gia lịch sử cho rằng, Bonnie đã chọn sống cuộc đời của một tội phạm bởi vì cô quá yêu. Nhiều bức ảnh của cặp đôi này cho thấy tình yêu của họ là đích thực. Câu chuyện của họ sau đó đã được dựng thành phim. [/size]
[size=2]Dick Turpin[/size][size=2]
[/size]
(Ảnh: Corbis) |
[size=2]Một số sách và các nghiên cứu chứng minh rằng Turpin không hề "lãng mạn" như Duval. Ngược lại, hắn có khả năng thực hiện những hành động bạo lực tột đỉnh và dành nhiều thời gian để cưỡng hiếp, giết người.
Cuối cùng, Turpin bị bắt vì tội ăn cắp ngựa và bị treo cổ năm 1739. [/size][size=2]
Butch Cassidy[/size]
[size=2]
[/size]
(Ảnh: Corbis) |
[justify][size=2]Sau khi bị truy nã, Cassidy (tên thật là Robert LeRoy Parker) trốn tới Nam Mỹ cùng với bạn tình Sudance Kid. Có người cho rằng cả hai chết trong một vụ đọ súng ở Bolivia năm 1909 hoặc ở Uruguay năm 1911, song có thông tin cả hai đã tới Alaska và sống yên bình cho tới tận những năm 1930. [/size][/justify]
[size=2][size=2]Vincenzo Peruggia[/size][/size]
(Ảnh: Corbis) |
[size=2]Cảnh sát đã thẩm vấn Peruggia và chấp nhận anh ta có chứng cớ ngoại phạm: đang làm việc ở một nơi khác vào thời điểm bức tranh bị đánh cắp.[/size]
[size=2]Sau khi giấu bức tranh trong một vali suốt 2 năm, Peruggia đưa Mona Lisa tới Italy. Khi tìm cách bán tác phẩm nổi tiếng thế giới này, một chủ gallery đã nộp anh ta cho các nhà chức trách.[/size]
[justify][size=2]Mona Lisa được trưng bày trên toàn Italy và được trao trả cho Bảo tàng Louvre năm 1913. Peruggia, với lời biện minh rằng đã trộm bức họa vì khát khao đưa nó trở về Italy, phải ngồi tù 6 tháng trước khi được tự do. [/size][/justify]
[size=2]Sau đó, Peruggia nhập ngũ ở Italy và tham gia Đại chiến I. Tướng cướp nổi tiếng này lấy vợ rồi trở về Pháp, mở một quầy bán tranh cho đến khi qua đời năm 1925.
[/size]