Người ta đang đua nhau rao bán các “khu đất vàng” của Saigon để xây dựng cao ốc, nhà hàng, khách sạn…..Rồi lại thực hiện việc khảo sát để quy hoạch lại các tượng đài trên địa bàn thành phố. Sợ rằng đến một lúc nào đó chúng ta phải nói với thế hệ mai sau rằng : “Ngày xưa nơi này đã có tượng đài của ……” – Thôi thì hãy cùng nhau ngắm nhìn lại các tượng đài của Saigon hiện nay.
1/. Tượng Đức Mẹ tại nhà thờ Đức Bà
Chiều 16/2/1959, Đức Hồng Y Agagiania được chào mừng tại tiền đường nhà thờ Chánh tòa (nhà thờ Đức Bà ngày nay) và ngài làm phép tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Bức tượng này được khởi công xây dựng từ ngày 8/12/1958
—————————————————————————————————–
2/. Tượng võ tướng TRẦN NGUYÊN HÃN tại vòng xoay chợ Bến Thành (Quận 1)
Trần Nguyên Hãn là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê.
—————————————————————————————————–
3/. Tượng nữ sinh QUÁCH THỊ TRANG tại vòng xoay chợ Bến Thành (Quận 1)
Quách Thị Trang – một thiếu nữ thuộc Gia đình Phật tử VN, năm 1960 đã tham gia các phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng và đã bị cảnh sát bắn chết năm 15 tuổi.
—————————————————————————————————–
4/. Tượng TRẦN HƯNG ĐẠO tại vòng xoay bến Bạch Đằng (Quận 1)
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
—————————————————————————————————–
5/. Tượng Phù Đổng Thiên Vương tại vòng xoay ngã 6 (Quận 1)
Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương , là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước
(Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam : Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa)
—————————————————————————————————–
6/. Tượng vua LÊ LỢI tại vòng xoay “Cây Gõ” (Quận 6)
Lê Lợi là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước và đã kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt - Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, lấy vương hiệu là Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên nhà Hậu Lê.
—————————————————————————————————–
7/. Tượng đài An Dương Vương tại vòng xoay ngã 6 Nguyễn Tri Phương (Quận 5 – Quận 10)
An Dương Vương tên thật là Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng.
—————————————————————————————————–
8/. Tượng Phan Đình Phùng tại vòng xoay Bưu điện Chợ lớn
Phan Đình Phùng, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Phan Đình Phùng không chỉ là người lãnh đạo tài năng mà còn là nhà thơ, tác phẩm của cụ cho ta thấy cụ là nhà nho trung nghĩa với dân với nước.
—————————————————————————————————–
9/. Tượng vua QUANG TRUNG tại chợ Nguyễn Tri Phương (Quận 10)
Hoàng đế Quang Trung là nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII,
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
—————————————————————————————————–
10/. Tượng Đức Khổng Tử trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5)
Khổng Tử là nhà triết học lỗi lạc của nhân loại người Trung Hoa, ông là nhà tư tưởng và giáo dục lớn, đồng thời là người sáng lập học thuyết Nho Giáo(đạo Nho). các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.
—————————————————————————————————–
11/. Tượng Công nhân tại vòng xoay ngã 7 Lý Thái Tổ (Quận 10)
—————————————————————————————————–
12/. Tượng mỹ thuật trước Nhà hát Thành phố
—————————————————————————————————–
13/. Tượng mỹ thuật bên hông Nhà hát Thành phố