Những email “ngại ngần”
Theo những comment gửi về mail tư vấn [email protected] thì cứ có khoảng 10 mail thắc mắc về những trục trặc của “cậu nhỏ” thì có tới 9 mail tỏ vẻ ngại ngần chưa muốn đi khám nam khoa? Mặc dù bệnh tình “cậu nhỏ” theo teenboy nhận biết cũng đến mức “trầm trọng” song không hiểu sao XY vẫn còn nhiều nẻo nghĩ “nhưng” để chưa bạo dạn đi khám nam khoa trực tiếp và chỉ e dè gửi câu hỏi xin tư vấn mà thôi.

Email thứ 1: Mình rất thích thú với những buổi chiều tập luyện thể thao nhưng không hiểu tại sao trước những động tác mà cơ thể rơi từ trên cao xuống khi tiếp đất, mình thường thấy nhói đau ở “cậu nhỏ”, cơn đau dữ dội kéo dài khoảng 10 đến 15 phút thì đỡ dần. Lúc trước do sơ ý, mình đã bị trái bóng “hạ trúng” vào cậu nhỏ và gây đau nhức vài ngày là khỏi. Khi ấy mình khá lo lắng nhưng thú thực không can đảm để đi khám. Nhưng từ đó mỗi khi tiếp đất, mình vẫn thấy “cậu nhỏ” bị nhói đau. Cho mình hỏi mình bị sao thế, có phải do va đạp ngày trước không, phải điều trị như nào? (Văn Việt, 17 tuổi)
Email thứ 2: Mình rất hay bị sưng bìu bên trái, mỗi lần như vậy nó căng lên khiến bụng mình rất tức và đau, việc đi lại cũng không thoải mái. Mỗi lần như vậy kéo dài khoảng 2- 10 giờ. Mình bị bệnh gì? Có nguy hiểm tới “cậu nhỏ” không, cách chữa trị thế nào? Đã nhiều lần mẹ nhắc đi khám nhưng mình toàn từ chối đây đẩy vì….ngại và xí hổ (Nguyễn Khoa, 18 tuổi)

Email thứ 3: Hình như em bị hẹp bao qui đầu, khi nó cương cứng thì bao quy đầu cứ siết chặt chú nhóc làm em thấy đau đớn lắm. Mỗi lần đi tiểu là nỗi sợ hãi của em. Nói thực, em chả dám nói với ai về vấn đề của mình cả, đi khám thì càng ngại hơn. Em đã âm thầm chịu đựng nỗi đau đớn, khó chịu này đã lâu rùi. Em phải làm thế nào để bớt đau ạ? (Em trai giấu tên, 15 tuổi)
Email thứ 4: Em đã từng XXX, nhưng thời gian gần đây, vùng ấy của em đột nhiên mọc những mụn trắng ở chỗ đầu khấc dương vật. Lúc đầu chỉ là một nốt sau nó cứ lan ra nhiều hơn. Thời gian này “cậu nhỏ” của em còn bốc mùi lạ nữa. Em lo quá, không biết có sao không nhưng cứ nghĩ đến đi khám là đã thấy ngại rùi. Bạn gái em biết chuyện sẽ nghĩ em “có vấn đề” thì chết. (Hoàng Long, 19 tuổi)

Đi khám nam khoa, tại sao không?
Ngại gì mang tiếng “có vấn đề”
Một thực tế hiển nhiên rằng, nếu như có bộ phận nào khoẻ khoắn, công năng hoạt động “trơn tru”, hình dáng bề thế thì teenboy nào chả “hãnh diện” và an tâm. Nhưng nếu đột nhiên, vùng kín hay cậu nhỏ của mình “gặp sự cố” hoặc có trục trặc, khiếm khuyết thì teenboy cũng chả tội gì phải “im ỉm” cắn răng chịu đựng cả. Trong khi đó, biểu hiện của bệnh ngày một chả thuyên giảm vì sự dũng cảm “không đáng ca ngợi” đó. Hãy vượt qua cảm giác đau khổ, lo lắng vì sợ mang tiếng “yếu sinh lý” hay “kém cỏi” để bước chân đến phòng khám nam khoa. Bản lĩnh đàn ông và sức mạnh của thằng nhỏ oai hùng như nào, phụ thuộc nhiều vào quyết định “cần kíp” này của bạn đấy. Sợ gì mang tiếng, chỉ sợ nếu không đi khám bạn sẽ phải sống chung với nhiều “sự cố” đáng tiếc sau này mà thôi.

Ngại gì mang tiếng “thiếu hiểu biết”
Khi cậu nhỏ trục trặc, các boy đều phát hoảng lên, song vẫn cứ nhẫn nại chờ đợi bệnh tự thuyên giảm bằng cách tự xử của mình. Họ không ý thức được rằng, những bệnh tình của “cậu nhỏ” nếu không được chữa chị đúng thời điểm, không được chữa trị dứt điểm sẽ để lại muôn nẻo hậu quả nhiều tai hại. Đừng vị sợ bác sỹ la là thiếu hiểu biết mà ngồi nhà tự chữa không được mới ngập ngừng tìm đến các khoa nam học “cầu cứu” nhé. Biết đâu khi ấy mọi sự đã quá muộn vì cái hiểu biết nông cạn của bạn tự gây ra! Đừng để tình trạng đáng tiếc “mình làm mình chịu” xảy ra nhé.
Gặp “trục trặc” là phải “lên đường” - Đơn giản chỉ là hành động
Vì sức khoẻ bình thường của “cậu nhỏ” các đầu đinh phải gạt bỏ ngại ngần, tự tin tìm đến các cơ sở chuyên điều trị bệnh nam khoa ngay khi phát hiện "trục trặc". Gặp sự cố trục trặc với cậu ấy thì chủ nhân phải chịu khó tức tốc lên đường. Kể cả khi không có bất thường thì teenboy vẫn nên đi khám nam khoa định kỳ để kiểm tra sức khoẻ. Nói chung các đầu đinh phải ý thức hơn về sức khoẻ của chính mình, ý thức về tầm quan trọng và chức năng “có một không hai” của cậu nhỏ.
P/S: Nam khoa là chuyên ngành về sức khỏe sinh sản của nam giới, bao gồm những vấn đề như: vô sinh nam, rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, quá trình lão hóa ở nam, thiểu năngtuyến sinh dục nam, các biện pháp ngừa thai nam, các dị tật bẩm sinh hay mắc phải của cơ quan sinh dục nam, ung thư sinh dục nam…

Khi có những vấn đề vè “cậu nhỏ”, teenboy hãy đến khám bệnh ở một số địa chỉ khám nam khoa sau nhé!
1. Khoa Nam học - Bệnh viện Việt Đức HN
2. Trung tâm Ánh sáng (số 4, toà nhà A2 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội)
3. Trung tâm Nam học và hiếm muộn Hà Nội (Số 7/387 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội)
4. Khoa Nam học - Viện Quân Y 103
5. Khoa nam học giới tính - Đại học Y dược TP. HCM
6. Phòng khám Nam Khoa - Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM
7. Khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Từ Dũ
8. Phòng khám Nam khoa - Bệnh viện Bưu điện II (số MM 12 đường Trường Sơn, cư xá Bắc Hải, quận 10, TPHCM)
Nếu các teen có thắc mắc về vấn đề sức khỏe giới tính, bạn hãy gửi mail về [email protected] để Kênh14 chia sẻ cùng bạn nhé!