(TT&VH
Online) - Người phụ nữ thường cảm thấy nôn nao trong lồng ngực, sau đó bạn sẽ cảm thấy khó thở, rồi có những cơn đau cấp tính sẽ làm cho bạn thở gấp hơn. Đó chính là chứng ợ nóng. Thật là không may mắn, ợ nóng lại là 1 triệu chứng rất phổ biến ở những người phụ nữ đang mang thai.
Có đến 72% những người phụ nữ bị chứng ợ nóng trong thời kì mang thai. Đáng ngạc nhiên là họ không biết nguyên nhân của tình trạng này thậm chí còn họ còn không biết làm thế nào để điều trị nó.Trong thực tế rất nhiều phụ nữ có thai không nhận biết về chứng ợ nóng là gì, đôi khi họ còn không biết chác điều trị chúng.
Có đến 72% những phụ nữ đã mắc phải chứng ợ nóng trong suốt thời kì thai nghén-AFP
Triệu chứng ợ nóng không gây ảnh hưỏng gì tới tim .Thay vào đó ,nó chỉ là một cảm giác nóng rát trong lồng ngực ngay phía sau phần xương ức.Thông thường,chỉ là những cơn đau sau đó lan rộng lên cổ họng và để lại một lượng acid trong miệng . Nó cũng có thể là một cảm giác như vướng thức ăn trong cổ họng.
Triệu chứng ợ nóng xảy ra khi các vùng cơ dưới ở thực quản (LES) và ở phía trên cùng của dạ dày cho phép một lượng dịch chảy xuống dạ dày rồi lại quay ngược lên thực quản. Đó chính là nguyên nhân gây ra cảm giác ợ nóng, buồn nôn,khó nhuốt mà có thể kéo dài trong hai giờ đôi khi còn lâu hơn.
Đối với nhiều phụ nữ mang thai,triệu chứng ợ nóng có thể làm cho họ cảm thấy chán ăn và mất ngủ.N ếu như triệu chứng này kéo dài,thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người phụ nữ trong suốt quá trình mang thai.
Vậy nguyên nhân của những triệu chứng này là gì?
Những hoocmon ảnh hưởng tới thai nhi thường hoạt động trong các cơ bắp khác nhau của người mẹ để có thể thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Và để chuẩn bị cho ngày chào đời., đặc biệt, những người phụ nữ mang thai thường cảm thấy khó chịu ở các vùng cơ dưới thực quản. Vì vậy sự hoạt động cơ bắp giữa dạ dày và đường ống thức ăn không ảnh hưởng nhiều tới nhau. Và lượng dịch trong dạ dày dễ dàng chảy ngược lên ống dẫn thức ăn rồi kích thích đến dạ dày.
Sự chuyển dịch của hoocmon là một trong những lí do mà chứng ợ nóng xảy ra trong thời kì đầu mang thai. Có một quan niệm sai lầm là chứng ợ nóng chỉ xảy ra trong ba tháng cuối. Thực ra triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian có thai và nó xảy ra thường xuyên hơn vào ba tháng cuối.
Sự phát triển của em bé cũng là 1 trong những nguyên nhân của chứng ợ nóng. Nó đẩy các hơi nén trong ổ bụng lên trên và đồng thời nó cũng làm cho những thứ trong dạ dày đẩy trở lên làm tăng nguy cơ nhiễm chứng ợ nóng.
Các biện pháp giảm đau:
Nếu người phụ nữ liên tục gặp các triệu chứng ợ nóng có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Hiện đang có vài phương pháp trị liệu triệu chứng ợ nóng rất phù hợp với những phụ nữ mang thai là: alginates và antacids.
1. Alginates
Alginates được chế biến một cách tự nhiên từ tảo biển và đã được thử nghiệm lâm sàng. Thuốc nhằm cung cấp cho những phụ nữ mang thai đã mắc phải triệu chứng ợ nóng mà không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Bạn nên tìm hiểu về Gaviscon, là một loại alginate. Sau khi gặp axit trong dạ dày, alginate sẽ tạo ra một thế mạnh như một rào cản axit trôi vào phần trên của dạ dày điều này làm ngăn chặn lượng axit lên đường ống dẫn thức ăn.
Thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng 90% số phụ nữ mang thai đều giảm nhẹ chứng ợ nóng nếu dung thuốc Gaviscon. Thuốc có tác dụng rất nhanh chỉ trong vòng năm phút sau khi dùng và lâu nhất là bốn tiếng.
Tuy nhiên, Alginate không hoàn toàn được hấp thụ vào mạch máu người nhưng nó lại được bài tiết một cách tự nhiên ra khỏi cơ thể con người và phương pháp chữa trị này rất phù hợp với người phụ nữ mang thai.
2. Antacids:
Antaciad là 1 loại thuốc làm vô hiệu hoá dịch axit trong dạ dày, vì vậy nó cũng không gây ảnh hưởng tới đường ống dẫn thức ăn khi nó từ dạ dày lên. Đây là cách tốt nhất để tránh natri và nhôm có chứa trong antacid vì đây là nguyên nhân chính gây táo bón ở người phụ nữ mang thai.
Mỗi thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có sự điều trị thích hợp cho cả mẹ và em bé. Dùng thuốc là biện pháp hữu hiệu để giảm nhẹ các triệu chứng ợ nóng, tuy nhiên ngoài dùng thuốc chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ nhằm giảm áp lực của dạ dày.
- Nhai kỹ từng miếng.
- Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn để kích thích tiêu hoá tốt.
- Tránh nằm trong vòng hai giờ sau khi ăn.
- Không gấp mình lên trên ghế dài vì như thế sẽ chèn ép vào dạ dày
- Mặc quần áo thoải mái
- Uốn cong phần đầu gối và nên tránh phần eo
- Không nên quá căng thẳng vì căng thẳng có thể làm chậm tiêu hoá.
- Tránh ăn đồ ăn cay, khô, thức ăn chiên, chứa nhiều mỡ. Không nên uống cà phê, rượu, nước giải khát và bất cứ điều gì với các hóa chất phụ gia.
Quan trọng là bạn phải chủ động giữ gìn sức khỏe của chính mình trong thời gian mang thai. Để có một cơ thể khỏe mạnh. Tốt nhất, bạn phải biết cách giữ gìn từ khi có thai đến khi sinh nở.
Nghiêm Thảo (Theo Thestar)