[/justify]
[justify][justify]David Beckham khởi nghiệp ở Man United, có trận ra mắt ở đội một vào năm 1992 khi 17 tuổi. Trong thời gian tại đây, anh giành được sáu danh hiệu Premier League, hai Cúp FA, và chức vô địch UEFA Champions League vào năm 1999. Anh rời Manchester United để đến với Real Madrid vào năm 2003, nơi anh trụ lại trong bốn mùa bóng. Khi ở Madrid, Beckham trở thành cầu thủ bóng đá Anh đầu tiên chơi 100 trận đấu tại Champions League. Trong mùa giải cuối cùng tại đó, Real đã giành được danh hiệu vô địch La Liga mùa giải 2006-07, và đó cũng là danh hiệu lớn duy nhất anh giành được cùng Real Madrid. Tiếp theo, Beckham đã đến đội bóng LA Galaxy, nơi đây đưa anh trở thành cầu thủ có mức lương cao nhất trong lịch sử của giải MLS. Cuối cùng anh ký kết hợp đồng thi đấu cho đội bóng nước Pháp PSG. Beckham cũng đã làm đội trưởng đội truyển Anh 58 lần, một trong những người nhiều nhất trong lịch sử Anh.
Beckham khi còn thi đấu cho M.U. Ảnh: Internet |
Không chỉ có bóng đá, Beckham còn được nhận nhiều danh hiệu cao quý mang tính chính trị cao. Điển hình như được phong Hiệp sĩ trong Huân chương Đế quốc Anh do Nữ hoàng Elizabeth II trao tặng năm 2003, bầu làm "Đại sứ vĩ đại nhất của Anh" tại giải thưởng Người Anh vĩ đại 2007 hay đứng thứ nhất trong danh sách 40 người đàn ông có ảnh hưởng nhất lứa tuổi dưới 40 ở Anh năm 2007… Rõ ràng, Becks đã cho thấy tầm ảnh hưởng của mình đến toàn thế giới thông qua bóng đá là như thế nào.
Sự vĩ đại của tiền vệ này còn được thông qua những quỹ tài trợ từ thiện hàng đầu thế giới như Beckham đã hỗ trợ UNICEF từ khi còn ở Manchester United. Vào tháng 1 năm 2005, anh trở thành Đại sứ Thiện chí tập trung vào chương trình thể thao vì sự phát triển của UNICEF. Đồng thời, anh còn là người phát ngôn của Malaria No More, một tổ chức phi lợi nhuận đóng tại New York ra đời vào năm 2006. Năm 2007, Beckham còn xuất hiện trong những chiến dịch quảng bá việc sử dụng mùng giá rẻ để chống sốt rét.
Xét một cách toàn diện thì đúng là David Beckham không có đối thủ trong rất nhiều lĩnh vực. Hiện tại, cả Messi và C. Ronaldo cũng chỉ được cho như đàn em của Beckham mà thôi. Đơn giản, Becks không chỉ cầu thủ giỏi, kiếm tiền giỏi, mà còn tầm ảnh hưởng đến chính trị - xã hội bậc nhất. Dù qua thời kỳ đỉnh cao với 38 tuổi nhưng Beckham vẫn cho thấy mình đủ tự tin để tiếp tục sự nghiệp quần đùi áo số của mình.
… và… bây giờ! Ảnh: Internet |
Mới đây nhất, Beckham đã làm cho cả làng túc cầu thế rúng động với việc giành chức vô địch cùng đội bóng nước Đức PSG. Đây cũng được cho như cộc mốc đánh dấu sự vĩ đại ở tuổi 38 của anh khi chính thức vô địch cùng 4 CLB khác nhau với tư cách một cầu thủ. Trước đó, Beckham từng vô địch với Man Utd ở đấu trường Premier League, La Liga với Real Madrid, MLS với L.A Galaxy. Một bảng thành tích khó tin đã được anh thiết lập với tuổi tác “xế chiều” 38 - cái tuổi mà những đồng đội cùng thời đã phải giải nghệ hoặc chọn cho mình một nghiệp nào đó nhẹ nhàng hơn.
Không phải chờ thêm thời gian hoặc về già như Alex Ferguson, Pele… để thực sự trở nên vĩ đại. Ngay từ bây giờ, ở tuổi 38, Beckham đã thực sự vĩ đại theo nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu so những lứa cầu thủ cùng thời với Becks như Paul Scholes, Gary Neville, Phil Neville, Nicky Butt, Zinedine Zidane… thì rõ ràng họ thua anh rất nhiều.
Có một thực tế mà nhiều mà bản thân Beckham chắc cũng hiểu, đó là những đội bóng muốn chiêu mộ anh vào lúc này đều có mục đích mượn giá trị bản thân của Beckham để tăng thêm hình ảnh đội bóng. Cụ thể nhất là lần chuyển nhượng qua LA Galaxy và PSG. Với LA Galaxy, chính sự có mặt của Beckham đã tăng lượng fan của CLB một cách không tưởng, đạt con số 17.872 người/trận/mùa (tăng thêm khoảng gần 1/3 so với trước đó). Ở PSG cũng không ngoại lệ, hoạt động bán áo thi đấu (gắn tên Beckham), vé các trận đấu hay các hoạt động của CLB với hình ảnh David Beckham đều tăng lên chóng mặt.
Beckham thật sự vĩ đại, một sự vĩ đại quá sớm so với tuổi 38 của mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[/justify]