[justify]"Chiến tranh chẳng đáng sợ như ma túy"[/justify]
[justify] Ông Hào là bộ đội xuất ngũ, từng chiến đấu ở chiến trường miền Trung. Là ông, là cha của những đứa con thành đạt trên đất Hà thành. Lý do đơn giản ông vào đây cũng giống như những học viên khác: đó là đoạn tuyệt với ma túy.[/justify]
[justify] Ông không phải là những đối tượng nghiện hút "chuyên nghiệp". Ông từng là bộ đội, từng chiến đấu cho đất nước, từng xả thân cho hòa bình, ông đến với ma túy không vì cám dỗ, không vì sự say sưa chết người.[/justify]
[justify]
Tang vật trong một vụ bắt ma túy -Ảnh: QH |
[justify] Ngày trẻ, khi chiến đấu trong quân ngũ, ông Hào bị thương nặng, một mảnh đạn găm vào người và cho đến nay vẫn còn là nỗi đau xác thịt mà chiến tranh để lại. Một trong những vết thương ở chiến trường là nguyên nhân dẫn đến việc ông phải dùng moocphin để trị thương. [/justify]
[justify]Ông Hào nói với tôi: "Cô cứ tưởng tượng, đau mà phải dùng moocphin là đau đến độ nào rồi chứ!". Rồi ông tả lại những cơn đau chiến tranh cho tôi nghe: "Không chỉ trái gió trở trời mà vết thương ngày nào cũng đau! Không chỉ đau ở đúng vết thương mà nó còn làm cho cả cơ thể tôi run lên bần bật, ngày bình thường đau còn chịu được, chứ đến hôm trời động là tôi lại lăn lê bò toài khắp nhà, kêu thét như có ai chặt đứt từng mảng thịt". [/justify]
[justify]Và ma túy lúc đó là phương thuốc hữu hiệu không có gì sánh được. Dùng moocphin nhiều đâm ra thiếu không chịu được. Sau chiến tranh, ông về Hà Nội học Trường Đại học Ngoại thương, nhưng do nghiện nên nghỉ giữa chừng vào Nam làm đồn điền cao su. Do điều kiện, ông Hào không dùng moocphin nữa mà chuyển sang hút, sau đó là chích và nghiện ma túy cho đến năm 2006. Ông đã đến với ma túy như thế.[/justify]
[justify]
[justify] Rồi người vợ thương yêu của ông mất. Kể về vợ của mình, ông Hào khóc thành tiếng, đưa tay gạt dòng nước mắt cứ chực trào ra: "Tôi ân hận lắm, vợ tôi bị suy nhược cơ thể mà chết, đó là do tôi đã nghiện ngập, đã bị ma túy nó hại, bà ấy chăm sóc tôi không quản ngại nên mới ốm mà chết! Đến giờ tôi vẫn còn ân hận. Vì thương vợ, tôi đã quyết tâm cai nghiện!". [/justify]
[justify]Năm 2006, ông vào trung tâm cai nghiện lần đầu tiên. Đã già, nên việc cai nghiện của ông cũng khó khăn hơn nhiều. Ông không lên cơn điên dại và thèm thuốc như những đối tượng nghiện trẻ khác. Ông đau đớn mỗi lần lên cơn. Đau bởi vết thương chiến tranh, đau khắp người, đau cả lòng nữa, và lần nào cũng vậy, dường như tuổi già không chịu được sự hành hạ dã man của ma túy. [/justify]
[justify]Lần nào thiếu thuốc, ông cũng ngất đi rồi tỉnh lại, nguời yếu đuối, mệt nhừ. Ông còn nhớ, có hôm lên cơn, ngất đi rồi mơ thấy ánh sáng và cảm giác cơ thể mình nhẹ nhàng. Trong giấc mơ, ông nghĩ là mình đang "chết", nhưng lại cảm nhận được có dòng nước chảy len qua mạch máu.
Ông Hào cười:"Hóa ra khi đó được bác sĩ trong trạm tiêm một phát trợ lực nên sống đến bây giờ. Với lại, cứ nghĩ đến con cháu lại gắng qua cơn…". [/justify]
[justify]Trong mỗi câu chuyện cai nghiện tại trại mà tôi nghe đều là những cuộc chiến đấu gian nan, đôi khi có những con người quyết tâm rất cao nhưng có lúc yếu thế và tưởng chừng như thất bại. Ông Hào cũng là một trong số đó. Ông kể rằng… Hết năm 2008, ông trở về từ trung tâm, tưởng chừng là dứt bỏ được nào ngờ lại hút lại một lần nữa. Một lần đến giúp một ông bạn già thời chiến tranh (vì nhà ông này bị tai nạn), ông phát hiện ra ông bạn đó cũng… nghiện ma túy. Qua nhiều ngày ở lại nhà bạn và trò chuyện thâu đêm, ông không biết mình nghiện lại từ lúc nào, và lại phải tiếp tục vào trung tâm cai nghiện lần thứ 2. [/justify]
[justify]Lần thứ 2 này có vẻ nhẹ nhàng hơn vì ông đã quen với cách điều trị lần trước. Lần trước, do sức khỏe quá yếu nên ông được lao động trị liệu, lần này xin cán bộ ở trung tâm cho làm ở xưởng vàng mã. Làm việc để cai nghiện thêm hiệu quả, để quên hết đi những đau đớn. [/justify]
[justify]Lần này, thời gian cắt cơn của ông ngắn hơn lần trước và không còn bị đuối sức nữa. Ông tự hứa với lòng mình quyết tâm không dính vào ma túy nữa. Quyết tâm, vì ông đã ghi vào tâm trí mình khuôn mặt cô con gáiút đón cha về từ nhà người bạn và biết cha nghiện lại.[/justify]
[justify]"Tôi phải sống để được bố mẹ đánh thật đau!" [/justify]
[justify]Cho đến bây giờ, anh Tuấn ở Yên Bái mới biết sức quyến rũ của ma túy lớn đến cỡ nào. Anh cũng sai lầm khi lựa chọn ma túy như một thứ thuốc thần kỳ để chữa lành vết thương.
Anh kể, suốt quãng thời gian là sinh viên Trường Đại học Đông Đô, Tuấn đã sống cùng những người bạn sinh viên nghiện ma túy. Có thời gian, cả đám bạn tụ tập hút chích ngay bên cạnh mình nhưng Tuấn không bao giờ đụng đến ma túy, chưa bao giờ thử.[/justify]
[justify] Thế mà khi bị tai nạn giao thông dẫn đến gãy chân, vì đau quá không chịu được, Tuấn đã suy nghĩ: Dùng moocphin để giảm đau sẽ không bị nghiện. Nhờ mối quan hệ bên ngoài, bố mẹ anh mua moocphin cho con giảm đau và không nghĩ rằng con họ sẽ chuyển sang dùng ma túy và phải vào trung tâm cai nghiện.[/justify]
[justify]Tuấn năm nay 31 tuổi, là con trai của một gia đình rất có điều kiện. Bản thân Tuấn cũng là một chàng trai có học thức, rất hiểu biết, chân thành và cởi mở.[/justify]
[justify] Năm 2002, anh tốt nghiệp ĐH và ra trường làm ở một số cơ quan tại Hà Nội, sau đó đến năm 2006, anh chuyển về làm việc tại Yên Bái.
Trước khi về Yên Bái, Tuấn bị tai nạn giao thông và có thể coi bị nghiện từ đó.[/justify]
[justify] Trong năm 2006, gia đình quyết định cho anh vào trung tâm để cai nghiện. Tuấn kể, trước khi đi, nhân ngày sinh nhật của anh, bố mẹ đã cho anh lên Hà Nội chơi mấy hôm để "lấy tinh thần đi trung tâm cai nghiện".
Không ngờ lần lên Hà Nội này, khi ngồi quán nước trước nhà bạn gái, anh bị công an kiểm tra nhân đợt truy quét 2/9. Anh bị công an triệu tập vào trung tâm cai nghiện luôn. Cho đến bây giờ, Tuấn đã sắp hoàn thành xong đợt cai nghiện 2 năm của mình.[/justify]
[justify] Tuấn kể lại quá trình cai nghiện nhọc nhằn đó, đã có lúc anh tìm đến cái chết nhưng không thành. Anh tâm sự: "Nếu như anh chết thành công lúc đó, anh đã lại nhầm lẫn tai hại một lần nữa trong cuộc đời. Giờ thì tinh thần anh thoải mái rồi, không còn tiêu cực nữa. Anh phải sống để được bố mẹ đánh thật đau một lần".[/justify]
[justify] Giai đoạn cắt cơn của Tuấn thực hiện trong vòng nửa tháng, thời gian đó được coi là khá nhanh so với các học viên khác. Nhưng có một điều đặc biệt trong quá trình cắt cơn của Tuấn chính là việc anh bị trầm cảm nghiêm trọng. Lúc mới vào, anh còn nhớ hình ảnh của mình: gầy gò, còm cõi, héo khô cả thể xác và tinh thần. Anh chỉ nằm một chỗ, không làm gì, không tự vệ sinh cá nhân, không nói chuyện với ai. Các bác sĩ điều trị hỏi gì anh cũng không trả lời.[/justify]
[justify] Suốt thời gian nằm ở trạm y tế, hầu như Tuấn không ngủ, lúc nào mắt cũng chỉ lờ đờ, hoang dại. Lúc lên cơn, có gì trong tay Tuấn đều phá tứ tung. Tuấn thường dùng móng tay khắc lên tường những kí tự nguệch ngoạc, có khi là tên của một ai đó.[/justify]
[justify]Khi tôi tò mò hỏi điều gì đã giúp anh vượt qua trầm cảm. Tuấn kể đó chính là những người thầy của trung tâm, những người thầy thức trắng đêm chăm cho anh khỏe lại. Chính các thầy đã phát hiện ra cảm xúc giấu kín của Tuấn khi nhìn vào những hình thù quái dị anh vẽ lên tường. Điều anh cảm thấy khó khăn nhất chính là tình cảm của bạn gái dành cho mình. Anh thất vọng, hối hận, tất cả cảm xúc của anh xuất phát từ tình yêu anh dành cho cô.[/justify]
[justify] Ngay ngày hôm sau, có thư của gia đình gửi lên và có cả thư của cô bạn gái . Đọc thư rồi, anh trở lại mạnh mẽ như bản tính ban đầu. Điều người bạn gái mang cho anh chính là niềm yêu đời trở lại mà không biết rằng, các thầy của anh đã nhắn gia đình và bạn gái động viên Tuấn qua những bức thư.[/justify]
[justify] Sau đó, Tuấn cắt cơn một cách dễ dàng hơn. Cùng với sự trợ giúp của thuốc men, liệu pháp tinh thần từ những bức thư của bạn gái đã giúp Tuấn vượt qua giai đoạn đầu tiên nhanh chóng. Nửa tháng sau, Tuấn được ra sinh hoạt cùng với các học viên khác tại đội số 4 với công việc chế tác đá.[/justify]
[justify]Tôi hỏi Tuấn về những ước mơ của anh. Anh nói: "Tôi sẽ đi học tiếp để lấy bằng Luật sư trong thời gian chờ bạn gái du học ở Hàn Quốc trở về. Tiếp theo thì là một ước mơ nữa về một gia đình êm ấm".[/justify]
[justify]Theo VietNamNet[/justify]