BTV Lê Bình - Nguồn: Internet |
Những lỗi kỹ thuật tương tự đã xảy ra trong không ít cuộc truyền hình trực tiếp, khiến cả những BTV kỳ cựu cũng có khi… chết đứng.
Lê Bình đã lên tiếng xin lỗi khán giả sau “tai nạn nghề nghiệp” này. Nhưng vụ việc này để lại rất nhiều suy ngẫm.
Thứ nhất, là việc tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp khi vào trường quay và tác nghiệp ở các chương trình trực tiếp.
NSƯT Kim Tiến - người nhiều năm dẫn các chương trình truyền hình cho biết, “những năm đầu, tất cả các bản tin đều trực tiếp, không chỉ những người lên hình mà những ai bước chân vào trường quay đều phải tuân thủ nội quy nghiêm ngặt.
Trong đó có quy định không được nói với nhau mà chỉ được ra hiệu và phải hoàn toàn tập trung vào tuyến công việc đang thực hiện”.
Nói lời khiếm nhã ở nơi làm việc, dù có lên hình hay không, cũng là vấn đề đáng bàn. Đồng nghiệp của Lê Bình ở Mỹ có thể thông cảm cho cô. Còn TS Lê Hồng Lam - tham tán kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ- nhân vật trong cuộc phỏng vấn tại Mỹ sẽ nghĩ gì khi nghe câu “lỡ lời” này của cô?
Sự cố đáng tiếc của Lê Bình là bài học không chỉ với riêng cô. Không ít PTV kỳ cựu vẫn lưu truyền câu chuyện cười… ra nước mắt như “bài học xương máu”, khi một đồng nghiệp của họ, thường ngày hay nói chuyện tiếu lâm, đến lúc lên hình, khi giới thiệu một phim tài liệu về một “lễ hội cổ truyền” nước bạn, PTV này nói nhịu thành “lễ hội cởi truồng”.
Còn nhớ trong vụ “cô Lượm” trong Người xây tổ ấm ầm ĩ vừa qua, BTV Kim Ngân gây ồn ào dư luận vì “quá tiết kiệm” một lời xin lỗi khán giả. Sự việc chính đã khép lại, nhưng ở đâu đó trong dư luận, người ta vẫn còn nhớ một chi tiết, rất nhỏ thôi, trong bức thư gửi cho blogger QueChoa (nhà văn Nguyễn Quang Lập).
Trong bức thư đó, chị đã “vô tư” gọi đạo diễn Đỗ Thanh Hải là… “thằng”. Mặc dù đây chỉ là bức thư gửi với tư cách cá nhân và viết theo kiểu “văn nói” thuận miệng, không có hàm ý coi rẻ vị đạo diễn này, nhưng đã có biết bao nhiêu người đọc nó? Họ nghĩ gì về “lời ăn tiếng nói” của những người nổi tiếng hiện nay?
Mọi việc rồi sẽ qua đi. Lỡ miệng thì ai cũng có thể lỡ, chỉ có điều lỡ ít hoặc lỡ nhiều mà thôi. Mà lỡ nhiều thì sẽ thành “vạ miệng”. Để tránh vạ miệng, thì chẳng cứ lúc lên sóng truyền hình trực tiếp, mà bất cứ ở chỗ nào, lúc nào, dù dân dã, xuề xòa đến đâu, cũng luôn giữ lời nói “ngay ngắn, đoan chính”. 3ahhyes3