[justify]Theo TCĐB Việt Nam, nước ta có 95 trạm thu phí đường bộ. Đề xuất thu phí cầu đường trở lại đối với mô tô, xe máy không những tạo nguồn thu cho quỹ bảo trì đường bộ, mà góp phần hạn chế phát triển phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Dự thảo nêu rõ, TCĐB sẽ thực hiện việc thu phí lưu hành một lần với các phương tiện mô tô, xe máy qua đăng ký.[/justify]
[justify]Liệu có hợp lý?[/justify]
[justify]Theo các chuyên gia giao thông và vận tải, ngoài các khoản phí nộp cho Nhà nước, khi mua mỗi lít xăng dầu, người dân đang phải đóng từ 500 đến 1.000 đồng cho quỹ bảo trì giao thông. Phương án này đã thực hiện nhiều năm, thay thế cho việc mỗi khi đi qua các trạm thu phí, người dân phải dừng mô tô, xe máy để trả phí. Đây cũng là phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 03 năm 2009.
Tuy nhiên, với lý do khối lượng bảo trì tăng hơn so với các năm trước, giá vật liệu trong nước và trên thế giới tăng cao… nên quỹ bảo trì hiện không đủ trang trải nên TCĐB vẫn muốn huy động thêm ngân sách từ việc thu phí mô tô, xe máy. Thế nhưng, người dân phản ứng rằng, không thể bắt họ đóng thêm phí khi hệ thốngđường sá vẫn kém chất lượng. "Hằng năm, Nhà nước vẫn chi hàng ngàn tỷ đồng cho ngành giao thông nhưng chất lượng đường sá nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo. Vậy, việc người dân chúng tôi đóng thêm phí có thể làm đường sá tốt hơn không?", chị M., nhân viên một công ty truyền thông trên đường Trường Chính, cho biết. Trong khi đó, anh T, lái xe ôm ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), than thở: "Cứ phí "chồng" phí thế này thì người lao động có thu nhập thấp như chúng tôi khổ lắm!"[/justify]
Mỗi chiếc xe máy đang có nguy cơ phải "cõng" tới 5 loại phí. |
[justify]Chung quan điểm, ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, hiện nước ta có trên 26 triệu mô tô, xe máy lưu hành nhưng chỉ những xe mới mua mới đóng khoản phí này, vậy những xe còn lại thì sao? Như vậy, điều này sẽ không bình đẳng giữa người đã có xe và người mua mới.“Hơn nữa, thời gian qua mỗi khi mua xăng dầu là người dân đã đóng phí cầu đường, chứ không phải chưa đóng. TCĐB cần lý giải rõ ràng về việc này. Bên cạnh đó, việc hoạch toán các khoản phí đã thu và sẽ thu cũng cần công khai minh bạch để người dân được rõ”, ông Bình mong muốn.[/justify]
[justify]Nhiều giáo sư đang giảng dạy tại bộ môn Cầu - Đường bộ, ĐH Giao thông vận tải Hà Nội cũng cho hay: Thành lập quỹ bảo trì đường bộ là hợp lý, nhưng với những người có thu nhập trung bình thì 10.000 đồng hay 100.000 đồng rất quan trọng. Nếu có thể, Nhà nước nên miễn phí cầu đường cho cho phương tiện xe máy như đã làm từ nhiều năm qua để kích cầu lao động, sản xuất, bù lại nên quản lý chặt các khoản thuế và tăng mức xử phạt với người vi phạm giao thông để bổ trợ kinh phí cho quỹ bảo trì.[/justify]
[justify]Phải xem xét kỹ[/justify]
[justify]Trao đổi với PV sáng qua, ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ GT-VT cho biết, hiện đề xuất thu phí đối với mô tô, xe máy cũng như các phương tiện cơ giới khác, Bộ vẫn chưa đưa ra phương án cụ thể. “Đây là vấn đề tế nhị, phức tạp ảnh hưởng đến nhiều người dân, nên Bộ đang cân nhắc kỹ trước khi thông qua”, ông Công nói.[/justify]
[justify]Theo ông Công, khi nhận được dự thảo đề xuất của TCĐB, Bộ đã có tham khảo các phương án thu của một số nước và đang thảo luận. Chậm nhất vào tháng 6 tới, phương án cuối cùng sẽ được đưa ra, sau đó sẽ được trình Chính phủ.[/justify]
[justify]Bà Phạm Thị Phượng, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GT-VT cũng cho biết, Vụ đang cân nhắc các phương án thu thu phí đối với mô tô, xe máy và các phương tiện cơ giới khác. Theo bà Phượng, việc thành lập quỹ bảo trì đường bộ là hợp lý trong bối cảnh ngân sách nhà nước có hạn và đường sá phải duy tu nhiều. Tuy nhiên, bà Phượng cho rằng, phương án thu phí mô tô, xe máy qua đầu phương tiện là không khả thi. Hơn nữa, việc thu phí chỉ diễn ra với những xe máy đăng ký mới, còn hàng chục triệu mô tô, xe máy đang lưu hành hiện nay lại không phải đóng phí là điều chưa hợp lý.[/justify]