Nghệ thuật - blog 2012-07-03 04:24:36

Dải ngân hà “đang rung như một cái chuông”


Cùng cập nhật: Hàng loạt rùa xanh chết bí ẩn ở Úc, lý giải vì sao rắn phát ra tiếng kêu như gió.


[justify]
[justify]Dải ngân hà “đang rung như một cái chuông”
[/justify]


[/justify]
[justify]Đó là kết luận của một nhóm nhà thiên văn học Canada và Mỹ, dựa trên các phát hiện cho thấy dải ngân hà có thể đã chạm trán với một thiên hà vệ tinh hoặc một cấu trúc lớn của vật chất tối cách đây khoảng 100 triệu năm.[/justify]
[justify]Chứng cứ của suy đoán trên đến từ kết quả rút ra của cuộc Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số (SDSS), được thực hiện bởi viễn vọng kính quang học góc độ rộng đặt tại Đài quan sát đỉnh Apache tại New Mexico (Mỹ).[/justify]
[justify]

Biểu đồ cho thấy vị trí của dải ngân hà với các thiên hà vệ tinh.

[/justify]
[justify]Các chuyên gia đã tập trung quan sát chuyển động tương đối của các ngôi sao trong quá trình di chuyển bên trong dải ngân hà, với tốc độ từ 20 đến 30km/giây. Dữ liệu do SDSS thu thập được cho thấy, các chuyển động lên xuống của những ngôi sao không đồng loạt như người ta vẫn tưởng, mà thay vào đó chúng rung chuyển giống như đang ở bên trong một cái chuông trong quá trình rung.[/justify]
[justify]Dải ngân hà sẽ ngưng “rung” trong khoảng 100 triệu năm tới, miễn nó không va chạm với bất cứ vật chất nào nữa trong thời gian này.[/justify]
(Nguồn tham khảo: Space, CBS New)

[justify]
[justify]Hàng loạt rùa xanh chết bí ẩn ở Úc
[/justify]





Các nhà khoa học đang bối rối trước hiện tượng có hơn 70 con rùa xanh (tên khoa học Chelonia mydas) chết dạt vào các bãi biển ở phía Đông Bắc Australia trong tuần qua.





Chính quyền đã xác nhận có 62 con rùa xanh chết và 10 con khác được phát hiện chết trôi nổi trên mặt biển. Xét nghiệm xác rùa xanh cho thấy, chúng chết không phải do chết đói hay bị ô nhiễm hóa chất, kí sinh trùng gây bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực đi tìm câu trả lời cho những cái chết của rùa xanh nhưng cho đến nay, nguyên nhân rùa xanh chết vẫn còn là một bí mật.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)


[justify][justify]
[justify]Phát hiện dấu vết sinh vật 585 triệu năm tuổi
[/justify]





Các chuyên gia Úc cho biết, đã tìm thấy dấu vết của một sinh vật lâu đời nhất từng tồn tại trên Trái đất, dài 1cm cách đây 585 triệu năm ở Uruguay. Dấu vết của sinh vật này giống như sên, thuộc dạng động vật có đối xứng hai bên. Nếu được công nhận, phát hiện trên sẽ giúp đẩy lùi thời gian xuất hiện sinh vật đầu tiên trên Trái đất thêm khoảng 30 triệu năm nữa.



Dấu vết của loài sinh vật lâu đời nhất từng tồn tại trên Trái đất để lại trên nền đá ở Uruguay.




Trước đó, chứng cứ về sinh vật cổ nhất thế giới đã được tìm thấy ở Nga với niên đại khoảng 558 triệu năm. Nhà địa vi trùng học của ĐH Alberta, Canada cho biết, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định sự tiến hóa của những sinh vật này.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)



[justify]Lý giải vì sao rắn phát ra tiếng kêu như gió
[/justify]


[/justify]
[justify]Bộ phận phát âm của rắn nằm trên cổ chứ không phải ở đuôi. Tuy nhiên, khi rắn cử động mạnh, phản ứng với kẻ thù, các cơ văng ra tiếng kêu giống như tiếng gió hay tiếng nước chảy. Khi tạo ra tiếng kêu, các vảy trên thân con rắn sẽ hở ra, cùng với không khí bên ngoài tạo ra những âm thanh như vậy. [/justify]
[justify]


[/justify]
[justify]Ngoài ra, có một loài rắn khác là rắn đuôi chuông, tạo ra tiếng kêu như tiếng nước chảy để săn mồi. Đuôi của loài rắn này giống như chiếc trống, khi chúng ngoáy đuôi, không khí liền ra vào qua chiếc bong bóng, tạo nên chấn động và phát ra âm thanh.[/justify]
(Nguồn tham khảo: Bee)

[justify]
[justify]Những loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 2012
[/justify]





Mới đây, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) mới công bố bảng danh sách 6 loài động vật rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.



Khỉ Titi Caquetá được phát hiện vào năm 2010 tại vùng rừng nhiệt đới Amazon, Colombia. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sống và phân bố nhỏ lẻ.



Chim Regent Honeyeater - loài chim đặc hữu ở miền Đông Nam Australia. Số lượng loài này đang giảm nhanh chóng trong vài thập niên qua do mất rừng, hạn hán và bị ngành nông nghiệp lấn chiếm.



Khỉ mũi hếch Myanmar (Rhinopithecus strykeri). Chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn lấy xương, lông thú, hộp sọ, bộ não cho y học.



[justify]Chim Rio Branco Antbird. Theo các nhà khoa học, chúng có thể biến mất hoàn toàn trong 2 thập kỷ tới do sự phát triển của con người. Loài này sống dọc theo lòng sông ở miền Bắc Brazil và phía Tây Guyana.[/justify]


[justify]
Chim Hoary-Throated Spinetail. Chúng được tìm thấy ở Brazil và Guyana. Khoảng năm 2023, môi trường sống của chúng có thể bị mất tới 80%.[/justify]


[justify]
[/justify][justify]Ếch Hula Painted là loài ếch bản địa của thung lũng Hula, Israel. Đây là loài rất hiếm gặp[/justify]


[/justify]
[/justify]

[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)