[justify] 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3Hôm nay lượn lờ trên mạng, gặp bài viết này của bạn Tuyết Tùng rồi cũng nghe thử xem “Hát như Đại Lâm Linh mới gọi là hát” nó ra làm sao. Thực ra thì bài hát đó nghe hơi khó thật, rất lạ nhưng cũng không đến nỗi thảm họa. Rồi táy máy mình cũng google để nghe. Lần này là ối giời ôi thật, mình vừa nghe vừa cười khùng khục, may mà sếp không bảo mình khùng. Tuy vậy mình cũng muốn đi đến cùng xem Đại Lâm Linh là âm nhạc đích thực hay chỉ là chuyện “ông vua cửi truồng”??![/justify]
[justify]Xin được dài dòng chút, mình có một ông anh cũng hơi có máu nghệ thuật. Ổng bảo “là nghệ sỹ là phải có cái tôi của chính mình, phải thế này thế nọ thế kia… ”xin thưa anh, nghệ sỹ đếch phải thế này thế nọ thế kia đâu ạ, nghệ sỹ chỉ cần có những tác phẩm hay, đẹp, chạm đến đáy lòng người xem, người nghe thôi ạ, nếu không thì những cái tôi hay cái này kia nọ kia chỉ đáng vứt cho… chóa nó gặm thôi. Nói cho nó vuông, cầu thủ cần phải biết đá bóng, phải biết đá thật hay, ghi thật nhiều bàn. Còn mấy cái vụ phải tụt quần tụt áo, chụp nút với lại cưa vợ thằng bạn, cái đó chỉ là râu ria thêm vào thôi![/justify]
[justify]Mà thế nào là cái hay, cái đẹp lại là một phạm trù thẩm mỹ mà có bàn cả ngày cũng khó hết ý được. Nhưng tôi vẫn muốn bạn nhớ cho được vài điều căn bản nhất:[/justify]
[justify]1. Cái hay, cái đẹp có những tiêu chuẩn chung. Khó quá, cái hay, cái đẹp cũng có tiêu chuẩn á, giống thi hoa hậu á? Thôi đơn giản thế này ví dụ bạn cãi: Thị nở cũng đẹp đấy thôi, nhất là đối với anh Chí nhà ta nhưng tôi giám chắc để Mai Phương Thúy cạnh thị Nở thì anh Chí nhà ta cũng đành phải chảy nước dãi mà rằng, thôi không có Thúy thì Nở cũng được.[/justify]
[justify]2. Cái đẹp là cái được nhiều người thừa nhận. Cái này lại càng khó, nếu bạn bảo tôi thấy đẹp là được mắc mớ gì cần nhiều người thừa nhận làm gì? Nhưng giả sử bạn đổ màu ra tè le xong cứ ôm cái chùi cọ đó mà bảo đó mới là nghệ thuật thì chắc thần kinh bạn có vấn đề.[/justify]
[justify]3. Cái hay cái đẹp, phụ thuộc vào cảm quan của người thưởng thức. Điều này có nghĩa là người nghe, người xem có thể đào tạo được. Nếu bạn không có những kiến thức nhất định thì không thể thấy nó hay, nó đẹp được.[/justify]
[justify]4. Nghệ thuật gắn liền với cái sáng tạo. Nhưng cái lạ KHÔNG phải cái đẹp.[/justify]
[justify] Quay lại vấn đề âm nhạc, tôi không muốn võ đoán, chỉ dựa vào cảm xúc ban đầu của mình để bảo rằng “ôi mấy con điên làm trò ấy mà” “nhạc nhẽo gì mà như lên đồng thế”. Nên đã cố gắng tìm hiểu và nghe thêm.[/justify]
[justify]Ban đầu thì tôi thấy lạ lạ, cũng mang hơi thở âm nhạc dân gian chút. Cũng không đến nỗi. Sau rồi tôi bắt đầu cười, cười khùng khục, cười như điên “ối giời ôi”. Và sau cùng tôi chán.[/justify]
[justify]Tất cả tôi thấy chỉ là trò hề núp dưới danh nghĩa nghệ thuật. Tôi thấy một ông vua cởi truồng![/justify]
[justify]Bạn nghe thử nhé:[/justify]
<span style="font-size: medium;"><span style="font-family: Arial;">
[justify]Trong nền của nhạc acoustics tựa tựa như jazz với một nhịp điệu khá ép (khiến người nghe cảm thấy tức ngực) là những tiếng khều khào thì thào kiểu thích la hét rên rỉ hú hí, nói nhảm gì thì nói. “Cục tác cúc cúc cúc ối giời huh u” úi úi khẹc khẹc khẹc (:D) ơ kìa ala bala (khỉ kêu giữa tiếng tụng kinh). Rồi một lúc thì ối giời á trời ơi úm bala đâm chém … nói chung nghe như hai người đàn bà cãi nhau. Vợ tôi trong bếp bảo cãi nhau to rồi ra xem đê :D Còn tôi thì lăn ra cười: Âm nhạc đó em chẳng biết gì hết! Nhạc rân dan đương đại mà. Giờ nghe thế này mới là nghệ thuật.![/justify]
[justify]“Cúc cúc cúc ối giời ối giờ ola ub cha hứ hứ hú ự ự ah”[/justify]
[justify]Bài này còn kinh dị hơn:[/justify]
<span style="font-size: medium;"><span style="font-family: Arial;">
[justify]Bài này chắc dựa hơi âm hưởng trống chèo, nhưng mà híc cbn (tôi ngại dùng từ hấp diêm quá) cbn đừng có hấp diêm âm nhạc dân gian như vậy chứ! Cuối cùng đây là thể loại nhạc gì đây? Ngọc Đại bảo tôi thả lỏng ra mà “thưởng thức” nhưng mà tôi thưởng thức cái gì cái mớ hỗn độn và hai con mẹ đang cãi nhau trên nền nhạc trống chèo hoặc nhạc đám ma???!!.[/justify]
[justify]Cuối cùng, vẫn chưa đủ đô, chưa đủ quởn, tôi bèn phối khí nhạc Đại Lâm Linh cùng với The Unforgiven của Metallica và mở toáng lên cho cả xóm nghe.[/justify]
[justify]Tuyệt vời!!! đó mới thực sự là âm nhạc chứ! Nhạc hard rock trộn với tiết tấu dân gian của trống đám và vocal của hai mẹ đang cãi nhau trong tiếng còi tàu! So great! Tôi thật vĩ đại quá![/justify]
[justify] Thôi lại nhảm rồi, quay lại âm nhạc nghệ thuật tẹo. Tôi trước đây khá khó tính, thường bảo nhạc Ưng Hoàng fúc là “âm nhạc của những đôi tai lừa”. Một lần họp lớp, anh lớp trưởng thông minh sâu sắc mà tôi thường ngưỡng mộ bảo mở nhạc UHF ra hát cho vui, và quả thật là vui hết cỡ. Tôi hiểu ra rằng âm nhạc, xét cho cùng cũng chỉ là một loại hình giải trí. Nếu nó làm bạn vui thì tốt rồi. Còn nghệ thuật ư? Thời gian sẽ trả lời.[/justify]
[justify]Xét về mặt này thì nhạc Đại Lâm Linh thật tuyệt vời! Nghe lăn ra cười hết cả xì trét nhưng chống chỉ định nghe nhiều, kẻo sì trét thêm![/justify]
[justify]Nhưng cbn (xin lỗi cho tôi chửi thề) kiểu nịnh thối như thế này tôi ngửi không được[/justify]
[justify]“Chất nhạc đương đại của Ngọc Đại vốn không dành cho đại chúng. Việc sử dụng những cấu trúc trúc trắc trong phát triển giai điệu, đôi khi có thể xem là phi điệu tính bên cạnh cách dùng nhiều màu sắc âm nhạc khác nhau khi là kinh viện, khi mang màu thiền, thậm chí dùng giọng hát của nghệ sĩ như một phần của tác phẩm khí nhạc đã đưa Ngọc Đại sang một vùng “quy hoạch” âm nhạc khác.[/justify]
[justify]Nghe anh, người ta có thể thấp thoáng thấy thảo nguyên Mông Cổ, những mái chùa cổ kính rêu phong, cơn khát tình của những con thú hoang mang dáng vóc người… Trong không gian tự do và không giới hạn ấy của âm nhạc đương đại, Ngọc Đại và đồng sự đã sử dụng gần như tất cả những gì mình có, lắm lúc ngỡ như tùy tiện, để xếp đặt thế giới của mình và mời gọi công chúng tham gia.”[/justify]
[justify]TTO – Link http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/387454/Hieu-nhau-de-khong-choang.html[/justify]
[justify]Kiểu nịnh thế làm cho người nghe thích xem ông vua cởi truồng. Tôi không giống những người khác, tôi không “đại chúng” tôi am hiểu và tôi sành điệu nên tôi nghe nhạc Ngọc Đại.[/justify]
[justify]Nói thật, tớ chả thấy thảo nguyên mông cổ ở éo đâu ra đó. Tất nhiên cảm nhận âm nhạc là khác nhau. Nhưng từ cái chầu văn, nhạc đám ma rồi chuyển qua lên đồng đó mà bác ấy tưởng tượng ra thảo nguyên mông cổ thì thối quá, thối ko ngửi được.[/justify]
[justify]Nếu bạn thấy hay, thấy đẹp ở nhạc Đại Lam Linh, tốt thôi. Nghe giải trí đi. Nghệ thuật để thời gian trả lời. Nhưng nếu bạn nghe để chứng tỏ, tôi sành điệu, tôi không đại chúng thì tôi e rằng bạn đang xem hoàng đế ở truồng đó.[/justify]
[justify]Còn nếu bạn hỏi tôi” hay không”? Tôi xin trả lời thẳng “àh tuồng lên đồng đó vui phết”
[/justify]
[justify] 3ahh3
[/justify]