[size=1]Hạnh phúc bên con gái nhỏ[/size]
Em gặp tôi khi những hào quang của sàn catwalk đã lùi xa, thời trang sẽ thế nào nhỉ? Nhiều người trở thành chủ một cửa hàng thời trang, chủ beauty salon hay bước sang lĩnh vực khác như điện ảnh, ca hát, diễn kịch. Hoặc ít nhất cũng kịp chọn được một tấm chồng đại gia đảm bảo cho cuộc sống thoải mái về vật chất.
Em không chọn phương án nào trong đó. Em đã chia tay với ánh hào quang của sân khấu để chọn cách sống chung tình theo bản năng. Và trượt dài theo đó, em tiếp tục chọn con đường làm mẹ một mình. Nào ngờ, con đường em đi quá gập ghềnh.
Em, một người mẹ trẻ với cô con gái đỏ hỏn trong tay, lặng lẽ giữa Sài Gòn, sống cảnh nhà thuê. Và đáng buồn hơn, em liên tục trốn chạy những trận đòn thừa sống thiếu chết của người là cha của đứa con em…
Tuổi thơ của N. không có bàn tay dắt của cả cha lẫn mẹ. Như bao đứa trẻ khác mơ về một buổi sáng cuối tuần trong lành, Tuyết N. từng mơ một ngày đi công viên như những bạn học cùng mẫu giáo; từng mơ một bữa cơm có mẹ nâng niu, có bố vỗ về. Những cuộc cãi cọ triền miên đã đẩy bố mẹ em ra hai góc riêng. Rồi từ hai góc đó, mỗi người đã tìm cho mình một hạnh phúc khác. Và cô bé trở thành mồ côi dù có đầy đủ cả bố lẫn mẹ. Cô bé bơ vơ giữa những khóc cười của người lớn và trở về trong sự chăm bẵm của bà ngoại.
N. lớn lên như một mảnh trăng, tròn đấy mà khuyết đấy. Thời thiếu nữ đi qua cũng rất vội. Tuổi dậy thì biến N. thành một cô gái đẹp, vóc dáng cao ráo, căng tràn sức sống. Nhiều người khuyên đi thi hoa hậu nhưng em lại mơ ước làm phóng viên. Thế nhưng cơ hội không mỉm cười, em thi trượt. 20 tuổi, em khăn gói vào Sài Gòn lập nghiệp, đăng ký học ngành Công nghệ thông tin với dự định trở thành một nhân viên văn phòng.
Bỏ lại sau lưng tuổi thơ buồn, nơi có quá nhiều kỷ niệm mà em không muốn nghĩ đến. Sau cuộc hôn nhân tan vỡ của mình, mẹ em bị người ta lừa sang Trung Quốc, phải ở lại xứ người với một hạnh phúc chắp nối. Thỉnh thoảng, mẹ cũng được về quê, nhưng mỗi lần ra đi, tiếng gọi mẹ cứ dần xa. Mẹ giờ đâu còn là mẹ của em. Mẹ đã là mẹ của những đứa con khác. Tóc mẹ giờ đây đã bạc màu, trong ánh mắt của mẹ cũng đau đáu nỗi khổ thầm lặng dành cho em.
Click this bar to view the full image.
[size=1]Hình ảnh thiếu nữ trẻ trung của siêu mẫu Tuyết N[/size]
[size=1]Hình ảnh thiếu nữ trẻ trung của siêu mẫu Tuyết N[/size]
Bố cũng bỏ xứ đi bước nữa với người đàn bà khác. Em có nghe mái ấm gia đình mới của bố ở Đà Lạt. Em cũng có ý nghĩ tìm đến đó, nhưng ở nơi đó không có hơi ấm nào dành cho em cả.
Để mưu sinh và có tiền trang trải cho việc học hành ở Sài Gòn, em đi làm thêm ở một nhà hàng ở Q.1. Tại đây, em gặp Tiếu Hồng M., hơn em 3 tuổi, mới tu nghiệp nước ngoài về. Anh thường đi cùng gia đình đến nhà hàng ăn tối. Gương mặt khá hiền lành và cách cư xử lịch sự của M. đã gây ấn tượng với cô gái vốn thiếu thốn tình cảm từ bé. Một thời gian sau, em không làm ở nhà hàng ấy nữa và thôi không còn gặp M.
Đến khi vụt sáng thành người mẫu qua giải Ấn tượng của cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2004, em cũng là người mẫu không gia đình. Sống với hào quang của sắc đẹp, em cô đơn giữa những vụng dại của chính mình, sau những bước đi lạnh lùng trên sàn diễn, yếu đuối giữa Sài Gòn náo nhiệt.
23 tuổi, khi N. giành giải ấn tượng của một cuộc thi siêu mẫu, sự thành công có thể hơi muộn với nghề người mẫu. Những tối đi diễn, em đi bằng xe đạp. Khi vội vàng thì bắt xe ôm. Diễn xong, N. lại đi bộ ra gọi xe về. Riết rồi một số người chạy xe ôm quen mặt em. Có sao đâu, em thấy dễ chịu với điều đó.
Lớp người mẫu cùng thời với em có Thanh Hoài, Ngọc Quyên, Phi Thanh Vân… Các bạn cùng thời khi đó chưa ai là ngôi sao nên quan hệ thân thiết, gần gũi. Hoài là bạn em với những buồn vui đời người mẫu, chia sẻ tâm sự của cô gái đang tuổi yêu. Vân là một đồng nghiệp đáng mến. Có lúc, thấy em đi bộ, Vân dừng lại: “Xin bà, bà làm ơn lên đây tôi chở về. Sắm cái xe mà đi, ai đời người mẫu lại đi bộ?”, rồi chở em suốt quãng đường dài. Cô bạn chung đường thuở ấy giờ cũng là người hạnh phúc và ít nhiều có những hào quang.
N. không đẹp, nhưng ưa nhìn, dáng cao ráo, nói năng khéo léo. Không phải không có người đưa kẻ đón mà thực sự em thấy hoang mang nếu phải tàm tạm chấp nhận mối quan hệ lùng nhùng tình tiền như một số chân dài thường tình khác. Em từ chối nhiều lời mời khiếm nhã, dù nhận lại là cái bĩu môi: “Nhà quê mà còn bày đặt” hoặc “Không có cô, tôi còn bao chân dài khác. Để xem cô bộ tịch được đến bao giờ?”…Và rồi N. chẳng cặp kè với ai sau các show diễn, mặc kệ nhiều người mẫu khác có xe hơi chờ sẵn. Em lặng lẽ dưới ánh đèn đường vàng vọt. Sài Gòn vẫn đông như thể không điểm dừng.
Như một định mệnh, em gặp lại M. Có lẽ câu chuyện thương tâm của em bắt đầu từ đây. Sự xuất hiện của M cũng là một phần nguyên nhân vì sao em lại từ chối các mối tình khác. Trong N. chỉ có người khách quen thuộc nơi nhà hàng năm trước và trái tim cô rung lên cảm giác yêu thương. Trái tim si dại không mách bảo với em điều gì ngoài nỗi khát khao yêu thương.
Tình yêu đến, cảm xúc hân hoan, lòng em rộng mở. Em chỉ biết hết mình cho tình yêu, hiến thân của người yêu.
Tại căn hộ nhỏ em thuê ở Q. Phú Nhuận, hàng tuần, M. vẫn ghé thăm. Những bữa cơm lãng mạn, chuyến đi du lịch cuối tuần, những tối đón đưa nhau… Tình yêu ngỡ đẹp như mơ rồi bỗng nhạt dần. Lời thề hẹn cưới nhau từ ngày đầu mới yêu rụng dần theo sự mòn nhạt tình cảm. Em đã bắt đầu nhận ra, M. đến với mình không vì tình yêu.
Tháng 8.2004, em phát hiện mình có thai. Vui mừng báo tin này cho người yêu thì đột nhiên M. thay đổi hẳn thái độ. Em ngỡ ngàng, khác với suy nghĩ của em rằng, người đàn ông của mình sẽ trông chờ tin vui này, để sớm cùng nhau xây dựng tổ ấm có tiếng khóc cười của trẻ thơ. Nhưng M. tạt cho em gáo nước lạnh: “Em phá thai đi! Anh không muốn em giữ”. Giận và buồn, em đã khóc rất nhiều. Hết yêu cầu sang nài nỉ, rằng thông cảm cho anh hiện làm giám đốc, rằng hiểu cho gia đình anh rất thân thế, bố làm tổng giám đốc, mẹ là bác sĩ trưởng khoa một bệnh viện… Những lời nói ngọt ngào đó đã thuyết phục được em. Nhưng lạ thay, 5 lần đến bệnh viện, cả 5 lần em đều quay trở về. Lần thứ 6, cái thai đã lớn, không thể bỏ.
Từ đó, M. cao chạy xa bay để em một mình với mầm sống đang lớn dần. Thai lớn, em nghỉ làm, phần để nghỉ ngơi, phần để trốn tránh dư luận. May mắn thay, khi đó đã có một người bạn hiểu, động viên và giúp đỡ nên những cô đơn, mòn mỏi cũng phần nào nguôi ngoai. Ngày sinh con, tài sản chỉ còn là sợi dây chuyền vàng trắng mua được từ giải thưởng siêu mẫu, em bán với giá 900 nghìn đồng để lo cho con gái.
Click this bar to view the full image.
[size=1]Hình ảnh rạng rỡ, căng tràn sức sống của một siêu mẫu ngày nào, giờ chỉ còn là một Tuyết N. tàn tạ, cơ thể bầm tím sau những lần bị đánh bầm dập[/size]
[size=1]Hình ảnh rạng rỡ, căng tràn sức sống của một siêu mẫu ngày nào, giờ chỉ còn là một Tuyết N. tàn tạ, cơ thể bầm tím sau những lần bị đánh bầm dập[/size]
Con đầy tháng, N. đã phải đi diễn để kiếm tiền. Hai mẹ con chuyển sang thuê một phòng nhỏ ở đường Huỳnh Văn Bánh, Q. Phú Nhuận. Những lúc đi diễn, em phải gửi con cho một người bạn. Có những đêm rất khuya, nhìn con ngủ say, N. thầm khóc rồi cảm ơn trời đã cho con gái không ốm đau, bệnh tật. Những ngày tháng cơ cực dồn dập đến rồi nặng nề đi. Những show diễn nhỏ giọt cũng đủ để hai mẹ con trang trải tiền ăn, tiền nhà, tiềm chăm chút con gái một cách khiêm tốn.
Không biết từ bao giờ, hình ảnh của M. đã chết. Trong N. chỉ còn nỗi hận, nhất là khi nghĩ về những ngày tháng bị người yêu bỏ rơi với cái bụng lớn dần, với đứa con đỏ hỏn. Con khóc, nước mắt mẹ đắng cay chảy theo, tuôn dài. Nhiều khi mua hộp sữa cho con, em cũng phải đi vay tiền. Người cha giàu có, hào hoa kia vẫn bặt vô âm tín. Em căm hận hơn khi bạn bè cho biết, thi thoảng vẫn thấy M. tình tứ khoác tay cô gái nào đó trong rạp chiếu phim. Vì con, em buộc phải quên…
Giờ đây, ngồi đối diện với tôi không còn là siêu mẫu Phạm Thị Tuyết N. năm nào căng tràn sức sống trên sàn catwalk. Em là nạn nhân của những cơn bạo hành của M., với khuôn mặt bầm tím, gãy 1 chiếc răng hàm dưới, dáng vẻ gầy gò, nhếch nhác. Anh ta đã đối xử tàn tệ với em suốt một năm qua, mặc dù chỉ còn là người yêu cũ.
N. đắng cay kể lại, khi con hơn 1 tuổi, M. bỗng dưng gọi điện thoại năn nỉ em cho phép đến thăm con. Dù rất căm giận kẻ bạc tình, nhưng nghĩ đến tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của mình, em đồng ý vì mình con gái biết cha.
Lui tới nhà trọ, thấy mẹ con em sống thiếu thốn, M. có ý giúp đỡ bằng cách mua sắm đồ đạc, trả tiền thuê nhà. Nghĩ đơn giản là M. không muốn con thiếu thốn nên N. đã nhận sự quan tâm đó. Những ngày cuối tuần, M. thường đến đưa em và con gái đi ăn.
Thời gian này, N. đã có tình yêu khác. Với M. em tôn trọng như một người cha đích thực của con gái mình. Sự quan tâm của anh ta cũng chỉ dành cho con gái. Nhiều lần đi siêu thị, những hộp sữa của con M. tính tiền còn chai dầu gội đầu của mẹ M. để riêng ra như không dính dáng rồi tiền ai nấy trả.
Thời gian tạm gọi êm đềm với những quan tâm thực sự kết thúc từ tháng 7.2007. M. lấy lý do quan tâm con nhưng lại kiểm soát cuộc sống riêng của N. một cách vô lý. M. bóng gió rằng, em lấy tiền của anh ta để… đi với người khác. Vì đã chia tay từ lâu nên em nói rằng, việc yêu ai hay đến với ai, đó là quyền của em. Nếu M. quan tâm đến con, hãy bù đắp chứ đừng gây tổn hại tinh thần cho nó bằng những cãi cọ không đáng có của người lớn. Những lần như vậy, em thường xuyên được nhận bạt tai.
Những trận hành hung của M. giờ vẫn còn trong em như đoạn phim kinh dị. Hồi tháng 5.2008, trong một lần cãi vã, M. đã dùng nón bảo hiểm đánh thẳng vào mặt N. đến ngất xỉu. Sau đó, anh ta dùng nước lạnh dội cho em tỉnh dậy rồi đánh tiếp. Mỗi lần đánh, M. thường ngồi lên ngực em, đấm túi bụi vào mặt và mạt sát bằng lời lẽ vô học, chợ búa. Mặc cho con gái nhỏ ngồi đó, M. vẫn không ngừng tay. Mặc cho em máu chảy ướt gối, người đàn ông đó vẫn tiếp tục hành hung cho đến khi thỏa mãn hành vi thú tính.
Không chịu nổi những trận đòn chí tử, mẹ con em phải chuyển về Thủ Đức để trốn kẻ côn đồ, vũ phu. M. gọi điện năn nỉ, xin lỗi, mong em cho gặp con gái để sửa chữa sai lầm. Thương con, em cho anh ta biết địa chỉ. Đến đây, M. tiếp tục hành hạ em 2 trận nữa vào tháng 7.2008. Em có trình báo công an P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, nhưng mọi việc chỉ dừng lại ở… lấy lời khai của người bị hại.
Một lần nữa, mẹ con em phải về Q.4 lánh nạn, đó là cuối tháng 7.2008. Lân la dò hỏi, cuối cùng M. cũng tìm được chỗ mới. Tại đây, anh ta đánh đập N. một cách dã man hơn 1 tiếng đồng hồ. Trận đòn chí tử ấy khiến mặt mũi em sưng nặng, mắt tụ máu, không mở được và hàm dưới bị gãy 1 răng. N. phải tìm về nhà một người bạn tạm lánh.
“Tại sao em để một kẻ bạc tình đánh hết lần này đến lần khác?”, tôi hỏi N. với sự bực tức như bao người khác. “Em chẳng biết nữa. Em thừa nhận sự tồn tại của anh ta như cha của con em. Nhưng có thể anh ta thấy chuyện em có tình yêu khác là sự trêu ngươi chăng? Đôi lúc, em có nhận chút vật chất của anh ta. Một mình nuôi con, nhiều khi cũng phải ngậm đắng những điều nên ngậm đắng. Em không thể đi xe ôm mãi sau mỗi lần diễn. Có con, em không thể chỉ nghĩ cho riêng mình”.
N. nói tỉnh bơ với đôi mắt khô. Hình như em quen với những trận đòn, sự sỉ nhục phẩm giá một người phụ nữ. Điếu thuốc lá không hút dần cháy đến tận ngón tay, tôi không thèm để ý. Tôi như muốn biết thêm một lý do khác. “Trời ạ, bị đánh như vậy, với sự giải thích thế này? Em vẫn bình thường đấy chứ?”. “Em vẫn bình thường. Cuộc sống của em vẫn bình thường. Vì con, em chịu đựng được đến hôm nay. Anh nghĩ xem, em cũng chỉ là phụ nữ”.
“Em vẫn bình thường, kể cả chịu đòn đến thế sao? Nếu em bị M giết chết, con em ai nuôi?”. N khóc, M là nỗi ám ảnh của đời em. Lòng em còn nỗi căm hận, còn chai sạn. Em chai sạn giọng nói, nụ cười, như chai lì những trận đòn. Việc này, các nhà tâm lý giải thích rằng, em bị ám ảnh quá lâu một điều gì đó, đến mức cái gì cay đắng nhất cũng trở nên vô nghĩa.
Sự chịu đựng đã biến em thành một người không bình thường. M. có tội, em có lỗi, chỉ một điều đớn đau em có biết? Con gái em không có tội, cũng chẳng có lỗi gì cả.
Tôi đã liên lạc với M., để hiểu thêm chân tướng một người tình, một người cha. Thì đây, M. nói: “Tôi không muốn lên báo lại lằng nhằng ra, vì tôi là người có vị trí trong xã hội. Tôi không muốn để một cô gái từng làm việc ở nhà hàng, quán bar ảnh hưởng đến tôi”. Sau đó M. còn dùng lời lẽ hăm dọa tôi, đại ý là khi viết về nhân vật nào phải biết người đó là ai. M. còn dọa sẽ không để yên nếu viết lên mà không được phép của anh.
Lạ nhỉ, nếu làm quán bar, nhà hàng như loại gái không đứng đắn, việc gì em phải sống nghèo khổ như hôm nay. Em hiện làm việc đàng hoàng tại phòng quảng cáo của một tòa soạn báo tiếng tăm chứ không phải phục vụ quán bar, nhà hàng như M. nói. Sau khi sinh, em đã rời bỏ sàn diễn, kiếm công việc ổn định để bù đắp những thiếu thốn cho con.
Mặc dù nói với tôi về N. qua điện thoại gay gắt như vậy, nhưng vài giờ sau, trong điện thoại của em là những tin nhắn với nội dung van xin tha thứ, hứa sửa chữa lỗi lầm từ số máy của M.. M. còn hứa đưa em đi Mũi Né chơi với điều kiện em tha thứ, cho anh ta cơ hội làm lại từ đầu. M. nói nhớ con, trách em ích kỷ, không cho anh ta gặp con gái…
[size=1][/size]
N. bật khóc sau tin nhắn ấy, vì em biết con gái đang thiếu gì. Nhưng N. không biết gã đàn ông bạc tình ấy đang đánh vào vết thương tâm hồn em sau những hành hạ về thể xác. Có thể nói M. là một người cha ích kỷ, xảo quyệt. Yêu con đấy, nhưng chỉ muốn có con mà không cần sự có mặt của người sinh ra con mình.
Không lâu sau cuộc điện thoại với M., một buổi chiều nọ, tôi nhận được điện thoại của một người xưng là anh của M. Người này nói rằng gia đình M. muốn nhận đứa cháu đó nhưng N. muốn giữ đứa con đó để gây áp lực. Em có quyền nuôi con, cũng như có quyền từ chối một ai khác tiếp cận con mình bởi theo em đã phải chịu bao đắng cay, tủi nhục, cả về thể xác lẫn tinh thần, để ươm cái mầm sống do M. gieo suốt 4 năm qua.
Và một điều đau lòng nữa, khi người sinh dưỡng đứa cháu của gia đình quyền thế đó bị chính con trai họ hành hung suốt cả năm qua, thì đến nay, họ vẫn chưa có một lời thăm hỏi nào với N., chứ đừng nói đến lời xin lỗi.
“Bây giờ em tính sao? Em không thể chạy trốn mãi thế này. Con em cần được sống trong yên ổn. Em cần bình thường lại, tỉnh táo ra để M. không dám đánh đập em nữa và quan trọng là không thể chạy trốn hắn suốt đời”.
“Em đã dứt khoát. Nhưng M. nói nếu em từ chối, hãy trả lại toàn bộ số tiền anh ta chu cấp cho con và một số vật dụng anh ta đã mua như máy giặt, tủ lạnh… Còn một điều N. chưa nghĩ đến, dù đã được nhiều người khuyên, đó là kiện tên vũ phu đó, vì tội xúc phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm phụ nữ. Nhưng em không làm. Em vẫn nghĩ đến con, muốn con lớn lên không biết về những gì hôm nay mẹ nó phải chịu đựng. Em chỉ muốn đào sâu chôn chặt tất cả, để lớn lên, con gái em không biết gì.
Nhìn bóng đem tràn ngập lòng em, vẻ mặt thất thần trong căn phòng mới thuê khoảng hơn 10 mét vuông, tôi cảm thấy đau lòng vì không thể làm gì hơn để giúp đỡ em. Không biết, còn chút lương tâm nào trong M. để nghĩ điều này cho em?
Theo TN