Teen 24h 2010-11-22 07:26:43

Cuộc đời đẫm nước mắt của cô gái bán nước mía


[justify]Tôi đã từng gặp nhiều người có những hoàn cảnh éo le, nhưng tôi vẫn bàng hoàng khi nghe Đào Thị Kim Ngân, cô bé bán mía dưới chân thành cổ Đào Tấn, thành phố Vinh (Nghệ An), kể về cuộc đời cay đắng của mình.[/justify]

[justify] [/justify]

[justify]"Tôi sinh ra ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Nhà nghèo, học đến lớp 2 đã phải bỏ học, đi làm phụ giúp bố mẹ rồi. Cứ 5 giờ sáng tôi dậy cầm bao tải đến các đống rác nhặt nhạnh từng bao ni lông, ống bơ, vỏ lon, giấy vụn…Tôi quen thuộc tất cả những lối đi, và những đống rác… Nhặt được đầy bao, tôi lon ton chạy đi bán. Chiếc bao tải to hơn cả người tôi. Khác với các bạn, có tiền, tôi đưa cho mẹ mua gạo, mua rau… Nhà tôi nghèo lắm…".[/justify]

[justify]Đó là những dòng mở đầu trong cuốn nhật ký của Đào Thị Kim Ngân, cô bé bán mía dưới chân thành cổ Đào Tấn, thành phố Vinh.[/justify]

[justify]Tuổi thơ cay đắng[/justify]

[justify]Cô bé có cái tên nghe rất giàu có đó là một nhan sắc khiến ai đi qua cũng phải ngước mắt nhìn, nhưng lại có một cuộc đời đẫm nước mắt, của nghèo khó và tủi nhục. 17 tuổi, đối với một đời người mới chỉ là một ngưỡng cửa của sự bắt đầu, nhưng với Ngân, đã là hành trình nhọc nhằn của một số phận. Cũng là một cuộc đời, nghe sao mà cay đắng.[/justify]



Đào Thị Kim Ngân bên quán nước mía của mình.


[justify]"Nhà tôi nghèo lắm. Cả nhà gồm bố mẹ, em và hai em trai nữa nằm chung một chiếc giường cũ kỹ. Trời mưa, nhà dột nát, nước ngập lênh láng. Bố mẹ làm lụng vất vả mà chẳng đủ ăn. Bố thường hay say xỉn. Những lúc say bố thường hay đánh mẹ chửi mẹ. Có nhiều hôm bố đánh quá tàn nhẫn, tôi và mẹ phải đi trốn suốt đêm. Hầu như đêm nào bố cũng đánh, đánh nhiều thành quen. Có lúc đang ăn cơm, bố bê cả mâm cơm vứt ra vườn. Có lúc cả nhà dành dụm mãi mới mua được bao gạo, bố say đổ xuống đất cát. Bố say bố nào có biết cả mẹ và tôi và cả bố nữa dành tiền mãi mới mua được bao gạo ấy. Mẹ khóc, tôi cũng khóc theo, hai đứa em lem luốc đang ngồi nghịch đất cát cũng oà khóc…".[/justify]

[justify]Tuổi thơ Ngân lớn lên trong nỗi ám ảnh về những cơn say xỉn và điên giận bất thường của bố. Cái nghèo, đè nặng xuống gia đình bé nhỏ của Ngân, nên khi em lên 10 tuổi, cả nhà quyết định bỏ quê vào Tây Nguyên kiếm kế sinh nhai. Ký ức đó là những tháng ngày cực nhọc. "Gia đình ở trong một cái lán nhỏ xíu, giữa rừng, vẫn nằm chung trên một tấm phản. Bố vẫn say xỉn và đánh mẹ thường xuyên hơn. Có lần bố đánh mẹ gãy tay, phải đi viện nằm cả tháng trời, Ngân ở nhà vừa kiếm tiền vừa chăm sóc hai em. Ngân theo bố đi hái thuê đậu, bông và cafe. Năm ấy, chủ trả cho bố một ngày công 2.500 đồng, Ngân thì đươc 1.000 đồng. Từng đồng tiền làm thuê ấy, Ngân đều dành để mua gạo nuôi hai em… Hết mùa bông và cafe, Ngân đi làm phụ hồ. Cô bé mới 12 tuổi này làm phụ hồ cho 4 người thợ xây, khiến cho ngay cả những người thợ xây cũng rơi nước mắt".[/justify]

[justify]Nhưng nỗi cơ cực của Ngân cũng sẽ như bao nỗi cơ cực của những trẻ em nghèo trên nhiều vùng quê khác nếu Ngân không phải một mình gánh chịu những biến động trong cuộc sống gia đình em đến vậy. Bố mẹ Ngân li dị, hai em theo mẹ ở lại Tây Nguyên, còn Ngân theo bố trở về quê kiếm kế sinh nhai. Không chịu được cảnh cô đơn, dăm bữa nửa tháng, bố Ngân cũng lấy vợ.[/justify]

[justify]Và cuốn nhật ký đẫm nước mắt[/justify]

[justify]Ngân mới chỉ học đến lớp 2, nhưng trong những tháng ngày tủi nhục, vất vả của mình, em không có mẹ ở bên để chia sẻ. Tuổi dậy thì của Ngân lầm lũi một mình. Em hầu như không có bạn. Nên trong những đêm tối của cuộc đời, Ngân trút lòng mình vào những dòng nhật ký. "Từ khi bố lấy vợ, tôi phải ở với dì ghẻ. Tôi nằm dưới bếp, bố và dì nằm ở nhà trên. Tôi thường khóc một mình. Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng, tôi biết vậy nên phải cắn răng chấp nhận.[/justify]

[justify]Rồi có người xin cho tôi lên thành phố làm thuê. Bố chở tôi trên chiếc xe đạp rách ra thành phố Vinh làm thuê cho một quán bia hơi. Năm đó tôi 12 tuổi. Tôi bưng bê, tôi nấu bếp, tôi chạy đi giữa những chiếc bàn cao hơn đầu mình, giữa những gương mặt đàn ông phả đầy hơi men. Có người đàn ông say xỉn ép tôi vào tường, ôm chặt, tôi cố hết sức mới thoát được ra. Có ông bằng tuổi bố tôi, gọi tôi là em, rủ tôi đi mua đồ, nhưng tôi lắc đầu. Tôi biết, họ cho tôi cái này thì sẽ lấy lại cái khác. Phải sống cho đáng làm người. Nhưng kiếm được đồng tiền không dễ chút nào, phải làm quần quật suốt ngày, ngay cả lúc ốm. Đêm khuya, tôi thường úp mặt vào tường, cô đơn đến tột cùng.[/justify]

[justify]Tôi khóc tự hỏi: bố ơi, mẹ ơi, bố mẹ có còn nhớ con không? Tuổi dậy thì, tôi có những điều tế nhị muốn hỏi cũng không biết hỏi ai. Tôi lớn dần và ngày càng xinh hơn. Có nhiều người tán tỉnh tôi. Nhưng tôi vẫn khép lòng mình. Chẳng biết ông trời xui khiến thế nào mà tôi lại bị trói buộc vào một người mà tôi không hề yêu. Hắn là một kẻ giang hồ xã hội đen. Hắn bảo hắn yêu tôi, suốt ngày hắn ngồi ở quán chỉ để nhìn tôi và rủ tôi đi chơi. Nhưng tôi đều từ chối. Hắn xin bà chủ cho tôi đi chơi. Hắn bảo nếu không cho đi, hắn sẽ đốt quán. Bà chủ sợ quá, bảo tôi đi chơi với hắn. Hắn đưa tôi đi ăn ngô nước rồi phóng xe máy vào thẳng nhà nghỉ. Tôi sợ quá, hai tay cầm chặt lan can, hét lên: "Không vào, không vào". Hắn dùng hết sức kéo tôi vào nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi có một sức mạnh khiến hắn không thể khuất phục. Hắn hậm hực đưa tôi về. Hôm sau hắn lại đến ngồi lì ở quán. Hắn tuyên bố: phải lấy bằng được tôi".[/justify]
[justify] [/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)