[size=medium]Chị Xuân là con đầu lòng trong một gia đình có mẹ là giáo viên tiểu học, bố là thương binh hạng 2/4. Lúc còn nhỏ, Xuân đã sớm nhận thức hoàn cảnh vất vả của gia đình và biết thương bố mẹ cùng các em. Con đường học vấn của chị không dài một phần vì cô muốn giúp bố mẹ cáng đáng phần nào gánh nặng của gia đình.[/size]
[size=medium]19 tuổi, chị quen một người thanh niên ở huyện bên và nên nghĩa vợ chồng. Chồng chị Xuân là con út một gia đình nghèo đông con. Ngày sang nói chuyện người lớn và biết nhà biết cửa nhà trai, bà Phạm Thị Sinh, mẹ chị Xuân phải “cúi rạp người đi vào mấy gian nhà tranh trống hoác”. Nhìn gia cảnh túng bấn của người con rể, bà thương con gái sẽ vất vả.[/size]
Bà Phạm Thị Sinh, mẹ nạn nhân Xuân kể về cuộc đời bất hạnh của con gái. |
Hai cậu con trai xinh xắn, kháu khỉnh lần lượt chào đời. Hai vợ chồng bảo ban nhau chạy chợ rồi làm ruộng quanh năm suốt tháng cũng dư dả được chút tiền và cất lên vài gian nhà ngói. Cũng từ đây, chồng chị Xuân nghe lời bạn bè, bàn bạc với vợ muốn ra chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội để buôn bán. Nghe chồng vạch ra kế hoạch giản đơn cho một tương lai sung túc, chị Xuân gật đầu.[/size]
[size=medium]Vợ chồng con cái dắt díu nhau ra bãi Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội thuê gian nhà chật hẹp rồi thay phiên nhau đi làm. Ban ngày vợ cắp mẹt đi bán hoa quả còn ban đêm chồng làm cửu vạn thuê, hai vợ chồng có đồng ra đồng vào.[/size]
[size=medium]Thế nhưng, chồng chị Xuân dính vào ma túy lúc nào không hay biết. Chỉ đến khi thấy chồng sức khỏe giảm sút, ngáp ngắn ngáp dài và liên tục về lục tiền vợ, chị Xuân mới chan chứa nước mắt mà giật mình.[/size]
[size=medium]Con cái lớn khôn cần nhiều khoản chi tiêu, chồng chị thì lún sâu hơn vào ma túy. Có bận, bố ở nhà trông đứa bé nhưng phê ma túy đến độ nằm lăn ra đất còn con thì ngã xuống sông mà không hay. May mắn có người tốt bụng đã hô hoán rồi chạy đến cứu cháu bé.[/size]
[size=medium]Sau lần ấy, chị Xuân quyết tâm đưa chồng đi trung tâm cai nghiện. Nhưng đi cai hết lần này đến lần khác, chồng chị vẫn tái nghiện trở lại. Chị Xuân đã đề nghị ly hôn và được tòa giải quyết. Con trai lớn đồng ý ở với bố còn chị Xuân nhận nuôi cậu con nhỏ. Hình thức là vậy nhưng chị Xuân vẫn đón cả hai đứa về ở với mình tại nhà mẹ đẻ. Riêng hộ khẩu thì chị xin tách cho mình và cậu con bé về quê ngoại. Từ đây, cuộc đời đơn lẻ của chị bắt đầu với nhiều gian nan, biến cố mới…[/size]
Hiện trường vụ án. |
[size=medium]Ra chợ đầu mối để buôn bán lần này, chị Xuân chuyển sang bán bánh cuốn rong. Tình cờ chị gặp người đàn ông tên Cương rồi hai người dành tình cảm cho nhau. Chị biết anh Cương đã có vợ và hai cô con gái nhưng hai người vẫn đi lại. Anh cũng nhiều lần về quê chị chơi rồi ở lại vài ngày, sau đó trở lại Hà Nội.[/size]
[size=medium]Bà Sinh cho hay, quan hệ giữa con gái mình với anh Cương là vợ chồng và hai người đã tự tổ chức với nhau từ năm 2008 nhưng không đăng ký. Anh Cương và chị Xuân đã mua đất rồi xây nhà 2 tầng khang trang ở quê chị. “Xuân đi làm ngoài Hà Nội nhưng cuối tuần nào cũng về quê thăm mẹ, thăm con trai và vẫn chu cấp tiền để mẹ nuôi con khôn lớn, học hành”, bà Sinh nói.[/size]
[size=medium]Bà luôn nghĩ con mình đi bán hàng rong vất vả nên lòng lúc nào cũng đau đáu về con. Bà không hề biết con mình xin làm nhân viên quán massage từ khi nào. Bà nhớ lại: "Rạng sáng 2/7, tôi đang ngủ thì nghe tiếng điện thoại reo. Nhấc máy, tôi nghe anh Cương nói: “Mẹ ơi! Vợ con bị bắn rồi. Cô ấy nặng lắm, sợ không qua khỏi”. Tôi rụng rời chân tay và gọi cho các con cũng sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sau đó tôi nhận được tin dữ là con tôi qua đời. Cuộc đời con tôi quá nhiều nỗi khổ cực, nay lại đoản mệnh thế này. Giá như người chồng trước của Xuân tu chí làm ăn, con gái tôi đã không bị đưa đẩy đến cơ sự như thế này".[/size]