Cái tên Sram không còn xa lạ gì với các rider, Sram hiện tại là công ty lớn trên thế giới chuyên sản xuất bộ truyền động cho xe đạp, bên cạnh đó, Sram còn sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng về sản xuất phụ tùng xe đạp như Rockshox, Truvati, Avid, Zipp v.v…
SRAM được thành lập ở Chicago vào cuối thập niên 1980 nhưng câu chuyện về bộ phận truyền động của nó phải bắt đầu kể từ 1895. Ernst Sachs và Karl Fichtel đã bắt đầu sản xuất vòng bi (ổ bi) và trục bánh xe đạp dưới tên mình tại một thị trấn nhỏ miền Nam nước Đức. 2 năm sau họ mở rộng sản xuất líp xe đạp, đến năm 1911 họ đã có trong tay khoảng 7000 nhân viên. Thế nhưng sau vài năm Sachs lại tập trung chủ yếu vào hệ thống truyền động và khung dành cho xe ô tô và xe máy, bộ phận xe đạp trở thành một phần nhỏ giữa một công ty khổng lồ. Ở bên kia Đại Tây Dương, một công ty đang phát triển nhanh chóng là SRAM nhận thấy một thế kỉ phát triển chuyên môn của Sachs sẽ giúp nâng tầm thương hiệu của họ. Họ có được bộ phận xe đạp của Sachs vào năm 1997.
Đối với Sram, khi quyết định biến một ý tưởng thành sản phẩm được đưa ra, dự án được thông qua với một đội ngũ chuyên viên, những người giải quyết thành phần. Ở đó có một đội chuyên về dĩa, một đội chuyên líp xe, một đội chuyên sang líp sau và cứ như thế – những người đó chỉ chuyên làm một bộ phận riêng. Sự phát triển bắt đầu từ những điều họ biết. Họ biết những tay quay đính kèm sẽ trông như thế nào và nó sẽ có một số răng chuẩn bên ngoài, thế nên họ bắt đầu tạo mẫu từ đó – sau đó quá trình phát triển tạo hình, sức bền và trọng lượng cho sản phẩm. Sau vài lần lặp lại, họ bắt đầu xem xét đến những điểm khác nhau, chọn ra thiết kế nhẹ nhất, có độ bền nhất và cuối cùng họ bắt đầu thiết kế.
Không phải thiết kế nào cũng đạt được sự thành công mỹ mãn, điều quan trọng là thất bại đó diễn nằm trong sự kiểm soát. Khi chúng tôi ở trong phòng thí nghiệm, họ đặt một cái vòng gắn trực tiếp với tay quay XX1 thông qua một bài kiểm tra tải. Tiêu chuẩn ISO quy định rằng một tay quay và vòng cần chịu được tải trọng 1500 Newtons – SRAM vượt qua những tiêu chuẩn đó và họ nâng crankset với trọng lượng nặng hơn 3 lần. Sau cuộc kiểm tra, chắc chắn là tay quay không còn thẳng và dĩa cũng biến dạng khá nặng, nhưng không cái nào bị vỡ và chuỗi vẫn ở nguyên trên vòng. Nếu điều đó xảy ra khi bạn đang đi xe, có lẽ bạn đã có một cú tiếp đất khó chịu và đi bạn sẽ phải đi bộ về nhà nhưng mắt cá chân của bạn sẽ không bị ghim đầy những mảnh vỡ carbon và dĩa cũng không vỡ vụn ra – đó là một sự khác biệt quan trọng.
Khi các kĩ sư đạt đến điểm mà các sản phẩm của họ hoạt động chính xác theo cách họ muốn, đáp ứng yêu cầu về độ bền và trọng lượng, giai đoạn cuối cùng thuộc về đội ngũ thiết kế công nghiệp. Nếu các kĩ sư chỉ xem xét sản phẩm về mặt chức năng thì là với tư cách là khách hàng, người trả tiền cho một bộ phận, chúng ta còn hi vọng chúng trông thật đẹp mắt. Có lẽ ví dụ tốt nhất của đội thiết kế là cùi đề XX1. Khi ra mắt sản phẩm, SRAM được cho giới truyền thông thấy những mẫu trước khi được chế tạo – một góc, kim loại kiểu dáng công nghiệp thay thế tạm thời. Chức năng của nó gần như giống với cùi đề mà bạn thấy trên xe đạp ngày nay, nhưng bạn có thật sự muốn thứ đó treo phía sau chiếc xe đạp mà bạn đã đâu tư thời gian, tình cảm và tiền bạc vào ko? Thiết kế công nghiệp cùng với kĩ thuật hấp dẫn. Công việc của họ là biến những khối kim loại rắn thành các thiết kế góc cạnh rồi thêm màu sắc cho chúng. Với cùi đề XX1 họ viện dẫn Audi R8 như là một trong những ảnh hưởng chính, ý tưởng nghe có vẻ vô lí nhưng khi nhìn vào các sản phẩm thành phẩm, bên cạnh kiểu dáng và màu sắc bị Audi R8 chi phối, bạn có thể thấy cùi đề này mang thiết kế từ xe hơi.
Nếu bạn dùng bất cứ bộ phận truyền động nào của SRAM cho xe đạp của bạn, dù chúng là cùi đề, tay bấm sang líp, líp hoặc dĩa thì chính những người này đã thiết kế ra chúng và đây là cách mà chúng được phát triển.
Nguồn: http://greenbike.com.vn