–Chúng leo trèo thoăn thoắt trên những ngọn dừa, hái trái và thậm chí là… bổ dừa ra để thưởng thức! (Thái Hồ)
Cua Dừa là loài cua lớn nhất trên đất liền, đồng thời cũng là loài động vật chân đốt lớn nhất trên đất liền của thế giới. Những con vật mười chân, có thể dài đến hơn 90cm với thân hình thô ráp. Chúng thường sinh sống ở những bãi biển nhiệt đới có nhiều cây dừa vì đó là nguồn thức ăn chính của chúng. Chúng thực sự là loài cua “khủng” theo đúng nghĩa. Cặp càng to lớn có thể kẹp vỡ cả quả dừa. Hình ảnh con cua đang bóc lớp vỏ ngoài một quả dừa tại đảo Christmas (Australia) phía Đông Bắc của Ấn Độ Dương. Hòn đảo này là nơi có cua dừa sinh sống nhiều nhất trong tự nhiên. Màu sắc của chúng thường là màu xanh lơ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chúng có màu cam hay màu đỏ. Chúng cũng không phải họ hàng gần của những loài cua thực sự mà thuộc nhóm cua ẩn sỹ. Đây quả thực là những con cua tuyệt đẹp. Tuy nhiên gần đây, khi “vinh dự Những con cua kỳ lạ này thường thả cho quả dừa rơi xuống từ ngọn cây khiến chúng nứt ra, sau đó mới dùng cặp càng to lớn để bóc vỏ. Chúng cũng có khả năng buông mình từ độ cao 4-5m để theo sát bữa ăn mà không hề hấn gì. Sử dụng những cặp chân to khỏe, việc leo lên ngọn dừa cao 5-7m với chúng thực sự rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn đang theo dõi chúng thì nhớ cẩn thận vì có thể sẽ phải nhận những món quà không mong muốn vào đầu bất cứ lúc nào! Chúng có khứu giác rất nhạy bén, thường được sử dụng để tìm kiếm thức ăn thông qua mùi hương từ khoảng cách rất xa. Loài cua này cũng có thói quen thu thập những đồ vật mà chúng thấy hứng thú để tha về hang, nhất là những vật dụng của con người. Vì vậy mà ở Hawaii chúng còn được gọi là “cua kẻ cướp” hay “cua kẻ trộm”. Loài cua này hoạt động chủ yếu về đêm. Ban ngày chúng thường ẩn mình trong các khe nứt hoặc những hang hốc ven bờ biển. Cấu tạo cơ thể của chúng cũng không thực sự giống “cua” cho lắm, với 2 phần ngực và bụng phân biệt rõ ràng. Ngoài ra cặp chân thứ 5 cũng thường được dấu kín vào mai. Sau khi thưởng thức cùi dừa bổ dưỡng, những con vật này còn biết tận dụng cả phần xơ để mang về lót trong hang trú ẩn, điều này có thể giúp chúng ngụy trang hang và giữ cho không khí ẩm hơn. Loài cua dừa đối với một số bộ lạc thổ dân còn mang ý nghĩa tâm linh. Chẳng hạng như những người bản địa của quần đảo Mariana (phía Nam Nhật Bản) tin rằng chúng là hiện thân của linh hồn những người đã chết. Là họ hàng của cua ẩn sỹ nên khi còn nhỏ những con cua dừa thường sử dụng vỏ của động vật thân mềm hay thậm chí là cả vỏ trái dừa để làm chỗ ẩn mình. Cua dừa đồng thời cũng là loài cua sống lâu nhất trên hành tinh, với tuổi thọ trong tự nhiên có thể đạt đến 60 năm. Cận cảnh một con cua dừa màu tím, rất đẹp nhưng cũng không kém phần đáng sợ. Khi bị đe dọa chúng thậm chí có thể tấn công cả con người. Một con cua đang rời khỏi nơi trú ẩn dưới gốc cây dừa để đi kiếm ăn. Người ta có thể dễ dàng phát hiện ra chúng nhờ những tiếng kêu lách cách khá lớn. Loài cua dừa sinh sống tại nhiều hòn đảo trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài việc săn bắt để lấy thịt, vỏ của chúng cũng là một món đồ lưu niệm được ưa thích. Hiện nay người ta đang cố gắng bảo vệ loài vật tuyệt đẹp này tại những nơi chúng sinh sống nhiều như là Guam, Christmas hay Hawaii. Hy vọng rằng những nỗ lực đó sẽ mang lại hiệu quả! |