Ôtô - xe máy 2011-04-20 03:53:10

cư dân mạng 100% đồng lòng tẩy chay Honda và Yamaha


[size=1]Bản chất của việc 'làm giá' Air Blade và Exciter[/size] [size=2]Một phần của việc HondaYamaha để đại lý làm giá là bởi họ muốn tạo cơn sốt trên thị trường. Phản ứng của dư luận mặt nào đó góp phần biến Air Blade, Exciter thành sản phẩm luôn được chào đón nồng nhiệt.[/size] Sau Lead, đến lượt Air Blade, PCX của Honda và mới nhất là Yamaha Exciter gặp tình trạng giá bán thực tế cao hơn nhiều giá công bố của hãng.

Vậy, hai vấn đề nóng bỏng mà nhiều khách hàng đưa ra, là: giá xe bị đẩy lên vài triệu đồng. Như vậy, có phải là lỗi của Honda Việt Nam và Yamaha Việt Nam do không "quản" được các đại lý. Từ đó, nảy sinh ra vấn đề thứ hai, tại sao Honda hay Yamaha không trực tiếp bán hàng để bình ổn giá?

[size=3]Đúng lý…[/size] Xin nói về vấn đề thứ hai vừa nêu ở trên. Vì đó là nguyên nhân cơ bản để giải quyết bức xúc của vấn đề thứ nhất.

Như đa số công ty kinh doanh hiện đại, kể cả trong nước cũng như thế giới, việc nhà sản xuất bán hàng qua trung gian phân phối (được gọi là nhà phân phối, đại lý, hoặc đại lý ủy quyền) là rất phổ biến.

Xu hướng này có những ưu điểm vượt trội so với mô hình bán hàng trực tiếp từ chính hãng. Thậm chí, một số hãng đa quốc gia còn ủy quyền cho những công ty có quy mô lớn, và rất lớn chịu trách nhiệm phân phối trong một, hoặc một vài quốc gia, thậm chí cả khu vực. Như mối quan hệ giữa Caterpiller/V-Trac (máy xây dựng), Fuji Film-Minh Việt International (phim ảnh, máy kỹ thuật số)…

Honda Air Blade FI hoàn toàn mới có giá bán dưới 36 triệu đồng.
Bằng mô hình này, nhà sản xuất tận dụng nguồn lực sẵn có của các trung gian, từ tiền vốn, con người, quản lý đến dịch vụ khách hàng và cả mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng cũng như các cơ quan công quyền tại thị trường sở tại.

Và như vậy, họ sẽ chuyên môn hóa vào công đoạn thiết kế, sản xuất, tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Trung gian phân phối có trách nhiệm phát triển thị trường trong khu vực phân công, và tự chịu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Quan hệ giữa hai bên, về hình thức bên ngoài, là hoàn toàn bình đẳng, không thể can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh của nhau. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Trước đây, một công ty thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) thiết lập mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Lý do có thể là họ quan niệm rằng ôtô là một sản phẩm có giá trị cao, tần suất mua không lớn với người tiêu dùng, hoặc một tổ chức. Họ hy vọng bán hàng trực tiếp sẽ mang lại sự linh hoạt hơn, kiểm soát tốt hơn cho thị trường, khi thương hiệu của còn yếu.

Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Doanh số thấp nhất trong VAMA, công ty đó bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, bán hàng gián tiếp qua hệ thống phân phối.

Chính vì mô hình đó, Honda khẳng định họ không thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Honda có lý, đúng lý, và đó là quyết định kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, về mức giá bán ra trên thị trường, cho dù hãng và trung gian phân phối là hai tổ chức độc lập. Nhưng thực tế, và hoàn toàn hợp pháp khi trong hợp đồng phân phối nhà sản xuất hoàn toàn có thể yêu cầu trung gian phân phối phải bán theo giá quy định của công ty.

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà sản xuất, cũng như tương quan quyền lực giữa nhà sản xuất - nhà phân phối. Những hãng uy tín thường xuyên nêu điều kiện này trong hợp đồng nhà phân phối, và cũng là điều kiện bắt buộc các nhà phân phối tuân thủ, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngược lại, nếu nhà phân phối chấp nhận điều kiện này, họ được độc quyền kinh doanh trong một khu vực, hoặc được trở thành đại lý của một thương hiệu mạnh như Honda hay Yamaha.

Vào trang web Honda, chúng ta sẽ tìm thấy thông tin tìm nhà phân phối ôtô, nhưng không hề kiếm tìm nhà phân phối xe máy. Theo kinh nghiệm cá nhân, điều này rất có thể phản ánh một thực trạng, các nhà kinh doanh đang tự tìm đến với Honda Việt Nam. Qua đó, nó cho thấy phần nào uy lực của Honda đối với các nhà phân phối của họ.

Hơn ai hết, các nhà sản xuất uy tín hiểu rằng, nhà phân phối là cánh tay nối dài, là bộ mặt của họ trên thị trường. Có thể khẳng định rằng, với thương hiệu tại thị trường nội địa, và trong điều kiện sản xuất bình thường, cung - cầu cân bằng, hai hãng này hoàn toàn có khả năng yêu cầu nhà phân phối bán đúng giá yêu cầu.

[size=3]…nhưng còn nhiều uẩn khúc[/size] Vậy, tại sao Honda Việt Nam và mới nhất là Yamaha Việt Nam chưa tác động đến giá xe trên thị trường nội địa?

Liệu có phải vì:

- Họ tự tin vào thương hiệu. Trên thị trường ôtô, khi Toyota Altis đủ hàng để bán, liệu Honda Civic - sản phẩm ruột của Honda Việt Nam có thể bán giá cao hơn quy định? Câu trả lời chắc chắn là không! Vì ngay lập tức, người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với sản phẩm Civic.

Đáng tiếc, điều này chưa xảy ra ở thị trường xe máy. Nói cách khác, Honda và Yamaha chưa cảm thấy nguy cơ mất thị phần ở phân khúc mà họ đang thống lĩnh. Ngay cả khi một số khách hàng không nhỏ đã có cảm giác tức giận do vụ giá tăng!

- Bảo vệ quyền lợi của các nhà trung gian phân phối. Một quy luật tất yếu trong phân phối, đó là sản phẩm có thị trường càng mạnh, thì tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ. Honda và Yamaha không ngoại lệ!

Điều này dẫn đến một trận chiến giành giật thị phần ngay trong nội bộ trung gian phân phối, những người luôn có xu hướng muốn bán các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Từ đó, ảnh hưởng tới doanh số, thị phần, sự ưu tiên dành cho sản phẩm thương hiệu mạnh.

Hiện tượng sốt giá là một trong các kỹ xảo để gia tăng lợi nhuận cho nhà phân phối, qua đó hút vốn kinh doanh, gia tăng sản lượng cho nhà sản xuất. Trong một số trường hợp, không ít nhà sản xuất còn kiếm lợi theo kiểu bán kèm giữa sản phẩm bán chạy và các sản phẩm bán chậm theo kiểu bia kèm lạc thời bao cấp.

- Nguyên nhân cuối cùng, hai hãng này muốn hâm nóng hình ảnh bằng cách tạo cơn sốt trên thị trường. Vô hình trung, dư luận trong cộng đồng tiêu dùng một mặt nào đó đã góp phần xây dựng hình ảnh, biến Air Blade, Exciter, Lead như những sản phẩm luôn được chào đón nồng nhiệt.

[size=3]Lời kết[/size] Cách đây 7 năm, tôi đi mua ôtô. Đúng dịp sốt xe cuối năm 2004, nhân viên bán hàng yêu cầu tôi trả thêm 3.000 - 5.000 USD, nếu không tôi sẽ phải đợi 3-6 tháng.

Nhìn cậu nhân viên bán hàng, tôi lắc đầu: "14 năm trong nghề bán hàng và marketing, chưa bao giờ, và không bao giờ anh có thể tưởng tượng người mua hàng phải trả tiền lót tay cho người bán". Sau đó, tôi đã mua một chiếc xe do một hãng khác sản xuất. Không một đồng tiền hoa hồng, không một ngày chờ đợi.

Đến hôm nay, tôi vẫn không hề ân hận về quyết định của mình. Xe chạy rất tốt, ổn định, và dịch vụ không hề thua kém một tên tuổi nào trên thị trường ôtô Việt Nam.

Hãy nhớ, theo đúc kết của Al Ries, bậc thầy về thương hiệu trên thế giới, tại thị trường Mỹ, chiếc xe chất lượng tốt nhất lại chỉ đứng thứ 9-11 về doanh số. Điều đó có nghĩa, những sản phẩm bán chạy nhất, đâu hẳn đã tốt nhất.




[size=5]lời bình của 1 số người[/size]


Bài viết rất hay!

Bài viết trên rất hay, đúng là được phân tích trên góc độ chuyên môn cao. Bản thân tôi cũng đi mua chiếc xe máy trong dịp sốt giá xe máy tay ga và tôi đã chọn Hayate của hãng Suzuki chứ không chọn mua Air Blade hay Click, Nuovo … vì giá bị đẩy lên cao. Đến nay chiếc xe Hayate của tôi vẫn chạy tốt, 45km/1lít xăng và được rất nhiều thợ xe máy đánh giá là chạy khỏe hơn các chiếc khác cùng loại.

minhdong


Rất tán thành với ý kiến của anh Ngô Trọng Thanh

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của anh Thanh. Còn nhớ cách đây vài năm tôi có nhu cầu mua một chiếc Honda Airblade để đi làm, vì bị làm giá một cách vô lý nên tôi chuyển sang Suzuki và thực sự rất hài lòng với lựa chọn của mình. Thiết nghĩ, phải chăng người tiêu dùng Việt Nam bị coi thường quá chăng ?

Nguyễn Vinh


Khách hàng tự làm khổ mình!

Tôi mua chiếc xe tay ga Suzuki Hayate 125cc cách đây 2 năm 4 tháng, đã chạy 53.000km, hiện tại bình quân 41km/ lit, giá mua thời điểm đó là 26 triệu, đến thời điểm này vẫn chưa phải sữa chữa gì, chỉ thay lốp thay nhớt và 1 dây cuaroa theo định kỳ. Và cũng như tác giả mua ôtô, tôi cũng không phải áy náy với quyết định của mình..

Khách hàng có tiền nhưng lại để người bán hành, thích thì phải chịu thôi!

Nguyễn Anh Đức


Hãy làm như anh Thanh.

Bài viết của anh rất đúng, mọi người hãy làm như anh Thanh đi, mua xe hãng khác hoặc cứ xe cũ mà đi, vừa tiết kiệm mà khỏi bực mình vì bị móc túi. Không ai mua 1 năm xem HĐ hay Ya có xoắn quẩy lên không. Tôi đang dùng Viva của Su đã được gần 10 năm rồi thấy rất hài lòng.

Mà sao Su không tận dụng cơ hội này để bán sản phẩm nhỉ?

Cường Ly


Tay chay Air Blade và Exciter

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn đọc Ngô Trọng Thanh, không bao giờ có chuyện người tiêu dùng phải trả tiền lót tay cho người bán để mua sản phẩm. Tình hình người mua Air Blade hiện nay phải trả mức giá cao hơn rất nhiều so với giá niêm yết là hậu quả của việc Honda Viet Nam xem thường người tiêu dùng, không bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng, những người đã, đang và sẽ nuôi sống họ.

Nếu Honda không bảo vệ được quyền lợi cho người tiêu dùng, những người tiêu dùng thông minh hãy tự bảo vệ mình bằng cách tẩy chay sản phẩm này cho đến khi nào Honda biết cách tôn trọng khách hàng hơn. Đừng tiếp tay cho Honda bằng cách đua nhau mua san phẩm bằng mọi giá. Hãy cho Hondabiết , trên thị trương, khách hàng mới là những ông chủ thực sự.

phi nguyen


Các đại lý đôn giá lên là bất hợp lý

Tôi đồng tình với bài báo của anh Ngô Trọng Thành. Một thương hiệu lớn trước tiên phải đảm bảo về Uy tín, chất lượng, giá cả và mẫu mã. Việc nội bộ Honda không kiểm soát được giá cả phân phối thì làm sao người tiêu dùng giám chắc là chất lượng của hãng có đảm bảo tốt hay không.

Đúng một sản phẩm bán chạy, chưa chắc đã là sản phẩm có chất lượng tốt. Nếu Honda vẫn để tình trạng này xảy ra, một ngày nào đó người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với hãng.

Tuấn Anh


Bài viết rất hay ! Cảm ơn Vnexpress và tác giả

Honda và Yamaha hoàn toàn có thể yêu cầu các Head và 3S bán đúng giá đề xuất, vậy tại sao họ không làm. Câu trả lời đã có trên bài viết. Điều này chứng tỏ Honda và Yamaha đã móc ngoặc với các nhà phân phối hết rồi . Mọi người hãy chuyển qua mua hàng của những hãng khác đi . Đừng để vì ham muốn nhất thời mà trở thành con rối, sản phẩm bán chạy nhất chưa chắc đã tốt nhất mà.

LCH


Tôi sẽ ko bao giờ trả khoản "tiền ngu" này

Honda và Yamaha đã tạo được thương hiệu ở thị trường VN, nhưng cách "làm giá" này sẽ dần làm mất uy tín ngay. Với mức giá trên thì nếu mua tôi sẽ thêm vào mấy đồng mua Liberty (đẳng cấp và kiểu dáng đẹp hơn nhiều).

Rồi mọi người sẽ thấy khi có nhiều hãng xe nổi tiếng vào VN thì việc làm giá này sẽ ko tồn tại, đến lúc đó những người mua xe lúc đấu với mức giá đã bị "làm giá" sẽ cảm thấy xót xa ko những bị hố mà đó là khoản "tiền ngu" mình đã bỏ ra để cổ vũ cho việc "làm giá". Xin nói thêm là xe máy Honda chỉ thành công ở Miền Bắc thôi chứ trong Nam chưa thành công lắm đâu.

Đỗ Minh Cảnh


Bây giờ thì mình mới hiểu…

Úi zời! Tôi đang nhăm nhe định mua chiếc Exciter model mới cơ đấy. Honda thì chắc chắn không vì biết Honda VN chất lượng không tốt lắm và giá thì trên trời. Qua bài viết này thì quyết định cày tiếp em Sirius đời 2001-10 năm vẫn chạy tốt.

Trần Ngọc Anh


Bài viết rất hay

Bài phân tích rất hay và thêm lần nữa chúng ta nhận ra rằng người tiêu dùng VN vẫn chịu nhiều thiệt thòi về giá cả, dịch vụ so với các nước khác. Cũng nói rằng phần là do ý thức của chính người tiêu dùng.

Cảm ơn anh Thanh về bái viết.

Hoàng Long


Bài viết tuyệt vời

Cám ơn bác Thanh đã chia sẻ các ý kiến xác đáng của bác. Qua bài viết này, mong nguơi tiêu dùng VN sẽ lựa chọn sản phẩm một cách thông minh hơn, ko để các head làm giá nữa.

Thanh


Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm xử lý việc này để bảo vệ NTD

Cám ơn bài viết rất hay. Nhưng câu hỏi là: "Ai sẽ xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm?" để bảo vệ NTD. Cái gì cũng phải giải quyết từ nguyên nhân gốc rễ chứ không thể đổ cho NTD, quy luật cung cầu gì gì đó. Tất cả chỉ là nguỵ biện cho hành vi sai trái, trốn thuế của các đại lý bán xe thôi.

Nhà nuớc không quản lý chặt chẽ việc này thì nguời thiệt thòi đầu tiên là nguồn thuế của nhà nuớc rồi sau đó mới đến NTD đó.

Jamesx


Bài viết rất hay !

Bài viết thật hay ! Phân tích rõ ràng !
Người tiêu dùng hiểu được vấn đề & tự quyết định việc mua bán của mình.

Vũ Thị Minh Tâm


Phản ảnh

Mấy hôm nay tôi thấy thật là bức xúc, chuẩn bị đi mua xe ra hãng thì bảo hết xe, còn nếu muốn có ngay thì giá trên trời. Các hãng xe cần phải chấn chỉnh lại ngay, còn nếu cứ để tình trạng hư thế này thì mọi người hãy "tẩy chay" hai hãng xe này đi không dùng nữa. Thật là mất mặt khi đây là hai hãng xe lớn của Việt Nam.

ray


Bài viết mang đậm tính "kỹ thuật" quá

Thoạt đầu Tôi đọc bài viết này thì thấy hay nhưng khi đọc đến bên phần thân bài và kết luận thì "chán quá". Nên nhớ "vấn nạn" làm giá này của nhà sản xuất là xuất phát rất nhiều lí do từ khách quan đến chủ quan, từ tầm mang tính vĩ mô đến vi mô, ý kiến mà Tôi muốn bổ sung thêm gồm có:

1 - Vai trò của nhà nước trong điều hành, trong quản lý … hay ngại đụng đến nhà đầu tư nước ngoài và FDI … chẳng lẻ các cơn quan chức năng làm ngơ hoài sao? thiệt hại rõ ràng là đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng Việt nam và các khoản thuế mà nhà nước bị "mất" hằng năm từ người tiêu dùng Việt Nam, thật sự là vô lý.

2- Đối với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay nếu theo Anh THANH chọn thương hiệu nào khác đây ngoài 2 "ông trời" Honda, và Yamaha? thị phần họ nắm hầu như là toàn bộ market share của xe máy rồi và hiệp hội này, hiệp hội kia của Việt nam thì giống như có để tượng trưng, nói chung thị trường xe máy đã bị thao túng …. vậy nói cho cùng "customers nearly have no choice".

3 - Góp ý với người tiêu dùng Việt Nam là chúng ta đang trả giá cho những chiếc xe sản xuất nội địa có chất lượng kém so với Thailand, Indonesia …nhưng giá chúng ta trả là quá mắt. Chúng ta nên hết sức "bình tĩnh" với các thủ thuật " marketing mang tính tạo tiếng vang, tạo tính tò mò (creating rumor and calling for action) … trong khi chúng ta chưa có nhiều lựa chọn trong mua sắm xe máy thì hãy hết sức bình tĩnh để thượng đế không bị móc túi nhiều nhé.

Chúc người tiêu dùng Việt nam sớm có nhiều lựa chọn, hi vọng ngành công nghiệp trong nước sớm đoàn kết lại và vận hành hiệu quả để sớm có sản phẩm "made by Việt Nam" chẳng lẻ chúng ta mãi mãi không sản xuất được xe máy sao?, hi vọng các cơ quan chức năng sớm can thiệp để nền kinh tế của chúng ta đúng nghĩa là nền kinh tế thị trường có định hướng.

Nguyển Tấn Hiền Lawrenceville, Atlanta, GA, US.


Bản chất của việc 'làm giá' Air Blade và Exciter

Tôi đồng quan điểm với Ngô Trọng Thanh, cũng vì những lý do trên nên khi mua xe đại lý nào bán đúng giá thì mua và cũng chọn dòng xe khác để sử dụng. Người tiêu dùng nên tìm hiểu thông tin trước khi mang sản phẩm về sử dụng. Hãy là người thông thái trong tiêu dùng.

Đỗ Văn Tú


Quá hay và xuất sắc

Bài viết rất hay, đoạn này ''Hãy nhớ, theo đúc kết của Al Ries, bậc thầy về thương hiệu trên thế giới, tại thị trường Mỹ, chiếc xe chất lượng tốt nhất lại chỉ đứng thứ 9-11 về doanh số. Điều đó có nghĩa, những sản phẩm bán chạy nhất, đâu hẳn đã tốt nhất.'' để cho người tiêu dùng biết lựa chọn đúng.

Tazan


Biết viết phân tích hay !

Bài viết bạn Thanh phân tích hay quá ! Tôi thích nhất là những đoạn cuối :)

MeokhanDo


Khách hàng là thượng đế?

Tôi đã đọc bài viết của anh NTT, bài viết rất hay. Thực trạng này đã có từ lâu nhưng xảy ra trong lình vực ô tô. Còn xe máy thì mới có gần đây. Tôi thấy rất bức xúc về vấn đề này. Hai hãng lớn là Honda và Yamaha cũng phải có trách nhiệm trong việc các đại lý làm giá, tiếp đó là cơ quan quản lý thị trường. Cuối cùng, là nhận thức của người dân.

Mình thấy ở VN, có tiền mà nhiều khi bị coi như rác. Đáng nhẽ ra họ bán hàng phải cần mình mà sao dân mình có tiền, phải rất vất vả mới mua được hàng. Tại sao không chờ thêm thời gian để sản xuất nhiều xe hơn, tránh tình trạng khan hàng như hiện nay. Hoặc có thể tìm một chiếc xe khác phù hợp với hoàn cảnh hơn. Tôi nghĩ không thiếu gì xe đâu cứ phải mấy chiếc mới ra đợt này đâu. Ví dụ về một mặt hàng có thể thể nói tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí đó là điện thoại iPhone4 của Apple.

Lúc mới ra giá của nó gấp đôi hoặc hơn so với giá gốc của nó. Nhưng khi các báo đưa tin là sắp bán ở các nước gần VN thì giá giảm xuống thê thảm. Hay các đại lý của Honda và Yamaha đang áp dụng với các mẫu xe mới của họ.

Liệu nó có "hot" như iPhone4 không? Hãy là những nhà tiêu dùng sáng suốt, không nên để tình trạng này kéo dài và tạo thành tiền lệ. Và chúng ta, những khách hàng còn là những thượng đế nữa hay không?

GiangKt


Chúng ta tự làm khổ ta

Đọc báo mấy ngay hôm nay tôi có cảm nhận rằng, chúng ta đất nước đang còn khó khăn mà ngược lại chúng ta lại làm khổ nhau, con người của ta đang bị đánh lừa vì thương hiệu, đi tất cả các nước trên thế giới chỉ có VN chúng ta bị doanh nghiệp HonDa và Yamaha đánh lừa bằng chiêu thức marketing này.

Con người VN chúng ta chính những cựu binh Mỹ phải công nhận thông minh và tinh qoái, vậy sự tinh qoái chúng ta ở đâu mà cứ để cho họ chơi trò đuổi bắt với chúng ta hoài vậy. Theo tôi báo chí nên vào cuộc thẳng thắn nhận ra vấn đề, vì lợi ích người tiêu dùng, thiếu gì lỗi để báo chí đưa tin, chúng ta hãy công bằng, đừng để người Việt chúng ta "Mắc bẫy" doanh nghiệp nước ngoài các bạn ạ.

Chúng ta đã bị họ "bắt bài" bao nhiêu năm nay mà chúng ta không biết. Hãy làm một cuộc tẩy chay như những các nước họ đã làm, chỉ cần vài tháng thôi, chúng ta sẽ thất kết qủa. Thật là đau lòng….

Nguyễn Trung Thông
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)