[size=2][size=2]Theo một lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội, đảm bảo ANTT và ATGT sau trận đấu là kế hoạch chung của công an thành phố, trong đó chủ yếu vẫn sẽ là lực lượng cảnh sát cơ động.[/size][/size]
[size=2][size=2]Tuy nhiên, trong trường hợp “căng thẳng”, tổ tuần tra di dộng của CSGT sẽ cùng cảnh sát cơ động áp dụng những biện pháp nghiệp vụ đặc biệt như ghi hình, hóa trang để ngăn ngừa và xử lý những hành vi quá khích như đua xe.[/size][/size]
[size=2]
[/size]
CĐV tại Hà Nội đổ ra đường mừng chiến thắng sau trận U23-Việt Nam và U23-Singapore - Ảnh: Lê Anh Dũng |
Hiện tại, Phòng CSGT HN đã lên kế hoạch chuẩn bị cho đảm bảo giao thông sau trận chung kết bóng đá nam diễn ra vào ngày mai, 17/12.[/size]
[size=2]Theo đó, lực lượng của phòng này sẽ ứng trực tại 17 chốt chống đua xe, mỗi chốt gồm 3 chiến sỹ.[/size]
[size=2]Biện pháp hóa trang được Bộ Công an cho phép áp dụng với CSGT tại thông tư 27/2009, quy định quyền hạn, nội dung tuần tra của CSGT Đường bộ nêu rõ: Khi tuần tra kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang, được bố trí một bộ phận cán bộ chiến sỹ trong tổ tuần tra kiểm soát hoá trang để nhằm giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm luật trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công.[/size]
[size=2]Trước đó, vào tháng 9/2009, CSGT Hà Nội cũng từng áp dụng biện pháp cải trang, đã giúp “lật tẩy” nhiều học sinh chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái xe máy vẫn điều khiển xe máy đến trường.
[/size]
Sau chiến thắng của U23-Việt Nam trước U23-Singapore ở bán kết bóng đá nam Seagames 25, tối 14/12, tại Hà Nội, đã có 9 "quái xế" bị đưa về trụ sở công an hỏi thăm. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đêm 14, rạng sáng 15/12, con số quái xế bị tạm giữ lên đến 246 người. Bởi thế, dễ hiểu vì sao Công an thành phố HN không loại trừ phương án tung CSGT mặc thường phục để "chăm sóc" những cổ động viên quá khích. |