[justify]Hai bé trai này không được nhận hộ chiếu Đức vì Đức không thừa nhận cặp vợ chồng thuê mang thai hộ đồng nghĩa với việc họ có quyền hợp pháp là cha mẹ hai cậu bé song sinh này. Còn Ấn Độ cũng không thường xuyên trao quyền công dân cho các trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài nhưng ra đời nhờ dịch vụ mang thai và sinh hộ.[/justify]
[justify]“Tăng trưởng nhanh nhất”[/justify]
[justify]Mới tuần trước, Đức đồng ý cho gia đình Balaz về Đức sau một cuộc chiến pháp lý lâu dài và vô cùng phức tạp liên quan tới việc nhận con nuôi xuyên quốc gia.[/justify]
[justify]“Chúng tôi chỉ có thể chúc các em may mắn” - Tòa án tối cao Ấn Độ cho truyền thông Ấn Độ biết. Nhưng cơ quan này cũng nhắc lại sự cần thiết phải có luật pháp rõ ràng để có các quy định cụ thể hơn đối với hoạt động của một trong những lĩnh vực đang phát triển nhanh nhất ở Ấn Độ.[/justify]
![]() |
Mang thai hộ ở Nga |
[justify]Hàng trăm du khách nước ngoài đến Ấn Độ mỗi năm để thuê phụ nữ sinh con cho họ. Ấn Độ đã trở thành thủ đô thế giới về dịch vụ “gia công đẻ thuê cho nước ngoài”. Những người phụ nữ được cấy ghép phôi thai của người nước ngoài và được trả tiền để mang bầu cho đến kỳ sinh nở. Năm 2002, Ấn Độ đã hợp pháp hóa chuyện mang thai hộ mang tính thương mại để thúc đẩy du lịch y tế, ngành mà Hiệp hội Công nghiệp Ấn Độ dự đoán mỗi năm đem về cho nước này 2,3 tỉ USD tính tới năm 2012.[/justify]
[justify]Những bà mẹ mang thai hộ của Ấn Độ luôn có sẵn, giá lại rẻ, “thủ tục” mang thai hộ lại nhanh chóng, khác xa với nạn cồng kềnh, quan liêu nổi tiếng của thủ tục hành chính ở Ấn Độ.[/justify]
[justify]Trước đây, do thiếu luật lệ, hàng trăm phòng khám sản khoa ở Ấn Độ có luật riêng, cách làm riêng. Hai bé Balaz ra đời tại phòng khám sản khoa Akanksha ở thị trấn Anand, bang miền tây Gujarat.[/justify]
[justify]Chi phí cho một lần mang thai hộ khoảng 23.000 USD - ít hơn 1/5 so với giá ở Mỹ hiện nay. Mỗi bà mẹ sẽ được nhận 7.500 USD trong số đó.[/justify]
[justify]Để ngăn chặn hoạt động vô đạo đức[/justify]
[justify]Một dự thảo luật hướng dẫn công nghệ sinh sản hỗ trợ (ART) có thể sẽ được đưa ra quốc hội bàn trong năm nay. Luật mới sẽ tăng cường quản lý cho Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICRM). Luật mới sẽ cấm các cơ sở thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) môi giới các ca mang thai hộ. Luật cũng đề ra yêu cầu hình thành ngân hàng ART chịu trách nhiệm tìm kiếm các bà mẹ có thể mang thai hộ, cũng như tìm những người hiến tặng trứng hoặc tinh trùng.[/justify]
[justify]“Chúng ta cần tạo ra những khoảng cách an toàn giữa phòng khám và những người mang thai hộ để tránh những hoạt động vô đạo đức” - tiến sĩ R.S. Sharma, phó giám đốc ICRM và là thành viên của ủy ban soạn thảo luật mới, nói - Các phòng khám IVF chỉ nên tập trung vào những vấn đề khoa học”.[/justify]
[justify]Thực tế những bà mẹ mang thai hộ có khi lại thích quyền tự chủ mà họ chưa từng có. Họ sẽ có tự do hơn để thương lượng phí và nhận bảo hiểm y tế bắt buộc mà các cặp vợ chồng hoặc người nam/nữ thuê họ phải trả. Theo tiêu chuẩn, luật sẽ yêu cầu các chuyên viên y tế chỉ được phép cấy ba phôi vào tử cung trong một lần thực hiện. (Hội Y khoa sinh sản Mỹ khuyên chỉ nên cấy một phôi; tiến sĩ Patel vẫn thường làm 5 phôi/lần thực hiện và bỏ các bào thai thứ hai trở lên.)[/justify]
[justify]Luật mới sẽ chỉ cho phép phụ nữ mang thai thuê năm lần và ít hơn số đó nếu họ đã có con, và hạn chế tuổi mang thai hộ ở 35. Như vậy, những phụ nữ đang bế tắc vì tài chính sẽ không thể đặt mình vào tình trạng mạo hiểm.[/justify]
[justify]Để tránh những ca như của gia đình Balaz, luật mới cũng sẽ yêu cầu các khách hàng nước ngoài phải vượt qua nhiều thách thức hơn. Quê quán của họ phải đáp ứng yêu cầu sẽ trao quyền công dân cho đứa trẻ ngay từ khi nó chưa ra đời, trước khi phụ nữ Ấn Độ chính thức mang thai thuê. Điều này rất khó với nước Đức.[/justify]
[justify]“Thực tế, tôi không biết có nước nào đồng ý trao quyền công dân cho một đứa trẻ khi nó chưa ra đời hay không” - Amit Karkhanis, luật sư chuyên về các trường hợp mang thai hộ nổi tiếng ở Mumbai, nói. Các nước chấp nhận trao quyền công dân cho những đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ thường phải dựa trên kết quả kiểm tra ADN sau khi nó ra đời để biết ai là cha mẹ của chúng.[/justify]
[justify]Sinh con thuê cho những cặp đồng tính?[/justify]
[justify]Những cặp vợ chồng đồng tính ngày càng nhiều người dựa vào các bà mẹ mang thai hộ để có con. Khi cặp vợ chồng đồng tính người Úc Trevor Elwell và Peter West đến Ấn Độ gần hai năm trước, chỉ có duy nhất một phòng khám cung cấp dịch vụ đẻ thuê cho họ. Bây giờ, hai đứa con gái song sinh của họ đã gần 1 tuổi, và đứa thứ ba đang chuẩn bị ra đời ở Mumbai. Elwell dự tính khoảng sáu phòng khám ở Ấn Độ có các dịch vụ phục vụ khách hàng như họ. Họ phải tìm đến những nơi biết tình trạng của họ và sẵn sàng hỗ trợ bằng cách sử dụng trứng được hiến tặng của người Ấn Độ.[/justify]
[justify]Họ cũng có được hộ chiếu Úc cho các con mình trong vòng vài tuần. Đối với họ, cũng như hầu hết những người tới Ấn Độ với hi vọng có con, những hướng dẫn không chính thức về mang thai hộ ở đây đã đem đến cho họ điều may mắn. “Nếu luật mới làm vấn đề phức tạp hơn, người ta sẽ đi nước khác - Elwell nói - Luôn luôn có một nơi nào đó nhận đẻ thuê”.[/justify]
12.500 euro một bé
[justify]Nga là một trong số rất ít nước cho phép phụ nữ 20-35 tuổi được mang thai hộ có trả tiền. “Thị trường” này được đánh giá là rất lớn, bởi rất nhiều đối tượng muốn nhờ đến “dịch vụ” đẻ thuê này để có con: 10 triệu doanh nhân Nga (cả nam và nữ) bị hiếm muộn (theo ước tính của Viện Y học Nga), những cặp vợ chồng hiếm muộn, những cặp vợ chồng có con trai bị chết, thậm chí cả người nước ngoài thuộc dạng “du lịch sinh con” ở những nước cấm mang thai hộ như châu Âu (dân số giảm từ những năm 1990 hay tỉ lệ hiếm muộn tăng 27% trong năm năm qua). Giá mang thai hộ là 12.500 euro/bé, gấp ba lần mức lương trung bình/tháng ở Nga.[/justify]
[justify]Ngoài đẻ thuê, còn có “dịch vụ” bán noãn bào. Các dưỡng đường chuyên về thụ thai trong ống nghiệm luôn có sẵn danh sách những người hiến tặng noãn bào, nhưng các bậc cha mẹ tương lai thường bỏ qua những cách làm “hiện đại” này và muốn tự xoay xở một mình thông qua Internet vốn đang nở rộ, như có thể thấy qua một tự giới thiệu: Cho trứng. Giá 60.000 rúp. Tôi cao 1,6 mét, mắt xám, tóc vàng sậm. Có thể gửi ảnh tôi và ảnh các con”.[/justify]