Dù trời lất phất mưa, nhưng con đường Xuân La (dẫn vào làng Xuân Đỉnh) với vỉa hè rộng đến hơn 2m phủ kín bí đao đã cắt thành từng miếng nhỏ sau khi được trải một lớp nilon mỏng ngay trên cạnh những đống đất hay vật liệu xây dựng, vài chú chó chạy lung tung mặc cho mưa nắng và bụi đường cuốn lên mù mịt sau mỗi chuyến xe qua.
[indent] Trên mỗi đoạn vỉa hè là một khoảng bí, chỗ màu xanh của bí vừa được phơi, chỗ có màu trắng của bí đã phơi được vài nắng. Để bí khô đều, thỉnh thoảng lại có công nhân lật từng miếng bí. Điều đáng nói là phần lớn những người phơi bí đều đi cả dép hoặc ủng giẫm lên bí. Tay thoăn thoắt lật bí, chân lúc giẫm xuống đường, lúc giẫm lên bí như một việc đương nhiên.
Trong khi toàn xã hội nỗ lực vì thực phẩm sạch thì vẫn có nơi nhân dịp Tết sản xuất mứt theo công nghệ bẩn đến… ghê người. Mời quý vị xem những hình ảnh sau để cảnh giác hơn khi mua mứt.
Thắc mắc về vấn đề vệ sinh, và tại sao lại đem phơi bí giữa lúc trời mưa, một công nhân cho biết: “Thời gian đâu mà đem cất đi đợi trời nắng rồi mới phơi. Tết sắp đến nơi rồi, thời gian là vàng bạc. Làm được bao nhiêu là chúng tôi đem ra phơi hết. Mưa gió cũng kệ. Lấy đâu ra người mà đem ra phơi rồi lại cất vào? Với lại phơi chỉ để cho mứt trắng hơn thôi. Đây chỉ là công đoạn đầu. Đằng nào chẳng phải chế biến lại. Với nhiệt độ lên tới vài trăm độ C thì vi trùng nào sống được mà lo bẩn?”.
[/indent]
[size=1][/size]
[size=1] Nguyên liệu tập kết ngổn ngang trên đường.[/size]
[size=1][/size]
[size=1] Thùng sơn được sử dụng trong sản xuất mứt.[/size]
[size=1] Nguyên liệu tập kết ngổn ngang trên đường.[/size]
[size=1][/size]
[size=1] Thùng sơn được sử dụng trong sản xuất mứt.[/size]
[indent] Ngay sát tại cổng chào mừng với dòng chữ đỏ rực rỡ “Làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh kính chào quý khách”, một cái lán được dựng lên, trong đó gần chục người thợ đang gọt, thái bí, cà rốt. Không đồ bảo hộ lao động, dụng cụ làm việc cũng chỉ là những thiết bị thô sơ, những người thợ thoăn thoắt nạo bí, thái ra thành từng miếng. Kế bên đó là mấy chiếc bể xi măng ngâm bí đen sì, một người thợ, hai chân giẫm lên thành bể, tay cầm xẻng đảo liên tục. Nước thải lênh láng khắp lòng đường.
Do thiếu không gian sản xuất nên mọi khoảng trống trong làng, ngoài ngõ đều được tận dụng. Hai bên đường làng chật chội, người ta bày cả bếp và những dãy nồi san sát. Mặc cho bụi bặm, ruồi nhặng, tràn ra hai bên đường làng ẩm ướt vì nước vôi là những nhóm người ngồi bệt xuống đất mà gọt, thái và đóng gói mứt. Cũng không có gì là lạ khi nhìn thấy những miếng bí lẫn với vài chú ruồi chết trong các thùng phuy. Cũng do thiếu mặt bằng nên bí được phơi la liệt khắp mọi nơi, miễn là có diện tích trống, từ nóc nhà, lòng đường, hẻm ngõ…
[/indent]
[indent] Hiện tại, ở Xuân Đỉnh có 45 cơ sở hoạt động sản xuất bánh kẹo trong làng nghề, phần lớn đều có giấy phép kinh doanh. Những hộ kinh doanh thời vụ không có giấy phép nhưng vẫn thực hiện việc sản xuất như bình thường.
Không thể phủ nhận rằng nhiều cơ sở làm bánh mứt kẹo tư nhân ở Xuân Đỉnh đã chịu khó đầu tư cải tiến công nghệ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điển hình như cơ sở sản xuất nổi tiếng và lâu đời mang tên Sinh Hùng. Tại cơ sở sản xuất này, những thùng nguyên liệu ngâm các loại quả như bí đao, cà rốt, quất… được xếp cạnh nhau khá ngăn nắp, có phân chia rạch ròi các khu chế biến, đóng gói.
Tuy nhiên vẫn còn không ít hộ gia đình chưa chú trọng hoặc cố tình quên đi vấn đề này. Với cách làm của một số ít hộ dân này, không chỉ uy tín của làng nghề ngót 50 năm bị ảnh hưởng mà còn gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng đối với mứt, một món ăn không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Xuân Đỉnh là một làng làm mứt Tết thủ công lớn nhất ở khu vực miền Bắc, mứt được bán rộng rãi khắp mọi nơi. Nhưng chị Lan, một người làng thật thà: “Mứt làng bán về đâu chẳng biết. Còn mình chẳng bao giờ dám ăn”.
[size=4]Đường làng thành sân phơi[/size]
Vào làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm) vào chiều 15/1, trời mưa lép nhép. Vậy nhưng, mặc mưa, mặc gió dọc hai đường làng Xuân La, bí được phơi trắng, tràn ra giữa đường. Nhiều vũng nước, phân bò, phân trâu nằm ngay bên cạnh. Bí được phơi trên những tấm bạt mỏng, tung té ra ngoài đất…
[/indent]
[indent] Bí được trơi trắng giữa đường làng, lâu lâu lại có người dùng chân để gạt bí
Anh Hùng, một nhân công làm thêm dùng chân để đảo bí lên xuống như đảo thóc cho biết: “Nhiều nhà tháo cả những tấm bạt vẫn làm mái lợp nhà vệ sinh lâu năm xuống để phơi. Dùng bạt phơi là để lúc gom lại cho tiện chứ chẳng phải để cho sạch”.
Ngay giữa đường làng và các đường trong ngõ, nhiều bể nước như những chiếc bể sú vôi lâu ngày được dùng để rửa bí. Bí sau khi được thái mỏng, được đem rửa nhưng thật ra là được nhúng nước để bớt chất nhờn.
[/indent]
[size=1][/size]
[size=1]Bể nước rửa bí này gần cả tháng chưa hề được thay nước[/size]
[size=1]Bể nước rửa bí này gần cả tháng chưa hề được thay nước[/size]
[indent] Một điểm chế biến sát ngay biển chào “Làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh kính chào quý khách”, hai bể nước nhỏ xíu dùng để rửa hàng tấn bí, cà rốt. Theo một nhân công đứng vớt bí ở đây thì “gần cả tháng làm mứt rồi, chưa thay nước lần nào”. Người này cho biết, năm nay thế là còn sạch, các năm trước bí còn được rửa ở ngay ở con mương nhỏ giữa làng, nước đen đặc mà trâu bò vẫn dầm. Do làm đường, con mương đã bị lấp, rồi cạn nước.
[size=4]Nấu mứt cạnh nhà vệ sinh[/size]
Rẽ vào trong ngõ, vào một hộ làm mứt bí khá lớn với hơn mười người đang tích cực làm việc. Ngay cạnh một khu nhà bếp chừng 20m² tất cả từng “nhà xưởng” làm chỗ gọt bí, rửa bí, giá phơi bí, nấu bí và cả một nhà vệ sinh kiểu cũ (không dội nước). Mùi thơm của nối bí đang nấu không át nổi mùi xú uế nhà vệ sinh. Tẩt cả công nhân làm việc đều không đeo găng tay, ủng chân nhưng mặt thì phải đeo khẩu trang kín mít..
Hai chiếc nối nấu bí to đùng nằm trong cùng, sát vách với nhà vệ sinh kiểu cũ (không dội nước). Chiếc muỗng vừa dùng đảo bí xong được đặt ngay giữa nền bếp toàn là than, ướt nhẩm, sau lại đưa vào đảo. Nồi bí sôi sùng sục, không hề có nắp đậy. Lâu lâu, từng xẻng than lại được xúc đổ vào lò bay mịt mù…
[/indent]
[size=1][/size]
[size=1] Gom bí đã phơi xong lại, đi cả dép dẫm lên[/size]
[size=1] Gom bí đã phơi xong lại, đi cả dép dẫm lên[/size]
[indent] Phóng viên đưa máy ảnh ra chụp thì bác chủ nhà nhất quyết không cho, vì “Ảnh này mà lên báo thì đố còn ai dám ăn mứt…”
Bí chế biến xong được phơi ngay giữa nền gạch hoa mà chủ nhà nói là đã được lau rất sạch sẽ. Bí chỉ còn chờ khô rồi được đóng gói.
Đi dọc các ngõ trong làng, qua các xưởng thấy những lao động nữ đều tay không bốc bí vào bao bì đóng gói. Nhét thêm những gói chống ẩm không rõ nguồn gốc từ đâu nữa là xong. Các khâu hoàn tất chẳng phải qua một khâu kiểm duyệt nào cả vì lâu lâu mới có một đoàn kiểm tra đột xuất như một chủ sản xuất mứt nói.
[/indent]
[size=1][/size][size=1]
[/size][size=1]Làm mứt cà rốt[/size]
[/size][size=1]Làm mứt cà rốt[/size]
Xuân Đỉnh là một làng làm mứt Tết thủ công lớn nhất ở khu vực miền Bắc, mứt được bán rộng rãi khắp mọi nơi. Nhưng chị Lan, một người làng thật thà: “Người ta nói công nghệ sản xuất mứt đã được cải tiến để đảm bảo vệ sinh nhưng bẩn thì vẫn cứ bẩn. Mứt làng bán về đâu chẳng biết. Còn mình chẳng bao giờ dám ăn”.