Liên Trần (Theo China.com.cn)
Sự việc này đã được cô Liễu - mẹ của nhóc 9 tuổi kia đưa lên mạng để được các vị phụ huynh khác cho lời khuyên. Chuyện là một hôm sau bữa cơm tối, khi 3 người trong nhà đang định đi dạo thì con gái cô đột ngột gọi bố mẹ lại, nói là cô bé muốn họp gia đình và chính cô bé sẽ là chủ trì buổi họp đột xuất này.
“Nhị vị” phụ huynh tuy bất ngờ nhưng vẫn nghe theo cô bé.
Trước mặt bố mẹ, cô bé đã trịnh trọng đưa ra 1 tờ giấy, trên đó viết rất nhiều thứ, được xếp vào từng điều mục rất rõ ràng. “ Bố mẹ, con đã lớn rồi, những việc cá nhân đã đến lúc nên tự mình giải quyết, cũng đã đến lúc con phải làm một cái gì đó cho bố mẹ rồi. Tuy nhiên con muốn được độc lập ở mặt tài chính, con muốn tự nuôi sống bằng chính sức của mình”. Cô bé đã nói với 1 giọng điệu khá là dứt khoát.
“Con bây giờ vẫn là nhi đồng. Bố mẹ không thể thuê trẻ vị thành niên được. Vì vậy nên chúng ra sẽ làm hợp đồng lao động. Bên tuyển dụng sẽ là bố mẹ, còn bên được tuyển dụng sẽ là con”.
(Hình minh họa)
Theo như bản hợp đồng đó thì mỗi ngày cô bé sẽ massage đấm lưng cho bố mẹ, mỗi tuần tiền lương massage là 10NDT; trước mỗi bữa cơm tối sẽ phụ trách dọn cơm, mỗi tuần 10 NDT; mỗi tối sẽ tự giặt bít tất đồ nhóc, mỗi tuần 10NDT; mỗi lần kiểm tra 15 phút đạt 100 điểm sẽ được trả 5 NDT; mỗi lần kiểm tra tháng đạt 100 điểm cũng được trả 5 NDT; nếu xếp thứ nhất trong kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ thì papa mama sẽ phải trả 100 NDT.
Mẹ nhóc tỳ còn cho biết, cô bé đã yêu cầu bố mẹ làm thẻ ngân hàng cho cô, tiền lương sẽ được trả vào sáng chủ nhật mỗi tuần và bố mẹ sẽ cùng cô bé gửi tiền vào tài khoản. Cô bé nói, tiền lương sẽ được tiết kiệm để trả tiền học đại học, cô bé muốn đi học bằng chính những đồng tiền do mình kiếm ra.
Bố mẹ cô bé lúc đó đã dở khóc dở cười, nhưng suy nghĩ kỹ lại thì những điều cô bé nói cũng không phải không có lý, vì vậy nhị vị phụ huynh đã đồng ý ký vào bản hợp đồng đó. Tuy nhiên sau khi ký, họ băn khoăn rằng, không biết làm như vậy có được không?
Giáo sư Thôi Cảnh Quý, Viện trưởng viện nghiên cứu tâm lý giáo dục, Phó viện trưởng Học viện Sư phạm Kỹ thuật tỉnh Giang Tô đã phân tích chuyện này. Về hình thức thì là do cô bé muốn làm những việc nhỏ trong gia đình và muốn bố mẹ có chút phần thưởng cho mình, nên mới làm nên cái gọi là “hợp đồng”. “Hợp đồng” cũng là một cách để trẻ hình thành ý thức “nói phải làm, làm phải chịu”. Tuy nhiên, là một thành viên thì mỗi người đều phải có trách nhiệm với gia đình của mình. Trẻ em cũng vậy. Tuy còn nhỏ nhưng đã có thể giúp bố mẹ việc gia đình. Nếu đấm lưng massage cho bố mẹ mà cũng đòi tiền thì việc này rõ ràng không phù hợp. Về lâu dài, trẻ còn có thể hình thành ý thức “hưởng thụ thành quả của người khác là đương nhiên, còn nếu người khác muốn hưởng thụ cái mà mình làm thì phải trả phí”. Đây đương nhiên không phải là ý thức tốt.
Thầy giáo Dương của Trung tâm Sức khoẻ Tâm lý thanh thiếu niên thành phố Thường Châu cho biết: ở các nước phương Tây, khi trẻ em 8 tuổi đã được bố mẹ dạy cách quản lý tiền. Nếu như những bản hợp đồng tương tự như trên được bố mẹ kiểm soát tốt thì các nhóc tỳ đương nhiên sẽ phát triển theo hướng tốt. Còn nếu như bố mẹ không kiểm soát thì các nhóc tỳ sẽ coi tiền là trên
Theo kênh14.vn