[justify] [/justify]
[justify]Dẫn lời ông Đoàn Ngọc Tiến, chuyên viên dựng hình của kênh truyền hình RealTV cho biết, ông đã nghiên cứu khá kỹ đoạn clip cô gái tắm tiên ở Hồ Gươm dịp Đại lễ và khẳng định đoạn clip này không hề có một cú cắt máy nào.[/justify]
[justify]
Khu vực được cho là nơi diễn ra màn "tắm tiên" của một cô gái trong dịp Đại lễ 1.000 năm. (Ảnh: VietNamNet) |
[justify]Ông Tiến nói rõ, đoạn clip này, mặc dù quay bằng điện thoại và góc quay hơi lộn xộn nhưng động tác lia máy liên tục từ cầu Thê Húc đến đối tượng không hề bị cắt cúp. Điều này chứng tỏ tính xác thực của đoạn clip. Hơn nữa trong clip này, âm thanh cũng được ghi lại một cách chân thực, từ tiếng nói của cậu thanh niên lẫn tiếng xì xào bàn tán của mọi người.[/justify]
[justify]"Dưới góc độ của nhà chuyên môn, tôi có thể khẳng định chắc chắn clip này hoàn toàn không có sự can thiệp của công nghệ cắt ghép hay dàn dựng" - ông Tiến nói.
Clip này xuất hiện từ ngày 8/10 trên các mạng xã hội và được lan truyền đi với tốc độ chóng mặt. Được quay với chất lượng khá kém nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận ra khung cảnh mờ mờ của màn tắm tiên hồn nhiên này là cầu Thê Húc rực rỡ đèn hoa trong những ngày Đại lễ vừa qua. Dù cho dòng người chỉ trỏ, dùng máy ảnh, điện thoại quay phim chụp ảnh cô gái vẫn thản nhiên cởi bỏ trang phục và tắm như chốn không người.
Ngay sau khi clip được phát tán, PV đã hỏi rất nhiều người dân ở xung quanh khu vực Hồ Gươm, kể cả những bảo vệ cũng thừa nhận là không hề biết về sự việc này trong 10 ngày diễn ra Đại lễ.[/justify]
[justify]Ông Đào Xuân Thành - đội viên đội An ninh trật tự, thuộc Ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng khẳng định việc cô gái nào đó tắm ở Hồ Gươm được tung lên mạng là hoàn toàn không có thật.[/justify]
[justify]"Chúng tôi luôn túc trực 24/24 tại bờ Hồ trong 10 ngày Đại lễ, tất cả các trường hợp vi phạm đến trật tự xung quanh khu vực hồ Gươm đều được ghi lại vào sổ, đó là chưa kể cảnh sát khu vực, bảo vệ… nên không thể nào có sự việc động trời trên”, ông Thành nói rõ.
Ông Thành cho biết, đến sáng 12/10, khi ngồi uống nước thấy nhiều người dân xôn xao vụ có cô gái tắm khỏa thân ở Hồ Gươm, ông cùng những người trong đội mới biết và rất bất ngờ vì tin này.
Theo ông Thành, cách đây mấy tháng, có một cô gái sinh năm 1978, người dân tộc thiểu số, bị bệnh thần kinh đã tự nhảy xuống hồ Gươm để… “tắm”, nhưng sau đó đã được đưa vào trại tâm thần ở Trâu Quỳ.
“Tôi nghĩ, đây có thể được dàn dựng bằng ghép cảnh, ghép hình. Giữa thủ đô, bao nhiêu người qua lại, tham quan, còn có cả đội bảo vệ, công an… sự việc đó diễn ra lâu như thế mà không ai biết là điều không thể” - ông Thành khẳng định.[/justify]
[justify]Chị Hiệp - một thợ chụp ảnh hơn 20 năm ở hồ Gươm, khẳng định: “Trong 10 ngày diễn ra đại lễ, tôi đến Hồ Gươm từ 5h sáng đến 2h sáng hôm sau mới về nhưng cũng chẳng nghe bất cứ tin đồn nào về việc này”.[/justify]
[justify]Trả lời ngày 13/10, Trung tá Phạm Văn Thời, Phó công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) - người trực tiếp chỉ huy lực lượng tuần tra canh gác khu vực hồ Hoàn Kiếm những ngày diễn ra Đại lễ cũng phủ nhận hoàn toàn thông tin này và cho rằng không có thông báo về trường hợp cô gái "tắm tiên" hồ Hoàn Kiếm.[/justify]
[justify]Clip cô gái "tắm tiên" bên cầu Thê Húc đúng dịp Đại lễ 1000 năm gây bức xúc cho không ít cư dân mạng và nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình. Còn luồng dư luận khác thì tỏ ra nghi ngờ về độ xác thực của clip bởi sự hồn nhiên quá đà của cô gái tại nơi có mặt của hàng ngàn người trong dịp Đại lễ vừa qua.[/justify]