Chuyện shock 2010-05-12 12:33:44

Chuyện thú vị về 9 "cụ muỗm" 1.000 tuổi ở Hà Nội


[justify]Thật thú vị khi giữa thủ đô Hà Nội lại có một vườn cây có tuổi đời tới gần 1.000 năm. Đó là vườn muỗm trong khuôn viên ngôi đền Voi Phục - Thụy Khuê.

Nhắc đến đền Voi Phục, người dân thủ đô và cả nước thường chỉ biết đến ngôi đền có 2 con voi phủ phục ở cổng, trong công viên Thủ Lệ. Nhưng ít ai biết rằng, ở bên đường Thụy Khuê, thuộc quận Tây Hồ cũng có một ngôi đền mang tên Voi Phục, và cũng có 2 con voi đá phủ phục ngoài cổng. Tại ngôi đền này, vừa có một phát hiện chấn động, đó là, trong ngôi đền có một vườn cây với những cây muỗm có tuổi khoảng 700 đến 1.000 năm.[/justify]



Đền Voi Phục bên đường Thụy Khuê



[justify]Ông Nguyễn Văn Tùng, 77 tuổi, Trưởng ban quản lý di tích đền Voi Phục dẫn tôi đi dạo dưới tán những cây muỗm khổng lồ trong khuôn viên ngôi đền rộng 2.000 mét vuông này và kể những câu chuyện về ngôi đền thờ đức thánh Linh Lang. Theo ông Tùng ngôi đền đươc lập để thờ hoàng tử Linh Lang, sinh tại làng Thụy Chương (thuộc phường Thụy Khuê hiện tại) bên hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây) đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống quân ngoại xâm (1076-1077).[/justify]

[justify]Ngay sau khi Hoàng tử Linh Lang hy sinh vua truyền cho 269 làng, xã, tất cả những nơi mà ông từng ở, đóng quân, đi qua… phải lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ngài.[/justify]



Một góc vườn muỗm ngàn tuổi.



[justify]Thụy Chương là nơi sinh ra đức thánh Linh Lang, nên ngay khi ông mất, nhân dân đã xây dựng đền thờ để tưởng nhớ. Sau đó một thời gian, làng Thủ Lệ, nơi Linh Lang từng ở, cũng xây dựng một ngôi đền và cũng đặt tên là Voi Phục. Theo quy ước ngày xưa, ngôi đền nào cùng tên, cùng thờ một người, thì ngôi đền xây sau sẽ phải nhỏ hơn ngôi xây trước. Chính vì vậy, quy mô ngôi đền Voi Phục ở Thủ Lệ nhỏ hơn so với đền Voi Phục Thụy Khuê.

Thông thường, sau khi xây dựng xong đền, người ta thường trồng 9 cây xung quanh để rủ bóng che đền, tạo không gian mát mẻ, trong lành. Những cây được trồng trong đền, chùa thường là đa, bồ đề, muỗm, đại, là những loài có sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao, to lớn, tán lá rộng…

Sau khi xây dựng xong đền, dân làng đã trồng 8 cây muỗm bao quanh ngôi đền và khu vườn, một cây cạnh giếng ngọc ngay trước đền. Chuyện trồng những cây muỗm quanh ngôi đền này ra sao không được sử sách nhắc đến, vì đó là chuyện hết sức bình thường, đền chùa nào chẳng trồng cây, vừa lấy bóng mát, lại tảo vẻ thanh bình, uy nghiêm.[/justify]



Ông Nguyễn Văn Tùng bên một gốc muỗm khổng lồ.



[justify]Ông Nguyễn Văn Tùng kể, năm 1999, có một đoàn 10 người, trong đó có một người phiên dịch, một nhà khoa học của Việt Nam, còn lại là người nước ngoài tìm vào đền Voi Phục Thụy Khuê. Họ giới thiệu với ông Tùng rằng, họ là đoàn khảo sát môi trường quốc tế, sang Việt Nam để tìm hiểu về cây cổ thụ và nhờ ông tạo điều kiện để họ khảo sát. Ông Tùng đồng ý liền.

Sau trọn một ngày phỏng vấn ông Tùng, làm công tác khảo sát, đo đạc tán lá, thân cây, thậm chí, họ dùng máy khoan với cái mũi khoan trông rất lạ chọc thủng thân cây, họ đưa ra kết luận khiến ông Tùng và các cụ già trông đền… choáng váng: “Những cây muỗm trong đền có tuổi ít nhất là 700 năm, nhiều có thể đến gần 1.000 năm. Để đưa ra con số chính xác, thì phần phải nghiên cứu kỹ hơn”.
[/justify]



Vẻ đẹp thanh bình của vườn muỗm ngàn tuổi.



[justify]Một nhà khoa học bảo ông Tùng: “Tôi đọc sử sách Việt Nam thấy rằng, trong các ngôi đền của Việt Nam đều trồng 9 cây, biểu tượng cho sự trường cửu, nhưng tôi chỉ thấy trong ngôi đền này có 8 cây, còn một cây chắc bị đốn hạ, hoặc chết rồi”.

Nghe nhà khoa học kia nói vậy, ông Tùng chợt reo lên: “Còn một cây nữa ở bên kia đường”. Thế là đoàn nghiên cứu chạy theo ông Tùng sang phía bên kia đường Thụy Khuê. Hóa ra, giữa khu nhà dân cao tầng có một cây muỗm nữa bị “trói” chặt cứng bởi những bức tường. [/justify]

[justify]Theo ông Tùng, cây muỗm này được trồng cạnh giếng ngọc. Tuy nhiên, người dân lấn chiếm, đã lấp cả giếng ngọc làm nhà. Rồi cách đây mấy chục năm, con đường Thụy Khuê mở ra, xuyên qua mặt đền, nên cây muỗm đã bị con đường chia cắt khỏi khuôn viên đền. Cây muỗm này cũng có tuổi thọ tương đương 8 cây trong vườn đền, nhưng nó chỉ còn cái thân với vài cành loe hoe, vì bị người ta chặt cành xây nhà nhà lấn chiếm.[/justify]



Cụ "cụ" muỗm gần ngàn tuổi.



[justify]Anh Ngô Kim Khánh, thành viên đoàn khảo sát cây cổ thụ, thực hiện dự án xây dựng cuốn “Atlas cây cổ thụ ở Hà Nội”, cho biết, anh cũng như các cán bộ của Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), rất ngạc nhiên về tuổi thọ của những cây muỗm quanh đền Voi Phục Thụy Khuê.

Theo tìm hiểu của anh Khánh, những nhà khoa học nước ngoài từng nghiên cứu vườn muỗm trong đền Voi Phục Thụy Khuê thuộc dự án khảo sát cây xanh của Liên Hiệp Quốc. Kết luận của họ là đáng tin, vì họ có phương tiện máy móc hiện đại, chuyên nghiệp. Hiện Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường vẫn chưa có điều kiện sử dụng máy móc hiện đại để xác định tuổi của cây cổ thụ Hà Nội do thiếu kinh phí, nên mới chỉ dừng lại ở đo đạc thân, tán lá, phỏng vấn đều tra về lai lịch cây… [/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)