[/size]
[justify]Vì những chuyến bay đầu tiên trong không gian chỉ kéo dài vài phút nên người ta không cần mang theo thức ăn. Nhưng vào đầu những năm 1960, các nhà du hành vũ trụ người Mỹ đã ở trên quỹ đạo lâu hơn và có nhu cầu ăn uống. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những món ăn vũ trụ đầu tiên chẳng hấp dẫn chút nào vì đa số đều ở dạng sền sệt và được đựng trong các loại ống giống như tuýp thuốc đánh răng rồi hút qua ống hút. Ngoài ra cũng có các “cục” thức ăn khô cho những ai thích đổi vị. [/justify]
[justify] [/justify]
Nhu cầu bình thường nhưng lên đến vũ trụ lại thành phức tạp
[justify] [/justify]
[justify]Tới khoảng năm 1965, mọi chuyện bắt đầu khá hơn. Các nhà du hành vũ trụ đã có thể lựa chọn một thực đơn tương đối đa dạng, có cả cocktail, gà tây, súp kem gà hay bánh pudding. Vào thời đó, người ta làm lạnh và làm khô thức ăn bằng cách nấu chín, đông lạnh thật nhanh rồi cho vào máy vắt để loại bỏ nước. Cách làm này không giữ được mùi vị của thức ăn và khi muốn “đánh chén”, các nhà du hành vũ trụ phải xịt nước vào món mình chọn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong chương trình Apollo đưa con người lên Mặt trăng, NASA đã trang bị cho tàu vũ trụ của mình nước nóng và nhờ đó việc chuẩn bị ăn uống tiện lợi hơn. Các nhà du hành đã có dụng cụ ăn uống và không còn cảnh ăn bốc bằng tay. NASA cũng giới thiệu một số món đồ rất hữu dụng để ăn uống trong môi trường không trọng lực.[/justify]
[justify] [/justify]
Cái gì lên đây cũng rơi vào trạng thái lơ lửng vì môi trường không trọng lực
[justify] [/justify]
[justify]Không chỉ có vậy, người ta còn chế ra những túi nhỏ bằng nhựa hoặc nhôm mỏng để giữ ẩm cho thức ăn và nhờ thế, thực đơn trở nên đa dạng hơn nhiều. Thịt lợn xông khói, bánh ngô nướng, sandwich bò, bánh chocolate và cả salad cá ngừ cũng có mặt. Ngay cả một món đòi hỏi độ tươi ngon như bánh ngọt nhân hoa quả cũng được mang lên không trung.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tới giữa những năm 1970, NASA xây dựng cả một phòng ăn có bàn và từ đó các nhà du hành có thể thực sự ngồi ăn với nhau thay vì trôi nổi lung tung. Thậm chí tàu vũ trụ còn có cả tủ lạnh hiện đại, thứ mà sau này các tàu con thoi cũng không được trang bị. Menu của các nhà du hành vũ trụ có tới 72 món khác nhau và họ tha hồ thưởng thức đồ ăn nóng sốt.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khi các tàu con thoi (loại tàu vũ trụ có thể sử dụng nhiều lần) xuất hiện đầu những năm 1980, những thứ người ta ăn uống “trên trời” cũng không khác gì dưới đất. Các nhà du hành tự xây dựng thực đơn trong 7 ngày của mình bằng việc chọn giữ 74 món khác nhau và 20 loại đồ uống khác nhau. Họ có bếp với lò nướng để chuẩn bị các món.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tới năm 2006, thức ăn vũ trụ bước sang một kỷ nguyên mới khi NASA mời hẳn một đầu bếp danh tiếng chuẩn bị thực đơn. Khoai tây nghiền, món cơm nấu với jambon, xúc xích, tôm và rau cũng như bánh pudding bột mì là các món ngon giai đoạn này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngày nay, các nhà du hành vũ trụ đóng vai trò lớn trong việc chọn lựa thức ăn. 5 tháng trước mỗi chuyến hành trình, họ tới Phòng Thí nghiệm Thức ăn Không gian và tại đó, họ nếm khoảng 20 tới 30 món và chấm điểm chúng từ bề ngoài, màu sắc tới mùi vị. Theo thang điểm từ 1 tới 9, món nào có điểm trung bình từ 6 trở lên có thể góp mặt trong thực đơn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tuy nhiên, người quyết định cuối cùng là một chuyên gia dinh dưỡng vì các nhà du hành vũ trụ không thể biết chính xác họ cần bao nhiêu dưỡng chất mỗi ngày. Trên không gian, họ cần ít sắt hơn khi ở Trái Đất nhưng lại cần nhiều canxi và vitamin D.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sở dĩ như vậy vì sắt giúp tạo hồng cầu nhưng các tế bào này phát triển ít hơn khi lên vũ trụ còn canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn, nhất là khi khung xương của con người yếu đi trong tình trạng không trọng lực. [/justify]