[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Chủ nhân của vườn cây khủng là nghệ nhân Nguyễn Trọng Thành (sinh năm 1964, Hội viên Hội sinh vật cảnh Hà Nội).[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Từ lâu, giới chơi cây truyền tai về vườn cây “khủng” của Nguyễn Trọng Thành với những tác phẩm "không thể định giá bằng tiền": cây tùng la hán thế Thanh tùng Ngạo tuyết (tùng xanh khinh tuyết), cây sanh thế huynh đệ tương cố (anh em sống có nhau); phụ tử tương tùy (cha truyền con nối); mẫu tử tương thân (tình mẹ con sâu nặng); tích tụ phát lộc (cây dồn sức nảy lộc); bạch ốc xuất công khanh (nhà nghèo sinh bậc công hầu)…[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][/justify]
Ông Nguyễn Trọng Thành - chủ nhân của Kỳ viên Thành Công. |
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Sinh năm 1964, cái tuổi quá trẻ để có thể đắm chìm vào thú chơi dành cho những bậc tao nhân mặc khách, thế nhưng, các tác phẩm cây thế của Nguyễn Trọng Thành khiến nhiều nghệ nhân cao tuổi trong làng cây cảnh Việt Nam phải thán phục.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Một không gian khoáng đạt được quy hoạch để tạo thành một chốn riêng hiếm hoi giữa đất phố thị ồn ã và xô bồ. Quần thể cây cảnh, mỗi một dáng cây là một thông điệp, được phối cảnh với nhau trong một không gian riêng ấy để người xem hiểu được cốt cách, tâm thế của người chơi: khát khao được hoàn thiện chính mình.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][/justify]
Một đời cây - một đời người. |
[justify][justify] [justify][justify] [justify][justify]Cây Tùng La Hán đại thụ được cụ Lê Mỹ Cát – một nghệ nhân trên 90 tuổi, chủ tịch danh dự của Hội cây cảnh nghệ thuật Hà Nội, một lần tới chơi đã không khỏi tự thán mà đặt tên Thanh tùng ngạo tuyết cho tác phẩm này. Để có nó, Nguyễn Trọng Thành đã phải bán một ngôi nhà trên phố Lò Đúc để lấy một phần tiền để sở hữu cây quý.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Ở vị trí trung tâm kỳ viên là tiểu cảnh sơn thủy hữu tình: hai ngọn núi đá xanh nguyên khối thu nhỏ hình trụ vươn thẳng tắp, bệ đỡ là hình tượng con rùa đang quay đầu nhìn lại; kế bên, cách dòng nước là khối đá hình rồng ngẩn cao đầu ngước nhìn hai cột đá. Lối phối cảnh đầy chiều sâu; quần thể rừng tùng cổ thụ, chân thác reo, suối trong, cá lượn… Khách thưởng ngoạn như lạc bước vào chốn đào nguyên…[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Nguyễn Trọng Thành tâm sự: thú chơi cây đã ngấm vào trong máu thịt của anh. Nhưng, chơi cây không phải để thỏa mãn sở thích cá nhân, mà một chút nhỏ nhoi ấy, như là một chút đóng góp để làm đẹp Thủ đô ngàn năm văn hiến, của một tình yêu Hà Nội lặng thầm.[/justify][/justify]
[justify]
[justify]
[justify]
[justify]
[justify]
[justify]
[justify]
[justify]
|
Một không gian riêng giữa chốn ồn ào, náo nhiệt của một tình yêu Hà Nội thầm lặng - Thành Công kỳ viên. |
[/justify][/justify]
[/justify][/justify]