Mèo-đại-học đã trở thành chú miu cực hot trên internet sau khi những bức ảnh ghi lại cảnh nó đang "nghe giảng" được tung lên mạng.
Chú mèo đại học đang gật gù "nghe giảng."
Gần đây, chú mèo thường đến giảng đường đại học Peking, Trung Quốc đã vụt trở thành "ngôi sao online." Cư dân mạng thi nhau gửi ảnh nó đang chễm chệ giữa giảng đường lên vô số website lớn nhỏ. Người ta trìu mến gọi nó là chú mèo của trường đại học Peking.
Ngày /9, một dân net có tên là "fan cuồng cũ của Đại học Peking" đã viết một đoạn ngắn có tiêu đề "Chú mèo xứng được được kính nể tại Đại học Peking" lên website của trường này. Nội dung nói về chú mèo già thường xuyên có mặt tại các giảng đường của ĐH Peking và "nghe giảng" cùng với các sinh viên khác. Đôi khi nó leo lên bục giảng "đóng vai" giảng viên, lúc khác lại nằm lên bàn học để "trở thành" 1 trong những sinh viên bên dưới. Nhưng lúc nào nó cũng chăm chú lắng nghe thầy giảng bài.
Đôi khi nó leo lên bục giảng "đóng vai" giảng viên
Sinh viên trong giảng đường đều cười khi họ thấy
người chụp ảnh ghi lại hình ảnh của chú mèo đại học.
Các cư dân mạng khác sau khi đọc chủ đề này đã bật mí rằng, trước đây 5 năm (2004) đã từng có một chú mèo khác cũng "mê" giảng đường ĐH Peking. Nó cũng thường lang thang trong khuôn viên trường với cái đuôi gãy. Nó thích nằm trong giảng đường, nhìn chằm chằm vào các sinh viên và thày giáo một lúc lâu. Môn mà nó "ưa thích" là Triết học và Nghệ thuật. Nó thậm chí còn lắc nhẹ đầu khi thày giáo nói về quan điểm triết học thuộc chủ nghĩa tiên nghiệm (*) của Henry David Thoreau.
Đó, các tình yêu thấy chưa? Mèo còn "ham đi học" đến thế thì chúng mình cũng nên chăm chỉ học hành nhiều hơn. Lẽ nào chúng ta lại chịu thua 2… con mèo.
Chú thích: Quan điểm triết học của Henry David Thoreau: "Tháng 3-1845, nhà triết học Henry D.Thoreau một thân một mình với cây rìu mượn được bỏ vào khu núi rừng bên cạnh hồ Walden - nơi không có người cư trú, tự đốn cây và dựng một cái cốc bên hồ. Hơn hai năm sống cạnh bờ hồ hoang vắng này, Henry D.Thoreau đã tự nuôi sống mình bằng cách trồng đậu, khoai tây, củ cải, ngô chung quanh cốc của mình. Ông cho rằng ông đã tìm ra một lối sống lý tưởng từ sau khi sống ở nơi này.
Hồ Walden không chỉ là nơi dừng chân mà còn là quê hương tinh thần của Henry D.Thoreau. Nơi đây ông có thời gian để quan sát, lắng nghe, cảm thụ và trầm tư, "nơi đây ông cất giữ một trân châu và mài dũa nó cho đến khi hoàn mỹ". Chính vì thế Walden được đánh giá là một quyển sách trí tuệ mang lại sự yên tĩnh cho tâm hồn người đọc.
Có nhiều người cho rằng ông yếm thế, thích cuộc sống cô độc nhưng thật sự đến với hồ Walden không phải là ông xa lánh thế gian này, không phải là ẩn cư, ông đã có một cuộc sống rất vị nhân sinh.
Henry D.Thoreau với quyển Hồ Walden đã đạt được tư tưởng triết học thuộc chủ nghĩa tiên nghiệm, tác phẩm còn là một kim chỉ nam dẫn dắt con người tìm đến được sự an bình, thanh thản trong lòng, xóa tan mọi muộn phiền của cuộc sống." (trích dẫn theo NXB Kim Đồng).