[justify][size=3]Anh Ngô Mạnh Thắng (28 tuổi, Hà Nội) được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng "cậu nhỏ" sưng to, thâm tím, bụng đau… Nguyên nhân người nhà đưa ra là do anh không tiểu tiện được. Nhưng qua thăm khám bác sĩ biết nguyên nhân là do anh bị gẫy dương vật, chèn ép vào niệu đạo gây bí tiểu.[/size][/justify]
[justify][size=3] [/size][/justify]
[justify][size=3]Các bác sĩ đã phải phẫu thuật cấp cứu, làm thoát đường tiểu, lấy máu tụ và khâu lại chỗ rách giúp anh Thắng. Sau cơn nguy khốn, anh Thắng mới thật thà kể lại: Đêm đó, để giúp vợ thỏa mãn, anh đã để vợ "ở trên". Do vợ "quá mạnh" "giã nhanh" nên trượt, khiến cậu nhỏ của anh bị gẫy.
BS Nguyễn Bá Hưng, phòng khám Nam khoa, Viện Ánh sáng và Phát triển cộng đồng cho biết, cũng may anh Thắng đến viện sớm nếu không có thể vỡ bàng quang, máu tụ lâu có thể dẫn tới cong vẹo, hoại tử… làm mất chức năng quan hệ. Thực tế, gẫy dương vật nghe có vẻ lạ lẫm vì "chỗ đó" chẳng có xương nhưng nó vẫn xảy ra, riêng bác sĩ đã xử lý cho hai trường hợp bị gẫy như vậy.
Theo BS Nguyễn Bá Hưng, "cậu nhỏ" chỉ có thể bị gẫy khi đang cương cứng. Nguyên do dương vật được cấu tạo chủ yếu bởi 2 cái ống (gọi là thể hang). Một ống là 1 bao xơ bên trong rỗng chứa máu. Khi máu được bơm tới căng đầy ống làm ống căng cứng và do đó, dương vật cương cứng. Khi máu chảy đi khỏi ống thì ống xẹp xuống nên dương vật hết cương, xìu. Khi dương vật đang cương thẳng mà nó đột ngột bị bẻ gập thì bao xơ của ống có thể bị rách.
Điều này gây đau và do máu thoát qua chỗ rách của bao, nên dương vật trở nên mềm, sưng to và tím. Đó là chứng gãy dương vật. Gẫy "cậu ấm" là một cấp cứu ngoại khoa cần phải đến viện ngay để phẫu thuật. Sau mổ, "cậu nhỏ" sẽ trở lại bình thường, không để lại di chứng gì về tiểu tiện hay chuyện con cái.
Nếu không mổ ngay, "nó" cũng có thể từ từ hết tím, hết sưng to sau nhiều ngày, nhiều tuần lễ nhưng để lại di chứng quẹo gập góc nặng dương vật, làm cho bệnh nhân không thể giao hợp được. Việc sửa lại di chứng quẹo dương vật phức tạp hơn và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Cũng có trường hợp máu chảy lâu không thoát dẫn tới hoại tử hay không tiểu tiện được, gây nguy hiểm cho tính mạng.[/size][/justify]